Quy mô của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và đầu tư k l e v e (Trang 68 - 70)

6. Kết cấu khóa luận

2.2.4. Quy mô của doanh nghiệp

Hiện tại, công ty có hệ thống 44 cửa hàng mang thương hiệu Klever Fruits được phân bố rộng khắp trên địa bàn Hà Nội và Hồ Chí Minh để phục vụ đủ nhu cầu cho mọi khách hàng.

Mỗi cửa hàng trong hệ thống lớn sẽ có 2 quản lí cửa hàng và 2-4 chuyên viên tư vấn bán hàng. Ngoài ra còn có các văn phòng khác như phòng nhân sự, trung tâm nguồn nhân lực phục vụ cho từng bộ phận táo nên quy mô chặt chẽ, gắn kết trong toàn bộ hệ thống

2.2.5. Thị phần của doanh nghiệp

Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần càng lớn thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Thị phần của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

- Thị phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối: Là phần trăm kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với kết quả tiêu thụ cùng loại của tất cả các DN khác bán trên cùng một thị trường.

Thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp = (Doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường / Tổng doanh thu của ngành trên thị trường) x 100

- Thị phần chiếm lĩnh thị trường tương đối: Là tỷ lệ giữa phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành.

Thị phần tương đối của doanh nghiệp = (Doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường / Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất) x 100.

Thị phần luôn là mục tiêu phấn đấu của hầu hết doanh nghiệp khi tung ra thị trường một dòng sản phẩm hay dịch vụ. Việc tăng thị phần có thể giúp doanh nghiệp tăng quy mô cho hoạt động của mình và cải thiện lợi nhuận. Ngược lại khi thị phần giảm sẽ là dấu hiệu biểu thị cho việc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó đang bị hạ thấp trên thị trường, chưa đáp ưng nhu cầu khách hàng, dẫn đến việc không mang lại lợi nhuận cho công ty. Đấy chính là lý do hầu hết các doanh nghiệp đều muốn gia tăng thị phần bằng mọi cách khác nhau. Dưới đây là các cách giúp gia tăng thị phần trong hoạt động doanh nghiệp :

- Cải thiện hoặc đổi mới sản phẩm/dịch vụ: Cải thiện chất lượng của sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới ưu việt hơn các đối thủ khác chính là cách hữu hiệu để thu được nhiều thị phần. Đây chính là yếu tố thuộc về mặt sáng tạo. Tuy nhiên, cách này tốn kém nhiều chi phí và có thể tiềm ẩn không ít rủi ro. Để hạn chế thấp nhất các rủi ro, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thị trường, các đối thủ cạnh tranh trước khi bắt tay vào thực hiện việc cải thiện hoặc đổi mới sản phẩm.

- Phát triển phân khúc thị trường mới: Việc tiếp cận và phát triển một thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội gia tăng thị phần. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cách này doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về thị trường sẽ mở rộng để đưa ra chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp nhất cho sản phẩm.

- Đa dạng các hình thức tiếp thị: Trong hoạt động của doanh nghiệp khi thị

phần gia tăng sẽ kéo theo các hoạt động mở rộng kênh phân phối, phương pháp quảng bá, truyền thông. Cho nên việc đa dạng hóa các hình thức tiếp thị, quảng bá là điều quan trọng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh phân phối như bán hàng online, siêu thị, đại lý… và có thể mở rộng thêm các hình thức tiếp thị khác như quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội…

- Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng: Mối quan hệ với khách hàng là một trong những yếu tố hỗ trợ sự gia tăng thị phần cho doanh nghiệp. Việc đưa ra các chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn khách hàng hiện tại chuyển sang các đối thủ cạnh tranh. Khi tạo được sự hài lòng của khách hàng họ sẽ có những chia sẻ tích cực về sản phẩm cho bạn bè, người thân... và những người này sau đó sẽ trở thành khách hàng mới của doanh nghiệp.

- Mua lại đối thủ cạnh tranh: Cách này có thể giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần khi có được cơ sở khách hàng hiện tại của công ty mới mua, đồng thời làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cách này tốn kém nhiều chi phí và cần có sự tính toán phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và đầu tư k l e v e (Trang 68 - 70)