Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực mới của doanh nghiệp, trong đó có cả tác động tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực thúc đẩy quá trình tuyển dụng, đào tạo diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, giúp doanh nghiệp lựa chọn được những ứng viên tốt, có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết cho công việc. Ngược lại, tác động tiêu cực gây trở ngại cho quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp không tuyển được những ứng viên phù hợp.
• Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:
Hình ảnh và mức độ uy tín của tổ chức: Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc thu hút ứng viên. Hình ảnh tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng bá hình ảnh thu hút ứng viên và tiếp cận được nhiều ứng viên tiềm năng hơn.
Mục tiêu phát triển và nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp: để theo đuổi mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, nhà quản trị phải đưa ra cách bố trí nhân lực phù hợp, tuyển dụng nhân lực với mục tiêu phát triển dài hạn và đào tạo bài bản chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt. Ngoài ra trong từng giai đoạn mà nhu cầu nhân lực cũng khác nhau, đòi hỏi nhà quản trị phải nghiên cứu và phân tích một cách khách quan và chính xác nhu cầu nhân lực của các bộ phận, đáp ứng nhu cầu trong hiện tại và chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai, dựa trên mục tiêu phát triển của công ty. Cùng với đó, việc đánh giá ứng viên tại thời điểm tuyển dụng sẽ chịu ảnh hưởng bởi mục tiêu phát triển của công ty, xem xét tiềm năng phát triển của ứng viên trong tương lai để đưa ra quyết định tuyển dụng một cách hợp lý
Khả năng tài chính của doanh nghiệp và kế hoạch tài chính cho công tác tuyển dụng: khả năng tài chính tác động trực tiếp tới nguồn chi phí tuyển dụng và kế hoạch dự trù kinh phí TDNL như các chi phí truyền thông, tổ chức thi tuyển… Nguồn chi phí
21
dành cho tuyển dụng cũng sẽ tác động đến việc lựa chọn các hình thức quảng cáo tin tuyển dụng, nguồn kinh phí thấp thì nhà tuyển dụng không thể tối ưu hóa các kênh truyền thông, gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của các ứng viên.
Năng lực của bộ máy đảm nhận công tác tuyển dụng:
̶ Về năng lực chuyên môn của các nhân viên phụ trách tuyển dụng: nếu quy trình tuyển dụng có được tối ưu, hợp lý tới đâu nhưng người thực hiện nó không có năng lực, trình độ chuyên môn mà chỉ thực hiện dập khuôn, cứng nhắc theo quy trình thì công tác TDNL cũng không thể mang lại được hiệu quả cao.
̶ Năng lực của bộ máy tuyển dụng còn được đánh giá qua những thái độ của họ đối với ứng viên. Thái độ nhiệt tình, lịch sự sẽ cho ứng viên thấy được sự chuyên nghiệp của công ty, tạo ấn tượng tốt với ứng viên. Bên cạnh đó, nhà quản trị với tư tưởng coi trọng nhân tài sẽ luôn có xu hướng tìm cách thu hút, giữ chân người tài thì sẽ tuyển được những ứng viên có tài năng, ngược lại, nhà quản trị chỉ tuyển những người kém hơn mình sẽ khiến cho chất lượng của hoạt động TDNL đi xuống, kết quả kinh doanh của công ty kém hiệu quả.
̶ Bên cạnh đó, sự phối hợp ăn ý giữa các cấp quản lý trong doanh nghiệp sẽ giúp cho quá trình TDNL được diễn ra trơn tru, mang lại những tác động tích cực và hiệu quả nhất.
Công tác phân bổ và đào tạo nhân lực: Việc phân bổ nhân lực một cách hợp lý không chỉ khai thác được hết năng lực của nhân lực trong công ty, góp phần vào sự phát triển chung của công ty mà còn hạn chế việc phải tuyển dụng thêm nhân lực, nâng cao năng suất lao động của nhân lực. Cùng với đó, đào tạo nhân lực một cách bài bản và chuyên nghiệp giúp nâng cao trình độ nhân lực, cũng giúp nhân lực đánh giá cao về môi trường làm việc và cơ hội có thể phát triển của bản thân tại doanh nghiệp đó, giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và giảm gánh nặng đối với công tác tuyển dụng nhân lực.
Thù lao lao động và các chế độ phúc lợi: Một doanh nghiệp có mức thù lao lao động hợp lý, xứng đáng với năng lực và trình độ của người lao động và chế độ phúc lợi tốt có tác động rất lớn đến việc thu hút nguồn nhân lực từ thị trường lao động, là một
22
trong những lợi thế cạnh tranh lớn trong công tác tuyển dụng đối với các doanh nghiệp khác.
• Các yếu tố bên ngoài
Thị trường lao động: Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì công tác tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Khi đó, doanh nghiệp có nhiều khả năng tuyển được những ứng viên có tiềm năng phát triển hơn, chất lượng lao động cao hơn.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác: Doanh nghiệp thu hút được nhiều ứng viên hơn có khả năng chiêu mộ được nhiều nhân tài hơn.
Các xu hướng kinh tế: Toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu cao hơn đối với người lao động, nhưng cũng đặt ra thách thức đối với doanh nghiệp do phải cạnh tranh gay gắt hơn với các doanh nghiệp khác trong việc thu hút lực lượng lao động tốt hơn về phía mình, doanh nghiệp cũng cần nâng cao phúc lợi đối với nhân viên hơn và công tác tuyển dụng cũng ngày càng cải tiến và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng đến lao động của nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều ngành nghề được người lao động chọn hơn và ngược lại nhiều ngành nghề thiếu lao động, gây khó khăn cho tuyển dụng lao động.
Ngoài ra các vấn đề như kinh tế-chính trị, pháp luật, văn hóa-xã hội, khoa học công nghệ,… cũng đem lại nhiều tác động tích cực và tiêu cực đối với công tác tuyển dụng nhân lực.