5. Kết cấu của đề tài
1.2.7 Phân tích Dupont
Trong phân tích tài chính, mô hình Dupont được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chi tiêu tài chính, giúp doanh nghiệp có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu, cụ thể là chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn (ROE), từ đó giúp doanh nghiệp có những hướng đi, quyết định kinh doanh đúng đắn. Đây là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp. Nó cho biết mức lợi nhuận thu về được sau khi bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của các chủ sỏ hữu. Về mặt lý thuyết, chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp là có hiệu quả. Hơn nữa, những doanh nghiệp có chỉ tiêu này càng cao thì giá cố phiếu càng cao trên thị trường và thường được các nhà đầu tư ưu tiên hơn. Vì
vậy, tất cả các doanh nghiệp đều có mục tiêu chung là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, cụ thể là làm gia tăng chỉ số ROE. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tập trung để phân tích các yếu tố tác động đến ROE để làm thay đổi giá trị của nó theo hướng tích cực.
Phân tích theo mô hình Dupont 3 bước:
Mô hình Dupont 3 bước được cấu thành bởi 3 yếu tố chính. Thứ nhất là lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, phản ánh việc quản lý chi phí và doanh thu của doanh nghiệp. Thứ hai là vòng quay tài sản, phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp, có hợp lý không. Cuối cùng là hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Lưu Thị Hương, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2014” ta có công thức mở rộng như sau:
ROE =
Hay ROE = Hệ số lợi nhuận ròng × Hiệu suất sử dụng TS × Hệ số đòn bẩy tài chính
Phân tích theo mô hình Dupont 5 bước:
Đây là mô hình mở rộng hơn từ mô hình Dupont 3 bước ở trên. Mô hình này được cấu thành dựa trên 5 yếu tố chính. Thứ nhất là gánh nặng về thuế, nó đo lường mức độ thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải trả. Thứ hai là gánh nặng về lãi vay, thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế (EBT) với lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Hệ số gánh nặng lãi vay này nhỏ hơn 1 và càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao, có nguồn vốn sở hữu khá mạnh. Thứ ba là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên doanh thu thuần, cho thấy doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận như thế nào từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động này cho biết cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số này càng cao càng tốt vì nó chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chi phí có hiệu quả hay không, doanh thu tăng như thế nào từ đó cho thấy doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả không. Thứ tư là vòng quay tài sản, nó cho biết doanh nghiệp sử dụng tài sản có hợp lý không. Cuối cùng là hệ số đòn bẩy tài chính, phản ánh mức độ hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh. Theo “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Lưu Thị Hương, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2014” ta có công thức mở rộng:
Lợi nhuận sau thuế
ROE = Vốn chủ sở hữu BQ
×
EBIT Doanh thu thuần
Hay ROE = Gánh nặng thuế × Gánh nặng lãi vay ×Biên lợi nhuận hoạt động × Hiệu suất sử dụng TS × Hệ số đòn bẩy tài chính