Thực trạng về năng lực tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và đầu tư k l e v e (Trang 62 - 66)

6. Kết cấu khóa luận

2.2.2. Thực trạng về năng lực tài chính của công ty

Thực trạng tài chính là yếu tố cơ bản nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Công ty phải đảm bảo việc làm cho người lao động và đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty được liên tục công công ty phải nỗ lực rất nhiều và không ngừng tìm kiếm khách hàng. Tất cả các lí do trên đòi hỏi công ty phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh thì mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn thực tế đảm bảo đủ các sản phẩm, trái cây phục vụ cho khách hàng, từ đó nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của công ty.

Năng lực tài chính của công ty thể hiện ở các tiêu chí cụ thể như sau :

Bảng 2. 1. Bảng cân đối kế toán của K.L.E.V.E giai đoạn 2018 -2020

STT CHỈ TIÊU

A. TÀI SẢN

I Tài sản ngắn hạn

1 Tiền và các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn

2 Các khoản phải thu ngắn

hạn

3 Tài sản ngắng hạn khác

II Tài sản dài hạn

1 Tài sản cố định

2 Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn

3 Các tài sản dài hạn khác

I Nợ phải trả 1 Nợ ngắn hạn Trong đó : vay và nợ ngắn hạn 2 Nợ dài hạn II Vốn chủ sở hữu 1 Nguồn vốn - Quý

2 Nguồn kinh phí và quỹ

khác

Qua số liệu ở bàng 2.1 cho thấy : Về tài sản :

Quy mô tài chính của công ty có xu hướngg ngày càng tăng với tỷ lện rất lớn, cụ thể năm 2020 có sự tăng trưởng cao so với năm 2019 với giá trị tăng tuyệt đối là hơn 785.802.371 đồng ( tăng 108,3%), so với năm 2018 tăng hơn 1.040.687.710 đồng ( tăng 221,2%)

Nhìn chung quy mô tài chính của công ty từ 2018 – 2020 tăng chủ yếu là từ các khoản phải thu ngắn hạn còn tồn đọng rất lớn từ 227.545.621 đồng vào năm 2018 tăng lên 668.138.399 đông vào năm 2020 ( tăng 193,7 % ), điều này sẽ ảnh hưởng rất lơn đến khả năng thanh toán của công ty.

Tài sản cố định năm 2020 tăng so với năm 2019 là 121.335.114 đồng ( tăng 56,91% ), so với năm 2018 tăng 228.848.917 đồng ( tăng 216,35%), việc công ty đầu tư thêm tủ bảo quản sẽ tạo điều kiện cho việc đảm bảo chất lượng trái cây

Các khoản đầu tư tài chính năm 2020 tăng 224.549.711 đồng so với năm 2018( tăng 507,45% ) đây là khoản vốn công ty đã góp vào công ty chuyên kinh doanh sản phẩm, nhằm giúp công ty chủ động nguồn cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng cho khách hàng.

Về nguồn vốn:

Nợ phải trả năm 2020 tăng 260.023.217 đồng ( tăng 46,87% ) so với năm 2019 và tăng 467.889.217 đồng ( tăng 134,89% ) so với năm 2018. Nợ phải trả tăng chủ yếu là các khoản nợ công ty đã chiếm dụng của các đối tác nhưng chưa đến hạn thanh toán và công ty vay ngân hàng để bổ sung vốn lưu động để đẩy nhanh tiến độ nhập các sản phẩm.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng 525.779.153 đồng so với năm 2018. Nguồn vốn tăng chủ yếu là do lợi nhuận của phân phối đem lại.

Khả năng tài chính tự có, khả năng thanh toán nhanh.

Thông qua bảng tính các chỉ tiêu tài chính chủ yếu sẽ hiểu hơn về khả năng tài chính tự có, khả năng thanh toán nhanh của công ty :

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty giai đoạn 2018 – 2020

STT Chỉ tiêu

1 Cơ cấu vốn :

Tài sản cố định / tổng tài sản Tài sản lưu động / tổng tài sản

2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /

nguồn vốn chủ sở hữu

3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /

doanh thu thuần

4 Khả năng thanh toán hiện thời

5 Khả năng thanh toán nhanh

6 Vòng quay vốn lưu động

7 Tỷ số nợ

8 Tỷ số tự tài trợ

9 Tỷ suất sự tài trợ TSCĐ

Qua số liệu ở bảng 2.2 cho thấy :

Cơ cấu vốn cho tài sản cố định chưa ổn định. Cụ thể năm 2018 chiếm tỷ lệ 22,49% so với tổng tài sản, năm 2019 chiếm tỷ lệ 29,41% so với tổng tài sản, năm 2020 tỷ lệ này giảm chỉ còn chiếm 22,81% so với tổng tài sản. Trong khi đó cơ cấu vốn cho tài sản lưu động ngày càng có xu hướng giảm, cụ thể năm 2018 chiếm 64,25% tổng tài sản, năm 2019 giảm còn 58,15% so với tổng tài sản và năm 2020 giảm còn 55,63% so với tổng tài sản.

Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận từ năm 2018 – 2019 tăng 20,7% ( năm 2018 đạt 26,05% , năm 2019 đạt 46,75% ). Tới năm 2020 tỷ suất tăng là 50,2 % , điều này cho thấy việc đầu tư kinh doanh của công ty trong năm 2020 đạt được hiệu quả.

Một số chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn 2018 – 2020 như khả năng thanh toán hiện thời, tỷ số tự tài trợ hay tỷ số tự tài trợ TSCĐ đều có xu hướng tăng. Cụ thể khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2020 đạt 1,39 lần, so với một số đối thủ trên địa bàn TP.Hà Nội thì con số này khá cao. Nhưng xét về cơ cấu vốn, tỷ suất lợi nhuận chưa thực sự ổn định.

Khả năng huy động vốn của công ty

Qua bảng 2.2 ta thấy khả năng thanh toán của công ty tăng đều qua các năm, tỷ số có xu hướng giảm chứng tỏ công tác thu hồi vốn của công ty khá tốt. Điều này có tác động tích cực tới khả năng vay vốn của công ty. Hiện nay công ty chủ yếu vay vốn qua cá ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội nên các chỉ tiêu này sẽ góp phần tích cực vào việc huy động vốn qua các kênh được thuận lợi hơn.

Tóm lại sau khi phân tích về thực trạng năng lực tài chinh của công ty K.L.E.V.E ta nhận thấy : Hoạt động của công ty từng bước đi vào ổn định và có hiệu quả năm sau luôn cao hơn năm trước. Đây chính là tín hiệu tốt cho bức tranh tài chính của công ty trong việc thanh toán nợ. Chứng tỏ công ty không quá phụ thuộc nhiều vào acsc tổ chức tín dụng bên ngoài và ngày càng chủ động hơn về nguồn vốn. Do đó công ty sẽ bớt gặp rủi ro hơn trong quá trình hoạt độn kinh doanh. Hơn nữa công tác thi hồi vốn của công ty khá tốt nên sẽ có tác động tích cực tới khả năng vay vốn của công ty. Nhưng khả năng thanh toán của công ty còn thấp bởi công ty chưa có các biện pháp quản lý hữu hiệu làm tăng nhanh vòn quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và đầu tư k l e v e (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w