Tình hình hoạt động môi giới các công ty chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán quân đội (Trang 47 - 53)

trong 20 năm qua

2.2.1.1. Sự thay đổi theo thời gian của các công ty chứng khoán

Cách đây gần 20 năm (ngày 28/7/2000), TTCK Việt Nam đã chính thức mở cửa với quy mô hết sức đơn giản với 2 doanh nghiệp niêm yết (REE, SAM) và 6 CTCK hoạt động. Sau 20 năm vận hành, quy mô thị trường và đặc biệt các CTCK đã có nhiều thay đổi cả về số lượng, quy mô lẫn chất lượng, sản phẩm cung cấp cho nhà đầu tư.

(1) Số lượng CTCK tăng vọt, quy mô vốn tăng hàng trăm lần

Thời điểm năm 2000, các CTCK có vốn điều lệ rất nhỏ, đứng đầu vốn điều lệ thời điểm này là BSC với 55 tỷ đồng, tiếp đó là BVSC, ACBS 43 tỷ đồng, FSC 40 tỷ đồng, TLS 9 tỷ và cuối cùng là SSI với 6 tỷ đồng nhưng cho đến nay quy mô vốn của các CTCK này đã tăng lên nhiều lần, hầu hết ở mức trên 1.000 tỷ đồng.

Trong đó, SSI đã trở thành CTCK có quy mô vốn lớn nhất việt nam với vốn điều lệ hiện lên tới hơn 6.000 tỷ đồng. TLS sau khi đổi tên thành MBS

48

cũng tăng vốn lên hơn 1.600 tỷ đồng, FSC sau khi được Yuanta mua lại cũng tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng. CTCK có quy mô nhỏ nhất trong 6 cái tên lâu đời nhất tại việt nam hiện là BVSC với quy mô hơn 720 tỷ đồng.

Hình 2.4. Vốn điều lệ 6 CTCK đầu tiên tại Việt Nam năm 2000 và năm 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Trang thông tin kinh tế CafeF

Cùng với sự gia tăng về quy mô, số lượng CTCK trên thị trường cũng tăng vọt. Từ khởi điểm chỉ là 6 CTCK, số lượng CTCK trên thị trường Việt Nam có thời điểm lên tới con số hơn 100, trước khi nhiều cuộc sáp nhập, giải thể diễn ra và số lượng CTCK trên thị trường hiện vẫn rất lớn với 74 CTCK.

Làn sóng M&A ngành chứng khoán cũng diễn ra, sau lần đầu tiên vào năm 2013, 2 CTCK thực hiện hợp nhất là MBS được cấp giấy phép thành lập trên cơ sở hợp nhất chứng khoán MB và chứng khoán VIT (VITS). Sau hợp nhất, MBS có tổng tài sản 2.532 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 621 tỷ đồng. Đây là sự kiện quan trọng trên TTCK và là điểm nhấn của quá trình tái cấu trúc CTCK. Chứng khoán Đệ Nhất (FSC) một trong 6 CTCK đầu tiên cũng đã được Yuanta (Đài Loan) thâu tóm và nâng vốn lên 1.000 tỷ đồng.

Sau khi khai trương hoạt động vào ngày 28/7/2000, đến cuối năm số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư chưa đầy 3.000 tài khoản với tổng giá trị giao dịch chứng khoán chỉ có 90 tỷ đồng trong 5 tháng. Đến tháng 7/2003, Công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam VFM ra đời,

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 SSI MBS ACBS BSC FSC BVSC 6 9 43 55 40 43 6029 1643 1500 1221 1000 722 2000 2020

49

đánh dấu sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong nước đầu tiên, cũng mở đầu cho một dạng đầu tư tập thể mới trên thị trường. Sau 5 năm xây dựng nền móng, đến cuối năm 2004, các hàng hóa cơ bản của thị trường đã có mặt đầy đủ trên Trung tâm GDCK TP.HCM.

Ở giai đoạn này, tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đã tăng lên gấp 10 lần so với thời điểm thị trường mới bắt đầu, nhưng con số đó vẫn còn khiêm tốn và chỉ chiếm khoảng 0,3% so với dân số Việt Nam. Chỉ trong vòng 2 năm (2006-2007), số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư đã tăng vọt từ 31.316 tài khoản lên 349.402 tài khoản, lập kỷ lục về tốc độ tăng trưởng (bình quân mỗi năm tăng 230%).

Hình 2.5. Tổng số lượng mở tài khoản của nhà đầu tư qua 20 năm

Đơn vị: Tài khoản

Nguồn: Trang thông tin kinh tế CafeF

Tổng tài khoản nhà đầu tư tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2019 đạt mức trung bình 10%/năm, trong đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức luôn tăng trưởng ổn định và đạt mức 15%, lớn hơn so với mức tăng trưởng chung của tổng tài khoản.

Tính đến cuối năm 2019, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt 33.850 tài khoản, nhà đầu tư tổ chức 15.400 tài khoản, trong đó tài khoản nhà đầu tư tổ chức nước ngoài là 5.590 tài khoản, chiếm hơn 16,5% trên tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài (con số này vào năm 2012 là 8,9%).

2997 8774 13651 16605 21616 31316 106393 349402 531350 822869 1056027 1 1888 24 1236056 1312845 1429410 1517827 1661995 1871639 21 1853 0 2324440 3120000

50

Sự gia tăng số lượng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng của giá trị giao dịch trong giai đoạn này. Năm 2014, giá trị giao dịch tăng 102% và năm 2017 tăng 73% so với năm trước đó. Đến thời điểm hiện tại, hơn 3,4 triệu tài khoản nhà đầu tư đã đóng vai trò quan trọng vào thành công của TTCK, giúp TTCK thực hiện tốt vai trò kênh huy động và phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

(2) Cạnh tranh gay gắt về phí, lãi suất margin

Với sự gia tăng về số lượng, cùng với làn sóng cạnh tranh gay gắt từ các CTCK ngoại, cuộc đua thị phần đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ. Top 10 CTCK có thị phần lớn nhất thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều cái tên mới như Mirae Asset, KB Securities, KIS, VPS, …

Trong số những CTCK ngoại, các CTCK đến từ xứ sở kim chi với tiềm lực tài chính, lợi thế vốn rẻ đã mau chóng vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh với những “ông lớn” trong nước, đặc biệt ở khả năng cung cấp dư nợ cho vay margin, điều này đặt ra thách thức lớn cho các CTCK nội trong thời gian tới đây.

Số liệu cập nhật quý II/2020 cho thấy, dư nợ cho vay margin của Mirae Asset đã thiết lập mức kỷ lục mới trên TTCK Việt Nam, lên đến 8.575 tỷ đồng, lớn hơn SSI (3.979 tỷ đồng) và HSC (4.247 tỷ đồng) cộng lại. Hai CTCK khác là KIS và KB cũng có dư nợ margin ở top 10 CTCK có dư nợ margin lớn nhất thị trường, lần lượt là 3.084 tỷ đồng và 2.339 tỷ đồng.

Lãi suất margin của các CTCK nước ngoài có thể chỉ ở mức 8-9%/năm, thấp hơn rất nhiều so với các CTCK trong nước dao động trong khoảng từ 12- 14%/năm. Sự xuất hiện của các CTCK nước ngoài, đặc biệt CTCK Hàn Quốc không chỉ khiến TOP các CTCK có dư nợ margin lớn thay đổi mà vốn điều lệ đến thị phần cũng đều có sự xáo trộn rất lớn.

Dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm chỉ áp dụng mức tối đa 0,5% giá trị giao dịch trong khi theo thông tư 242/2016/TT-BTC, biểu giá tối thiểu được áp dụng là 0,15% và tối đa 0,5%, khi không còn mức giá sàn các CTCK có thể cạnh tranh lẫn nhau từ việc giảm phí dịch vụ.

(3) Nhiều sản phẩm mới ra đời, áp dụng công nghệ vào hoạt động

Trong giai đoạn đầu những năm 2000, nghiệp vụ hầu hết các CTCK khá đơn giản, chủ yếu xoay quanh hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch thông qua viết

51

phiếu lệnh, đặt lệnh, tổ chức đào tạo kiến thức thì đến nay là một bước tiến vượt trội. Công việc viết phiếu, nhập lệnh gần như không còn khi mọi hoạt động đã được thực hiện Online. Các báo cáo phân tích được thực hiện chuyên nghiệp hơn và gửi hàng ngày về Email cho khách hàng.

Về sản phẩm, không chỉ cung cấp thuần dịch vụ môi giới, các CTCK nay đã có nhiều nghiệp vụ khác như Ngân hàng đầu tư (IB), tư vấn niêm yết, bảo lãnh phát hành trái phiếu, cung cấp các sản phẩm phái sinh, chứng quyền có bảo đảm,… Không những vậy, nhiều CTCK cũng đã áp dụng công nghệ vào hoạt động môi giới cũng như tư vấn đầu tư.

Thời gian gần đây, nhiều CTCK đẩy mạnh hoạt động quản lý tài sản cho nhà đầu tư và đây được dự báo là xu hướng tương lai của nhiều CTCK trong bối cảnh lãi suất ngày càng giảm, nhu cầu tìm kiếm kênh đầu tư của người dân ngày càng tăng.

2.2.1.2 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam Chung xu hướng với thế giới, TTCK Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2020, TTCK Việt Nam về cơ bản đã vượt đại dịch thành công và phục hồi tích cực.

Tại Việt Nam, thông tin về dịch được đón nhận trong kì nghỉ tết Âm lịch (Thị trường không giao dịch trong thời gian này). Ngay phiên giao dịch đầu tiên sau kì nghỉ lễ, VN-Index giảm 32 điểm và thảm họa thực sự ập đến không lâu sau đó. Vào đầu tháng 3 là lúc mà nước Mỹ - Châu Âu và TTCK của họ bắt đầu nếm mùi Covid-19. Đón nhận áp lực quá lớn từ thị trường thế giới. VN-Index chỉ trong 2 tuần từ 9/3/2020 - 24/3/2020 đã giảm đến 240 điểm, từ 890 điểm về chỉ còn 650 điểm. Gần như tất cả các cổ phiếu trên sàn đều nằm sàn trắng bảng trong thời gian này. Tưởng chừng như chứng khoán thế giới và Việt Nam sẽ có những tháng năm thảm họa trước mắt. Nhưng không ngờ rằng, chỉ một thời gian ngắn sau đó lại chính là giai đoạn rực rỡ nhất của TTCK Việt Nam nói riêng và thế giới từ trước đến nay.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTG ngày 31/03/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt việc thực hiện giãn cách xã hội trong vòng 15 ngày kể từ ngày 01/4/2020 đã giúp cho Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh. Cùng với các biện

52

pháp hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ đã giúp cho TTCK Việt Nam từ đầu tháng 4 đến nay có những phiên tăng điểm tích cực. Điển hình là phiên giao dịch ngày 06/04, VN-Index tăng 4,98%, đánh dấu phiên tăng điểm mạnh nhất từ tháng 8/2001 đến nay.

NHNN đã thực hiện Chính sách nới lỏng tiền tệ, duy trì lãi suất ở mức thấp đã từng xuất hiện trước đây nhiều lần trong quá khứ. Tuy nhiên tại lần này, Covid-19 là 1 “chất xúc tác” quan trọng, nó khóa chặt gần như các ngành sản xuất kinh doanh, một lượng tiền lớn không thể đi vào kênh sản xuất trong lúc này, số người “phải ở nhà” tăng đột biến, các ngành nghề khác không “kiếm ăn” được buộc lòng phải đi tìm 1 kênh đầu tư mới trong lúc này. Và một thời kì tăng điểm lịch sử của chứng khoán được mở ra từ đây.

“Money never sleep”-“Tiền không bao giờ ngủ yên” là một câu nói

nổi tiếng, hàm ý rằng trên thị trường, dòng tiền đầu tư không bao giờ nằm im một chỗ, nó luôn luân chuyển chảy từ kênh này qua kênh khác và kênh nào hấp dẫn nhất nó sẽ chảy vào. Với mức lãi suất thấp như vậy, nhu cầu đầu tư và các kênh sinh lời trở nên cực kì mạnh mẽ, tuy nhiên Covid-19 đã khóa cứng gần như các kênh sản xuất kinh doanh, và chứng khoán trở thành một trong những kênh được mọi người quan tâm nhất trong thời gian này với các yếu tố:

(i) Các cổ phiếu sau khi giảm quá nhiều đã trở nên rất rẻ.

(ii) Mức định giá của các cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn trên nền lãi suất thấp hơn các năm trước (Lãi suất tăng là kẻ thù của chứng khoán). (iii) Mở tài khoản và giao dịch dễ dàng hơn xưa.Có thể làm online

(iv) Nhà đầu tư không có nhiều sự lựa chọn khác về độ an toàn, tính hấp dẫn, thanh khoản (có thể bán rút tiền trong 1 phút ngay khi cần).

(v) Việc ở nhà quá nhiều và không có việc gì làm cũng là 1 nguyên nhân.

Tất cả đã dẫn đến một điều, đó là sự bùng nổ của số lượng nhà đầu tư cá nhân mới (F0) trong năm 2020 và điều này đang tiếp tục duy trì qua các tháng đầu năm 2021.

Cập nhật số liệu tới ngày 31/12/2020, TTCK Việt Nam đã kết thúc một năm tăng trưởng ấn tượng với chỉ số VN-Index đạt 1.103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020 (ngày 24/3/2020, đóng cửa

53

ở mức 659,21 điểm), tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019. Nhờ những kết quả đó, TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á, nằm trong danh sách 10 TTCK có mức tăng trưởng tốt nhất trên thế giới.

Trải qua 4 đợt dịch cho đến nay, TTCK Việt Nam vẫn đang tăng trưởng tốt. Có vẻ như nhà đầu tư đã quen dần với dịch bệnh nên mỗi đợt dịch sau xảy ra đã không còn ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Dòng tiền nhàn rỗi vẫn được đẩy vào mạnh. Các CTCK nhờ vậy không những không bị ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn tăng trưởng tốt hơn, lượng tài khoản mở mới tăng đột biến.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán quân đội (Trang 47 - 53)