Đánh giá kết quả công tác tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư VNE group (Trang 27 - 29)

Khi đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng, cần dựa trên những thông tin sau đây:

- Tỷ lệ sàng lọc, loại bỏ hồ sơ qua các vòng = 1- (số ứng viên của vòng sau/số ứng viên của vòng trước). Chỉ số này cho biết có giai đoạn nào trong quá trình tuyển dụng gặp vấn đề không, và từ đó đưa ra những quyết định hợp lý.

- Chi phí hoạt động tuyển dụng và chi phí cho một lần tuyển dụng. Chi phí này bao gồm tất cả các khoản liên quan đến tuyển dụng như chi phí thuê dịch vụ quảng cáo, chi phí phỏng vấn, in ấn,…

19

- Số lượng và chất lượng hồ sơ dự tuyển: tiêu chí này đo lường mức độ thu hút của tin tức tuyển dụng của doanh nghiệp với ứng viên. Số lượng ứng viên ứng tuyển cao có thể do công việc hấp dẫn, công tác truyền thông trong tuyển dụng tốt hoặc do danh tiếng của doanh nghiệp.

- Hiệu quả thu hút trên từng phương thức đăng tuyển. Với tiêu chí này, doanh nghiệp cần phải thống kê mỗi kênh quảng cáo, truyền thông TDNL đã thu hút về bao nhiêu hồ sơ ứng viên, và có bao nhiêu ứng viên trúng tuyển.

- Tỷ lệ tuyển chọn thực tế = ứng viên được chọn/số người dự tuyển. Tỷ lệ này càng nhỏ thì công tác TDNL càng có giá trị. Tuy nhiên, cần phải xem xét tới yếu tố đánh giá quá trình TDNL đã bám sát các tiêu chí đề ra hay không.

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch = số người được tuyển thực tế/số người dự kiến tuyển trên kế hoạch. Tỷ lệ này sẽ hoàn hảo khi bằng 1, điều này thể hiện rằng bộ phận tuyển dụng đã tuyển đủ số người mà doanh nghiệp cần.

- Mức độ hoàn thành kế hoạch theo thời gian = thời gian tuyển dụng thực tế/thời gian tuyển dụng theo kế hoạch. Đo lường chỉ tiêu này giúp so sánh những đợt tuyển dụng khác nhau trong doanh nghiệp, ngoài ra còn giúp doanh nghiệp có góc nhìn rõ ràng hơn về thời gian tuyển dụng, thấy được những giai đoạn tuyển dụng bị “tắc nghẽn” và đưa ra những phương pháp giải quyết.

- Kết quả thực hiện công việc của các nhân viên mới. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả của công tác TDNL càng lớn, những nhân viên được tuyển đều có đủ năng lực hoàn thành tốt công việc.

- Tỷ lệ tuyển hỏng = Số lượng nhân viên mới thôi việc/tổng số nhân viên được tuyển: nhân viên mới thôi việc do doanh nghiệp yêu cầu hoặc do tự ý bỏ việc. Nhân viên thôi việc khiến cho doanh nghiệp mất chi phí tuyển lại và những chi phí khác phát sinh. Số lượng nhân viên mới thôi việc càng thấp thì hiệu quả của công tác TDNL càng cao.

- Đánh giá, phản hồi của ứng viên và nhân viên mới về công tác TDNL của doanh nghiệp: từ những đánh giá, phản hồi của ứng viên, doanh nghiệp có thể thấy chi tiết hơn những điểm yếu trong quá trình TDNL của mình, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hoặc tiếp tục phát huy những điểm mạnh của quá trình này.

20

Nên phân tích hiệu quả của các nguồn tuyển dụng khác nhau. Mỗi nguồn tuyển chọn sẽ cho ra một kết quả khác nhau về mức độ thành công của các ứng viên và các chi phí tuyển đối với nhân viên. Những phân tích như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp đề ra các chính sách và biện pháp tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư VNE group (Trang 27 - 29)