5. Kết cấu của đề tài
3.2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bên cạnh đó, quản lý và sử dụng nguồn vốn lưu động cũng rất quan trọng, công ty dù có lợi nhuận cao nhưng nếu sử dụng nguồn vốn này không tốt sẽ gây ra các khó khăn về vấn đề tài chính. Vì vậy cần có những giải pháp để quản lý tốt nguồn vốn trên.
Quản lý các khoản phải thu:
Thứ nhất, muốn quản lý tốt các khoản phải thu thì công ty cần năm được tình hình tài chính của khách hàng để xác định mức độ và thời gian cho nợ, tránh tình trạng khách hàng nợ quá hạn, khó đòi, giảm chiếm dụng vốn của
công ty, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Để làm được điều đó, công ty cần có đội ngũ lãnh đạo chuyên môn để phân tích, tìm hiểu năng lực tài chính của khách hàng đồng thời theo dõi, đưa ra quy trình thu hồi các khoản nợ đúng hạn.
Thứ hai, khi nắm được thông tin của khách hàng rồi thì nên phân loại vào các nhóm khác nhau để tiện quản lý đồng thời đưa ra các chính sách tín dụng thương mại khác nhau.
Thứ ba, công ty nên sử dụng chính sách tín dụng linh hoạt với khách hàng. Có thể đưa ra các chính sách chiết khấu cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn.
Cuối cùng, công ty nên đưa ra bản hợp đồng trong thanh toán với các điều khoản như thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán, trách nhiệm của hai bên,… có tính pháp lý để đảm bảo khách hàng thanh toán đúng hạn và giải quyết khi có mâu thuẫn xảy ra.
Quản lý hàng tồn kho:
Quản lý hàng tồn kho đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Quản lý tốt vấn đề hàng tồn kho ở mức hợp lý để vừa đảm bảo nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo chi phí hàng tồn kho cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Thứ nhất, công ty nên có chính sách mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, cần nghiên cứu thị trường để năm bắt nhu cầu, phục vụ và đáp ứng được nhu cầu, tạo niềm tin cho khách hàng.
Thứ hai, nên thực hiện kê khai thường xuyên nhằm theo dõi sản phẩm sau mỗi lần xuất kho để bán so với giá trị sổ sách để phát hiện sai phạm kịp thời. Bên cạnh đó cũng tránh tình trạng sản phẩm hư hỏng, mất mát. Qua đó, hiện tượng ứ đọng sẽ giảm đi, tiết kiệm được chi phí lưu kho.
Cuối cùng, cần theo dõi biến động của thị trường để dữ trự nguồn hàng cần thiết. Bên cạnh đó lập quỹ dự phòng để trích lập dự phòng hợp lý, tránh xảy ra các rủi ro.
3.2.5 Tiếp tục nâng cao khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2018-2020 là tương đối tốt. Tuy nhiên khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty chưa thực sự ổn định. Các khoản nợ ngắn hạn này nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ gây rủi ro cho công ty về tài chính, thậm chí là phá sản. Vì vậy, công ty cần có chính sách quản lý tài sản ngắn hạn một cách hợp lý.
Thứ nhất, công ty phải đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để khi đến hạn có thể thanh toán các khoản nợ.
Thứ hai, công ty nên có các tài sản ngắn hạn dữ trữ có tính thanh khoản cao để khi cần thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với cơ quan Nhà nước
Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích đầu tư mở rộng, chính sách vay vốn, thuế, hỗ trợ và tạo điều kiện trong nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, công nghệ hiện đại để công ty nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm.
Hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật để tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, công ty.
3.3.2 Đối với công ty
Thứ nhất, công ty cần quan tâm hơn đến vấn đề sử dụng vốn, chi phí, tránh gây tình trạng lãng phí, sử dụng không hợp lý, không có hiệu quả gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, công ty nên tăng cường rà soát chặt chẽ hàng tồn kho, các khoản phải thu, tránh hiện tượng hàng tồn kho quá nhiều, làm gia tăng chi phí cũng
như các hiện tượng bị khách hàng chiếm dụng vốn, gây khó khăn cho công ty trong việc thu hồi vốn.
Thứ ba, nên nâng cấp cũng như sử dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ tư, cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường hơn, cập nhất xu thế hiện đại trong ngành may mặc.
KẾT LUẬN
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc cần thiết và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, để khẳng định rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình có hiệu quả thì cần phân tích các chỉ số, các yếu tố tác động tới nó. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề, cạnh tranh với từng đối thủ thì việc phân tích các chỉ số tác động tới hiệu quả kinh doanh lại càng quan trọng hơn.
Khoảng thời gian thực tập tại công ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa cùng với việc nghiên cứu lý luận, tiến hành phân tích các chỉ số tác động đến hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty, em đã hoàn thành bài khóa luận của mình với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
công ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa”. Khóa luận về cơ bản đã hệ thống
được cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, tiến hành phân tích các chỉ tiêu tác động tới hiệu quả kinh doanh để qua đó đánh giá được thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020, những tồn tại và hạn chế trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, em đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Trong quá trình làm khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em hy vọng sẽ nhận được những góp ý để em hoàn thiện bài khóa luận tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa, Phòng Kế toán, Báo cáo tài chính năm 2018.
2. Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa, Phòng Kế toán, Báo cáo tài chính năm 2019.
3. Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa, Phòng Kế toán, Báo cáo tài chính năm 2020.
4. Lê Thị Kim Phụng (2016), "Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thiên Nam", Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quy Nhơn.
5. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Lưu Thị Hương, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2014.
6. Nguyễn Văn Minh (2018), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Phượng”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Dân Lập Hải Phòng.
7. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015). “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính.
8. Giáo trình Quản trị kinh doanh, chủ biên GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2012.
9. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2017), Giáo trình Quản trị kinh doanh (Tập I), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. Phạm Tuấn Anh (2018), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu HFC”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Dân lập Hải Phòng.
11. Văn Thị Thu Sương (2019), “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dệt-May Huế”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế. 12. Website: tiensonaus.com
13. https://finance.vietstock.vn/AAT/tai-chinh.htm, chỉ số ngành niêm yết trên sàn chứng khoán.