5. Kết cấu của đề tài
2.2.5 Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động
Dưới đây là bảng phân tích các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 (Bảng 2.9)
Bảng 2.9 Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu Vòng quay HTK Số ngày của vòng quay HTK Kỳ thu tiền bình quân Vòng quay vốn lưu động Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay khoản phải thu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Số vòng quay hàng tồn kho qua các năm từ 2018-2020 có xu hướng thay đổi không đều. Số vòng quay hàng tồn kho trong năm 2018 là 13,22 vòng, năm 2019 số vòng quay này giảm xuống 1.62 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm 12,15%. Số vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho tăng lên là 31,5 ngày/vòng, cho thấy hàng tồn kho của Công ty có hiện tượng bị ứ đọng, điều này ảnh hưởng lớn đến Công ty. Đến năm 2020, số vòng quay hàng tồn kho có sự tăng lên là 0,55 vòng tương ứng tăng với tỷ lệ 4,74%. Số vòng quay hàng tồn kho tăng lên làm cho số ngày 1 vòng quay hàng tòn kho giảm xuống là 30 ngày/vòng. Điều này cho thấy Công ty đã kiểm soát được vấn đề hàng tồn kho, hàng hóa ứ đọng đã dần được khắc phục, cho thấy dấu hiệu tích cực.
Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: Năm 2019, vòng quay khoản phải thu là 13,08 vòng, tăng lên 1,55 vòng tương ứng tăng 13,4% so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2019, doanh thu thuần của công ty cũng có xu hướng tăng. Điều này làm cho kỳ thu tiền bình quân năm 2019 giảm xuống 4 ngày, ứng với tỷ lệ giảm là 12,5%. Đến năm 2020, vòng quay khoản phải thu giảm xuống khoảng 56% so với năm 2019. Theo đó, kỳ thu tiền bình quân trong năm này tăng lên 36 ngày ứng với tỷ lệ tăng là 128,6% so với năm 2019. Kỳ thu tiền bình quân năm 2019 là 28 ngày, năm 2020 là 64 ngày, tức là năm 2019 công ty cần trung bình 28 ngày để thu hết các khoản phải thu, còn năm 2020 mất 64 ngày mới thu được. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với công ty. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty năm 2020 giảm xuống 3,14% so với năm 2019 kéo theo là số vòng quay các khoản phải thu giảm và kỳ thu tiền bình quân tăng lên. Vì vậy, công ty cần có những giải pháp để thu được tiền sớm, tránh bị chiếm dụng vốn từ khách hàng.
Vòng quay vốn lưu động năm 2018 là 6,580 vòng, tức là cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra 6,580 đồng doanh thu thuần. Năm 2019, con số này giảm xuống còn 3,809 vòng, giảm 2,771 vòng tương ứng giảm khoảng 42% so với năm 2018, có nghĩa là 1 đồng vốn lưu động chỉ tạo ra 3,809 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này giảm tiếp trong năm 2020, giảm khoảng 6,23% so với năm 2019. Như vậy ta thấy số vòng quay vốn lưu động của công ty là chưa cao, hơn nữa lại có xu hướng giảm xuống qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu, số vòng quay các khoản phải thu giảm mạnh trong năm 2020 dẫn đến vòng quay vốn lưu động giảm xuống.
Vòng quay toàn bộ vốn năm 2019 là 0,493 vòng, giảm xuống khoảng 1% so với năm 2018, tức là cứ 1 đồng vốn bỏ ra cho hoạt động kinh doanh thi chỉ thu lại được 0,493 đồng doanh thu. Điều này là không tốt, cho thấy công ty sử dụng đồng vốn chưa hiệu quả. Đến năm 2020, chỉ tiêu này tăng lên là 0,495 vòng, tăng khoảng 0,4%. Đây là dấu hiệu tốt nhưng con số này vẫn là quá thấp,
công ty cần tận dụng hơn nữa nguồn vốn vào kinh doanh, sử dụng một cách hợp lý để đem lại hiệu quả cao.