3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020-2025 đoạn 2020-2025
Qua 20 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hệ thống văn bản pháp quy từ khung pháp lý đến các chính sách, quy chế, quy trình về TTCK đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện góp phần quan trọng trong xây dựng và quản lý TTCK trong bối cảnh thể chế kinh tế và cơ chế quản lý nền kinh tế của đất nước đang tiếp tục được sửa đổi và hoàn thiện. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, các cán bộ ban ngành đề ra quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2020-2025 như sau.
Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán
Phát triển TTCK đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo động lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cả về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp.
Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của các tổ chức tham gia thị trường, chú trọng đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Năng lực quản lý rủi ro cần được nâng cao. Chất lượng và sự an toàn của thị trường cần được coi trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng và sự an toàn của cả hệ thống. Chi phí xã hội cần được tiết giảm, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Nhà nước cần tiếp tục thực hiện quản lý thị trường bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để TTCK phát triển ổn định, vững chắc, phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK.
67
Mục tiêu
Cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại daonh nghiệp nước ngoài, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty cần được bảo đảm, cùng với đó là tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường.
Đồng thời, cần tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường thế giới; tiếp cận với nền kinh tế thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.
Thế nhưng, có một thực tế là thời gian qua, tuy Chính phủ thể hiện sự quan tâm sát sao, thường xuyên chỉ đạo các giải pháp phát triển TTCK nên vẫn đang gặp những khó khăn, vướng mắc trên. Gần đây, Chính phủ thể hiện sự quan tâm đến ban hành chính sách, cũng như chỉ đạo TTCK phát triển. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 242/2019 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, với định hướng tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn…
Bảng 3.1. Mục tiêu thị trường chứng khoán giai đoạn 2020-2025
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2025
Quy mô thị trường cổ phiếu 100% GDP 120% GDP
Quy mô thị trường trái phiếu 47% GDP 55% GDP
Số lượng nhà đầu tư 3% dân số 5% dân số
Nguồn: Tạp chí tài chính
Như vậy, đến nay mục tiêu này gần như đã đạt được. Nhìn vào thị trường hiện nay, nếu thị trường giữ được tốc độ gia tăng nhanh chóng của các tài khoản mới gia nhập sẽ sớm đạt được mục tiêu số lượng nhà đầu tư chứng khoán đạt 5% dân số năm 2025.
68