5. Kết cấu của đề tài
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Vốn:
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp cần có một số vốn nhất định, nó quyết định trực tiếp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn đó có thể là vốn chủ sở hữu, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay hay là vốn huy động từ phát hành cổ phiếu.
Nhân lực:
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì con người đóng vai trò là yếu tố chủ lực, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chính người lao động sáng tạo ra công nghệ mới, đưa vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trình độ, tay nghề của người lao động cao sẽ tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội đồng thời cũng làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến nhiều và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, xã hội ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động phải được trang bị các kiến thức khoa học, kỹ thuật. Điều này càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng lao động trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ quản trị doanh nghiệp:
Quản trị doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đầu tiên, quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc đưa ra chiến lược, mục tiêu cụ thể. Chiến lược kinh doanh là nhân tố quan trọng, đưa ra định hướng các hoạt động trong doanh nghiệp. Trên cơ sở chiến lược, mục tiêu kinh doanh đã đề ra để từ đó xây dựng các phương án kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện các kế hoạch cũng như đánh giá, điều chính các kế hoạch đó. Nếu trình độ quản trị doanh nghiệp không tốt, hoạt động của
những người đứng đầu không hiệu quả, chặt chẽ và thiếu năng lực, tinh thần trách nhiệm không cao sẽ dẫn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không cao và doanh nghiệp sẽ không bao giờ phát triển được.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định. Hơn thế nữa, đây còn là yếu tố giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, nếu khả năng tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì các hoạt động của doanh nghiệp sẽ không ổn định, hơn nữa cũng không có điều kiện để đầu tư, đổi mới công nghệ. Do đó sẽ không nâng cao được chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh doanh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố hữu hình quan trọng phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể thấy rõ như nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, cửa hàng nằm trong khu vực có mật độ dân cư đông đúc, thu nhập về tiêu dùng của người dân cao, giao thông thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế và hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả.
Trình độ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm. Nếu một doanh nghiệp có lực lượng lao động có trình độ và máy móc, thiết bị hiện đại thì chắc chắn chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả kinh doanh cao. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp vẫn cứ mãi sử dụng những thiết bị lạc hậu dẫn tới sản xuất lạc hậu, sản phẩm không được cải tiến và không nâng cao được hiệu quả kinh doanh.
Văn hóa doanh nghiệp:
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có những nội quy, văn hóa riêng để hình thành nên một nền văn hóa chung trong doanh nghiệp của mình. Đó có thể là bầu không khi, tình cảm, mối quan hệ, những giờ hoạt động giao lưu, ý thức trách nhiệm và tinh thần phối hợp, giúp đỡ nhau trong công việc. Môi trường văn hóa có ý nghĩa đặc biệt tác động đến người lao động. Những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thường là những doanh nghiệp chú trọng đến văn hóa, xây dựng văn hóa riêng so với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã đề ra của doanh nghiệp. Bởi vậy, hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc lớn vào môi trường văn hóa doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN SƠN THANH HÓA