Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và đầu tư k l e v e (Trang 73 - 76)

6. Kết cấu khóa luận

2.2.8. Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp

Thương hiệu là giá trị cốt lõi, tạo nên linh hồn của thương hiệu và sự khác biệt về giá trị của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu nghĩa là tạo dựng một hình ảnh ra bên ngoài doanh nghiệp, nhưng thương hiệu không chỉ đơn giản là cách đặt tên hay biểu tượng logo. Xây dựng và quảng bá thương hiệu không đơn giản và chỉ thu hẹp trong hoạt động bỏ tiền thuê thiết kế logo ấn tượng, tăng cường quảng cáo và lạm dụng truyền thông, không trung thực về thành phần, công dụng sản phẩm; quảng cáo bỏ sót thông tin theo kiểu “mập mờ”, cũng như các chiêu trò quảng cáo sản phẩm quá mức và thiếu thẩm mỹ thì khó làm nên thương hiệu bền vững.

Xây dựng thương hiệu đã khó, giữ vững được thương hiệu càng khó hơn.

Thương hiệu là kết quả hội tụ của toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm, sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược kinh doanh, đạo đức kinh doanh, phong cách ứng xử với khách hàng và trách nhiệm xã hội của DN. Thương hiệu là niềm tự hào và là tài sản lớn, đại diện cho giá trị và văn hóa doanh nghiệp (VHDN), mang lại tinh thần cho đội ngũ nhân viên, nền tảng bảo đảm cho DN cạnh tranh thành công và phát triển trong tương lai.

Thương hiệu là vô hình, nhưng lại tạo ra những lợi ích bền vững cho DN. Giá trị của thương hiệu và giá trị VHDN là to lớn, nhưng khó đo lường và dễ mất đi. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu cung cấp những trải nghiệm nhất quán cho người tiêu dùng trong dài hạn. Đặc biệt, khách hàng sễ mất tin tưởng vào thương hiệu khi những nhân viên và hành vi với danh nghĩa thương hiệu gây cho họ các ấn tượng xấu. Bởi vậy, đầu tư phát triển VHDN gắn với xây dựng và quảng bá, bảo vệ thương hiệu là việc làm thường xuyên và tinh tế, cả vĩ mô và vi mô trong toàn bộ đời sống và phát triển của DN.

VHDN là nền tảng quyết định sự phát triển bền vững của từng DN và của cả nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của DN, mà còn là tài sản của quốc gia. Việc phát triển VHDN gắn với xây dựng thương hiệu của mỗi DN là một quá trình, trong đó, DN vừa coi trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm và tăng tiện ích cho khách hàng, vừa quan tâm xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình.

VHDN làm nên thương hiệu và quyết định sự thành bại của mỗi DN. Phát triển VHDN gắn với xây dựng thương hiệu DN luôn đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ và đề cao đạo đức doanh nhân. Khi DN chỉ vì lợi nhuận, chú trọng đến kết quả kinh doanh trước mắt, mà không quan tâm đến hình ảnh và bất chấp đạo đức kinh

doanh, quyền lợi khách hàng thì dù là thương hiệu lâu năm và nổi tiêng trên thị trường, có vẻ bề ngoài thành công trong kinh doanh hay hoạt động đối ngoại cũng sớm muộn thất tín và phá sản...

Để phát triển VHDN gắn với xây dựng thương hiệu DN, Chính phủ cần cam kết đồng hành cùng DN, thông qua việc tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phòng chống lãng phí, tiêu cực, giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Đồng thời, xử lý nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu, trục lợi, tham nhũng nhằm tạo mọi thuận lợi cho DN khởi nghiệp, phát triển và đổi mới sáng tạo.

Thực tế kinh tế thị trường đã, đang và sẽ còn cho thấy: Điều đặc trưng chung trong VHDN làm nên thương hiệu và thành công của một DN dù trong bất kỳ lĩnh vực và thời điểm nào, ở bất kỳ ở quốc gia nào chính là tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng, có tầm nhìn dài hạn và biết hài hoà giữa các mục tiêu ngắn hạn với các phương châm phát triển bền vững.

Nói cách khác, phát triển VHDN gắn với xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi DN. Đặc biệt, điểm nhấn cần có cho thương hiệu và VHDN Việt là tôn trọng “chữ tín”, “tính liên kết” và trách nhiệm cộng đồng; lòng tự hào, tự trọng và tự tôn dân tộc trong hoạt động kinh doanh

hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với người lao động và người tiêu dùng cũng luôn là DN có thương hiệu, uy tín, hình ảnh thành công…

Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, nó có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, khi khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn về các sản phẩm, dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, khách hàng thường lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp có danh tiếng và uy tín trên thị trường vì nó tạo cho họ sự tin tưởng về chất lượng. Điều đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Với tiêu chí “Mang đến cho khách hàng không chỉ là những sản phẩm trái cây an toàn, chất lượng cao, mà kèm theo đó là những dịch vụ tiện ích thân thiện.”, Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư K.L.E.V.E - đơn vị chuyên nhập khẩu các loại trái cây cao cấp từ các nước trên thế giới đang từng bước phát triển và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam.

Bằng những nỗ lực không ngừng theo thời gian, hệ thống Klever Fruits của công ty từng bước hoàn thiện hơn về tất cả mọi mặt.

2.3. Những khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và đầu tư K.L.E.V.E

2.3.1. Những điểm yếu còn tồn tại trong công ty cổ phần thương mại và đầu tư K.L.E.V.E

Trong những năm gần đây công ty kinh doanh có lợi nhuận qua từng năm nhưng nhìn chung doanh thu và hiệu quả sử dụng còn khá thấp, chưa thực sự hiệu quả

Những khó khăn vẫn tồn tại trong công ty những năm qua như: Doanh thu chưa thực sự ổn định

Công tác marketing chưa được công ty chú trọng ddầu tư nhiều, chi phí bán hàng chưa được đặc biệtquan tâm.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của công ty

Vai trò của marketing trong côn tác bán hàng chưa được chú trọng Chưa có chiến lược bán hàng hiệu quả

Công ty còn hạn chế về mặt tài chính do 1 phần dịch Covid 19.

Công ty Klever chuyên trái cây nhập khẩu từ nước ngoài, các mặt hằng cao cấp như cherry, việt quất, dâu,… nhập bằng đường hàng không nên gần đây do tình hình dịch bệnh phức tạp của Covid 19, các chuyến bay khan hiếm với chi phí đắt đỏ.Để có được trái cây chất lượng tới tay khách hàng, công ty cũng gặp không ít khó khăn trong khâu vận chuyển và đảm bảo chất lượng cho từng loại trái cây.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và đầu tư k l e v e (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w