6. Kết cấu khóa luận
3.5. Tiểu kết chương 3
Những giải pháp được đưa ra dựa trên kết quả phân tích các yếu tố cấu thành và tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty. Các giải pháp đưa ra trong chuong 3 gồm : Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng của sản phẩm ; Hạ giá thành sản phẩm ; Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống kênh phân phối ; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiếp thị. Các giải pháp này mang tính khả thi rất cao và nó mang một ý nghĩa rất quan trọng là để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần thương mại và đầu tư K.L.E.V.E thì các giải pháp nêu trên phải được thực hiện kiểm soát và điều chỉnh một cách hiệu quả.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư K.L.E.V.E những năm gần đây, ta nhận thấy tuy công ty còn những mặt hạn chế như tiềm lực vốn còn hạn hẹp, nguồn nhân lực còn hạn chế,… nhưng với những ưu thế của mình như thương hiệu uy tín, mối quan hệ ngoại giao tốt với đối tác, chất lượng hoa quả hàng đầu,… Cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong thời gian qua đã thực sự khẳng định công ty đã và đang và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường đầy thử thách này và công ty sẽ là một đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực trái cây nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội và toàn Việt Nam.
Các điểm mạnh nổi bật trong năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần thương mại và đầu tư K.L.E.V.E là một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trái cây nhập khẩu. Do đó có thương hiệu mạnh, thị phần lớn, có nhận biết cao từ khách hàng. Mạng lưới phân phối rộng khắp. Công ty làm chủ được thị trường trái cây nhập khẩu, và với nguồn vốn mạnh mẽ, công ty luôn đầu tư những trang thiết bị máy móc, tủ bảo quản chuyên dụng kỹ thuật cao, đem lại chất lượng, hiệu quả cao trong công việc.
Ngoài ra, điểm yếu chính là tiềm lực tài chính còn hạn chế, giá cả còn cao,…. Vì vậy, các giải pháp chính nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cần thực hiện bao gồm: (i) Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng của sản phẩm; (ii) Hạ giá thành sản phẩm; (iii) Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống kênh phân phối; và (iv) Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiếp thị.
Do nội dung đề tài rất rộng, khả năng kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên nội dung khóa luận chỉ tập trung vào việc phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trên mảng chính là trái cây nhập khẩu, đồng thời đề ra một số giải pháp thật sự cần thiết giúp công ty ngày càng đứng vững và phát triển hơn trong nền kinh tế có sự cạnh tranh rất quyết liệt.
Cuối cùng rất mong sự góp ý và nhận xét của thầy cô, cán bộ nhân viên trong Công ty để em có thề hoàn thiện tốt hơn bài khóa luận cũng như kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm thông tin Kinh tế xã hội Quốc gia ( 2010), Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trìn hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
2. Bộ Tài chính (2005) , Yêu cầu khắt khe của chất lượng tăng trưởng, trang tín điện tử https://www.mof.gov.vn
3. Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư K.L.E.V.E (2018-2020a), Báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020.
4. Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư K.L.E.V.E (2018- 2020b), Báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020.
5. Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư K.L.E.V.E (2020), Sổ tay nhân viên, Danh sách nhân viên
6. Chu Văn Cấp ( 2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất Bản Chính Trị Quốc Gia
7. Lê Đăng Doanh , (2005) “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập”
8. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), “ Thị trường, chiến lược, cơ cấu”
9. Thanh Bình( 2005), gánh nặng đầu vào – nỗi lo của các doanh nghiệp, Tạp chí Thông tin tài chính, ( số 12), trang 4 – 5