Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tiên sơn thanh hóa (Trang 35 - 39)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường vĩ mô:

- Môi trường chính trị pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật liên quan mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh. Một môi trường chính trị - pháp luật ổn định là cơ hội để phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Đó có thể là các văn bản luật, các quy định cho các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất, kinh doanh gì, làm như thế nào, cung cấp cho ai, nguồn lấy ở đâu… Tất cả đều phải căn cứ theo các quy định của pháp luật. Sự thay đổi của môi trường chính trị - pháp luật có thể kìm hãm hoặc khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tác động đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp như chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức thuế xuất nhập khẩu và hạn chế của chính sách thương mại điện tử. Tóm lại, môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn trong việc nâng cao hiệu kinh sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

- Môi trường văn hóa - xã hội

Mỗi quốc gia, đất nước đều có những nét văn hóa riêng biệt, những giá trị văn hóa tạo nên một xã hội phát triển. Trình độ văn hóa cũng ảnh hưởng tới khả năng đào tạo chất lượng về chuyên môn cũng như khả năng tiếp thu các kiến thức của người lao động. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh những yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội cũng tác động tới doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến nó. Những yếu tố như thu nhập, lối sống, các quan điểm về thẩm mỹ, tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong tục, tập quán tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Xã hội không có tình trạng thất nghiệp thì tất nhiên bản thân người lao động cũng sẽ có nhiều lựa chọn, cơ hội việc làm hơn. Khi đó doanh nghiệp có thể phải bỏ ra chi phí cao hơn để thuê lao động, điều đó dẫn đến giảm hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu tình trạng thất nghiệp cao sẽ gây ra nhiều vấn đề. Doanh nghiệp sẽ giảm bớt được chi phí về lao động và làm tăng được hiệu quả kinh doanh của mình. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều các vấn đề, tệ nạn sinh ra vì khi người lao động không có việc làm sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm, các tệ nạn như trộm cắp, gây mất trật tự an ninh xã hội và dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có vai trò quan trọng, quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất cho vay của ngân hàng là những nhân tố trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách về phát triển, đầu tư và phát triển của kinh tế nhà nước tác động mãnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định dẫn đến thu nhập của người dân tăng lên và dẫn đến nhu cầu cao về sức mua hàng hóa. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển đi lên đồng thời giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Tỷ giá hối đoái: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở như hiện nay thì yếu tố này tác động sâu sắc đến doanh nghiệp. Nếu đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu dẫn đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp sẽ không thể phát để mở rộng thị trường. Ngược lại, nếu đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng mạnh, cơ hội kinh doanh để mở rộng, phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp cao.

Lạm phát: Nếu xảy ra lạm phát cao thì các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào kinh doanh, tái sản xuất, mở rộng đầu tư kinh doanh vì họ sợ sẽ không đảm bảo về mặt tài sản, không có khả năng thu hồi vốn nếu đẩy mạnh đầu tư. Ngược lại, nếu lạm phát được giữ ở mức hợp lý sẽ tạo điều kiện doanh nghiệp mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng

Các điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,… ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, ảnh hưởng đến mặt hàng kinh doanh, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong từng khu vực.

Các vấn đề về môi trường như ô nhiễm, xử lý các chất thải… đều tác động đến chi phí kinh doanh cũng như tác động mạnh đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch sẽ giảm được chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng nhu sự phát triển của các doanh nghiệp. Cơ sở đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc,… ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường vi mô:

- Sản phẩm thay thế

Trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc có những sản phẩm thay thế, sản phẩm mới. Việc đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Vì vậy mà đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu những sản phẩm với mẫu mã mới, cải tiến hơn để cạnh tranh trên thị trường cũng như đem lại lợi nhuận cao, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

- Đối thủ cạnh tranh

Là một doanh nghiệp kinh doanh, dù là trên đoạn thị trường nhỏ thì doanh nghiệp không thể tránh khỏi các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh sẽ có những sản phẩm tương tự hoặc có những sản phẩm thay thế để cạnh tranh với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra cho mình những chiến lược, hướng đi, các chính sách marketing để tạo ra nét riêng để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên nền kinh tế thị trường như hiện nay.

- Khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng, là thị trường của doanh nghiệp, chi phối đến hoạt động marketing cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng là nhân tố chịu sự tác động của giá cả, chất lượng, thu nhập, thói quen tiêu dùng. Nếu kinh doanh phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tạo ra doanh thu lớn thì hiệu quả kinh doanh sẽ là tốt. Vì vậy, doanh

nghiệp cần quan tâm đến nhân tố này để có những chiến lược đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tiên sơn thanh hóa (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w