Hoàn thiện công tác đánh giá quy trình tuyển dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư VNE group (Trang 76 - 79)

Mục tiêu: Việc đánh giá công tác TDNL là bước đặc biệt quan trọng trong tuyển dụng, giúp cho bộ phận tuyển dụng có thể hoàn thiện công tác tuyển dụng, rút ra được kinh nghiệm từ sau những kết quả không tốt, đồng thời phát huy được những điểm mạnh từ những thành tích đạt được để không ngừng nâng cao chất lượng tuyển dụng. Đồng thời, khi nắm được những ưu – nhược điểm thì phòng Hành chính Nhân sự cũng dễ dàng thay đổi một cách linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi của các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nhu cầu nhân sự của công ty và thị trường lao động bên ngoài.

Nội dung: Công tác đánh giá sẽ được phân làm 2 loại là đánh giá trong quá trình tuyển dụng và đánh giá sau quá trình tuyển dụng.

1. Đánh giá trong quá trình tuyển dụng:

Ngay từ trong quá trình tuyển dụng đã cần thực hiện đánh giá một cách cơ bản những nội dung như: mức độ tuân thủ đối với quy trình tuyển dụng, mức độ thực hiện công việc trong thời gian theo quy trình, khả năng có thể thực hiện công việc, thời gian thực hiện những công việc cụ thể có phù hợp không. Từ việc đánh giá một cách thường xuyên và liên tục trong suốt thời gian thực hiện tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng sẽ sớm nhận biết vấn đề tồn tại trong quá trình tuyển dụng và có những điều chỉnh linh hoạt, kịp thời để đạt được kết quả công việc theo mục tiêu đã đề ra.

68

Bên cạnh đó, việc đánh giá trong quá trình tuyển dụng được thực hiện song song với việc ghi lại “Nhật ký tuyển dụng” theo từng giai đoạn, vừa đánh giá được kết quả của từng giaia đoạn, vừa phục vụ cho việc đánh giá kết quả tuyển dụng sau khi kết thúc đợt tuyển dụng. Trong kế hoạch tuyển dụng đã lên chi tiết từng mốc thời gian cho từng giai đoạn công việc, “Nhật ký tuyển dụng” sẽ ghi nhận tại giai đoạn này, có bao nhiêu đầu công việc đã hoàn thành, công việc nào chưa hoàn thành kịp tiến độ... Nhờ đó, khi tổng kết và đánh giá tuyển dụng, phòng Hành chính – Nhân sự có thể biết được công tác tuyển dụng gặp khó khăn, mắc lỗi tại giai đoạn nào và có thể đưa ra những giải pháp cho lần tuyển dụng tiếp theo của công ty.

2. Đánh giá sau quá trình tuyển dụng – Đánh giá kết quả tuyển dụng:

Đối chiếu với nhu cầu nhân sự, nhật ký tuyển dụng và những đánh giá trong quá trình tuyển dụng, kết quả tuyển dụng giúp bộ phận tuyển dụng đưa ra những đánh giá đầy đủ, rõ ràng và khách quan đối với quá trình tuyển dụng. Việc đánh giá kết quả tuyển dụng sẽ được dựa vào những số liệu thu được trong quá trình tuyển dụng.

Bảng 3.1. Gợi ý tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng

STT Tiêu chí Điểm số

1

Tỷ lệ số hồ sơ thu hút đạt yêu cầu

- Tốt: trên 80 % 10

- Đạt: từ 60 đến < 80% 7

- Trung bình: từ 40 đến < 60% 5

- Không đạt: < 40% 2

2

Chi phí cho 1 vị trí được tuyển

- Thấp hơn kinh phí được cấp 10

- Vừa đủ kinh phí được cấp 5

69 3

Tỷ lệ số người được tuyển so với nhu cầu

- Tốt: Đạt kế hoạch 10

- Khá: Tuyển được > 80% kế hoạch 5

- Không đạt: < 80 % kế hoạch 2

4

Thời gian tuyển dụng

- Hoàn thành trước kế hoạch 10

- Đúng kế hoạch 5

- Chậm so với kế hoạch 0

5

Kết quả thực hiện công việc của nhân viên mới được tuyển dụng

- Trên 80% được đánh giá đạt loại tốt 10

- Từ 60 – 80% đạt loại tốt 5

- Dưới 60 % xếp loại tốt 2

Trong đó: Số điểm tối đa là 100 điểm • Từ 80-100 điểm: Tốt

• Từ 60-80: Khá

• Từ 40-60: Trung bình • Dưới 40: Kém

Dựa trên kết quả thu được có thể đánh giá được công tác tuyển dụng đang ở mức nào, tiêu chí nào đang thấp cần được cải thiện. Từ đó tìm ra nguyên nhân từ đâu và các cách để khắc phục tình trạng đó là gì.

70

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư VNE group (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)