Thực trạng về sự phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại MBS

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán quân đội (Trang 53 - 60)

2.2.2.1. Số lượng tài khoản giao dịch

Theo thống kê của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), số tài khoản mở mới trong tháng 4 năm 2021 thấp hơn một chút so với mức 113.875 tài khoản của tháng 3 nhưng vẫn là tháng thứ hai đạt ngưỡng trên 100 nghìn tài khoản. Trong đó, đa phần là tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước với số lượng tới 109.998 tài khoản mới.

Trong năm 2020, MBS đã thu hút gần 20.000 nhà đầu tư mở mới tài khoản, giúp số lượng tài khoản tại MBS lên đến con số hơn 140.800 tài khoản - vượt xa kế hoạch đề ra đầu năm. Trong 4 tháng đầu năm 2021, MBS đã thu hút gần 8.000 nhà đầu tư mở mới tài khoản, giúp số lượng tài khoản tại MBS lên đến con số hơn 156.000 tài khoản. Cho đến thời điểm hiện tại số lượng tài khoản MBS tăng 10% so với năm 2020. Với việc có được hơn 156 nghìn tài khoản tương đương 5,15% số lượng tài khoản trên toàn TTCK, MBS bứt phá mạnh mẽ và luôn vững chân trong Top 10 các CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên TTCK. Với số lượng tài khoản rất lớn đạt được như trên thì có thể thấy được MBS là công ty có uy tín trên thị trường, được nhiều người biết đến và quan tâm. Nhưng để làm được điều đó thì MBS luôn phải làm mới sản phẩm của mình, mở rộng hệ thống phân phối và không ngừng nâng cao chất lượng của mình.

Việc đưa sản phẩm mới “mở tài khoản qua eKYC” để thuận tiện cho việc mở tài khoản trong mùa dịch Covid-19 này số lượng tài khoản mở mới của MBS sẽ tăng lên rất nhiều. Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp

54

như hiện nay, hạn chế tiếp xúc và MBS cũng hạn chế tiếp khách tại quầy giao dịch, thì eKYC giúp nhà đầu tư mở tài khoản nhanh và dễ dàng hơn. Tạo điều kiện giao dịch được ngay cho các các nhà đầu tư. Việc triển khai sản phẩm mới này giúp MBS sẽ sớm đạt mục tiêu TOP 3 thị phần môi giới.

2.2.2.2. Thị phần môi giới

Trong bức tranh chung sôi động của thị trường, các công ty chứng khoán liên tục phải thích ứng, linh hoạt để duy trì vị thế và thứ hạng.

Chứng khoán MBS đã từng đạt đỉnh cao số 1 thị phần tại sàn HOSE (chiếm hơn 10% vào năm 2010), chủ yếu nhờ vào các chính sách mạnh về cho vay margin và thu nhập tốt cho môi giới, tuy nhiên sau đó do thị trường biến động mạnh theo chiều hướng xấu, hoạt động cho vay chứng khoán với quy mô lớn và kiểm soát rủi ro không chặt đã xảy ra rất nhiều nợ xấu. Công ty bắt đầu gặp nhưng khó khăn và phải trải qua 1 thời gian rất dài để tái cấu trúc hoạt động lại. Việc tái cấu trúc lại hoạt động, với sự giúp sức của ngân hàng mẹ MB đã khiến công ty vượt qua giai đoạn đó và đang lấy lại vị thế của mình, đang duy trì thị phần ở quanh Top 5 với khoảng 5% thị phần từng quý vốn là một trong 5 công ty chứng khoán có vốn lớn nhất trên thị trường.

Sở Giao dịch Chứng khoán HOSE công bố thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo năm 2020. Theo dữ liệu được công bố, Top 5 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có đảm bảo lớn nhất đều sụt giảm, thay vào đó là sự xuất hiện nhiều cái tên mới ở nửa cuối bảng xếp hạng. Miếng bánh doanh thu môi giới “phình to” trong năm 2020 nhưng đồng thời cũng có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty chứng khoán.

Bảng 2.3. Thị phần môi giới các CTCK giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: %

Năm SSI HSC VCI VNDS MBS MAS VPS

2018 18.7 11.24 10.95 7.31 5.63

2019 13.69 10.54 8.19 6.81 4.77 4.47 3.94

2020 12.5 9.03 7.13 5.6 5.35 8.25

55

Hình 2.6. Thị phần môi giới các CTCK trên HOSE giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: %

Nguồn: Trang thông tin kinh tế CafeF

Nhóm 10 CTCK đạt thị phần lớn nhất trên sàn HoSE dành được tổng cộng 64,5% thị phần, nhiều hơn gần 2% so với thời điểm một năm trước. Cùng đó, dù hai vị trí đầu về thị phần vẫn không đổi chủ nhưng tỷ lệ phần trăm thị trường do SSI và HSC nắm giữ đều giảm mạnh. Các thứ hạng phía sau cũng ghi nhận thay đổi đáng kể. Cả năm 2020, SSI đứng đầu về thị phần môi giới trên sàn HOSE, thị phần đạt 12.33%. Các vị trí tiếp sau đó là HSC, VPS, VCSC và VNDirect. Nếu như bảng xếp hạng thị phần trong các năm trước khá ổn định thì trong năm 2020 đã xuất hiện một tay chơi mới nổi, đó là chứng khoán VPS, công ty này có những chính sách rất mạnh mẽ như MBS năm xưa, thậm chí còn mạnh hơn, trải dài trên tất cả các mảng, chủ yếu hướng đến các chính sách phí giao dịch, lãi suất margin và thu nhập cho môi giới đã khiến cho cục diện thị phần thay đổi hẳn.

Thị phần môi giới chứng khoán chuyển dịch nhiều hơn sang các công ty tập trung vào mảng môi giới bán lẻ như: VPS, Vndirect, MBS, BSC, Mirae Asset,... Các sản phẩm cung cấp ra thị trường mức phí hấp dẫn và lãi suất cho vay ký quỹ thấp, đồng thời, có nhiều hơn sản phẩm chứng khoán có thu nhập cố định. Mặt bằng lãi suất giảm cùng áp lực cạnh tranh về giá cũng khiến các

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

SSI HSC VCI VNDS MBS MAS VPS

2018 2019 2020

56

công ty chứng khoán phải thay đổi chiến lược với khá nhiều chương trình ưu đãi lãi suất được tung ra.

Miếng bánh thị phần môi giới tiếp tục thay đổi tính đến quý I/2021 như hình dưới đây:

Hình 2.7. Thị phần môi giới các công ty chứng khoán tính đến quý I/2021

Nguồn: Tạp chí kinh tế

Việc áp dụng nhiều chính sách ưu đãi giao dịch, đẩy mạnh phát triển môi giới cá nhân đã mang lại thành quả cho VPS trong thời gian gần đây. Trong khi đó, tên tuổi thường xuyên giữ vị trí số 1 về thị phần môi giới trong nhiều năm qua SSI đã lui xuống vị trí số 2 với thị phần 11,89%. Xếp các vị trí tiếp theo trong top 10 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền bảo đảm HOSE lần lượt là HSC (8,23%), VNDIRECT (7,46%), VCSC (5,62%), Mirae Asset (4,41%) và MBS chỉ xếp ở vị trí thứ 7. Bị tụt hạng mạnh về thị phần, MBS cần phải chạy đua nước rút với các công ty chứng khoán để lấy lại thị phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.3. Doanh thu hoạt động môi giới

Biểu phí giao dịch của MBS

Trong giai đoạn đầu khi thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động MBS cũng như nhiều công ty khác đều áp dụng chính sách phí cao. Tuy nhiên, khi thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì MBS cũng đã có linh hoạt trong việc điều chỉnh mức phí giao dịch theo từng giai đoạn biến động của thị trường. Hiện nay mức phí MBS áp dụng là:

VPS, 13.24% SSI, 11.89% HSC, 8.23% VNDS, 7.46% VCSC, 5.62% MAS, 4.41% MBS, 4.07% TCBS, 3.60% FPTS, 3.46% BSC, 3.25%

57

Bảng 2.4. Phí giao dịch tại MBS

Dịch vụ Đối tượng Khách hàng Mức phí theo GTGD

Dịch vụ MBS Online

Khách hàng chủ động giao dịch - Không có Chuyên viên Môi giới quản lý Tài khoản, Khách hàng thuộc bộ phận MBS Online chăm sóc. 0,12% Dịch vụ có Broker/ Khác

KH có Chuyên viên Môi Giới quản lý Tài khoản.

GTGD/ ngày/ TK dịch vụ Tỷ lệ phí Kênh điện tử Quầy/ Broker/ Contact 24 >1,000 triệu 0,15% 0,15% 700 – 1,000 triệu 0,15% 0,20% 500 - 700 triệu 0,20% 0,25% 300 – 500 triệu 0,25% 0,30% 100 – 300 triệu 0,30% 0,325% < 100 triệu 0,30% 0,35% Nguồn: Trang chủ MBS

Đây là biểu phí giao dịch công khai trên web của MBS. So sánh mức phí của MBS với một số công ty lớn khác như VPS, SSI, VND,… thì mức phí của MBS cũng gần như bằng với các công ty khác. Hơn nữa, hiện nay MBS đang áp dụng rất nhiều chính sách ưu đãi về phí cho khách hàng như:

(1) Gói chính sách thúc đẩy Cán bộ nhân viên thuộc MB Group, sẽ được mức phí giao dịch 0,12% và lãi suất margin 9,9%/năm.

(2) Gói thúc đẩy khách hàng mở mới qua app MBS Mobile, phí 0,1% trong 3 tháng đầu, sau đó sẽ về 0,15%.

(3) Gói thúc đẩy khách hàng reactive (là những khách hàng trên 6 tháng không hoạt động) phí giao dịch 0,15% và lãi suất margin 9,9%/năm.

(4) Gói thúc đẩy Quân nhân (chỉ cần có chứng mình thư quân đội) sẽ được mức phí giao dịch 0,12%, lãi suất margin 9,9% năm.

MBS đã nhận ra được tầm quan trọng của phí giao dịch. MBS cũng không nằm ngoài cuộc chiến thu hút khách hàng, khi ban lãnh đạo đã có những phản ứng trước sự thay đổi và cạnh tranh của thị trường, công ty đã có những chính sách điều chỉnh về phí giao dịch (đối với những tài khoản mở

58

mới từ 1/1/2021 áp dụng phí 0,15%), lãi suất margin (9,9%/năm), chính sách thu nhập cho môi giới... Đây là những thay đổi nhằm tăng vị trí xếp hạng thị phần môi giới. Tuy nhiên vẫn còn ở mức hơi chậm và chưa quyết liệt. Một phần là do những rủi ro trong quá khứ đã để lại sự thận trọng lớn khi ra các chính sách mới.

Doanh thu hoạt động môi giới

Biểu đồ số liệu sau đây cho ta cái nhìn tổng quát về doanh thu hoạt động môi giới của MBS qua các năm:

Bảng 2.5. Doanh thu và chi phí hoạt động môi giới chứng khoán giai đoạn 2016-2020 của MBS

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu môi giới 149.051 315.620 398.697 250.751 350.101

Tốc độ tăng trưởng doanh thu 34.58% 111.70% 26.32% -37.10% 39.62%

Chi phí hoạt động môi giới 152.833 245.642 335.988 268.922 317.931

Nguồn: Báo cáo tài chính MBS

Hình 2.8. Doanh thu chi phí hoạt động môi giới chứng khoán từ năm 2016 đến năm 2020 của MBS

Đơn vị: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo tài chính MBS

Ta thấy, doanh thu hoạt động môi giới của MBS năm 2016-2017 của MBS tăng trưởng rất tốt. Năm 2017 tăng trưởng 111,7% so với năm 2016 và cũng là năm tăng trưởng lớn nhất với doanh thu môi giới đạt hơn 315 tỷ đồng. Với thị trường phái sinh mới mở từ giữa năm 2017, MBS cũng đứng ở vị trí thứ tư với thị phần 11,37%. Đây là giai đoạn phát triển khá tốt của MBS. Tiếp

-60% -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu môi giới Chi phí hoạt động môi giới

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

59

tục đà tăng, năm 2018 doanh thu môi giới đạt gần 400 tỷ đồng. Con số đáng kinh ngạc, dù tốc độ tăng trưởng giảm đi nhưng doanh số cũng như số lượng tài khoản mở mới của MBS ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ bước đi đúng hướng của MBS. Năm 2018 MBS chính thức ra mắt phiên bản Mobile Trading và tiến tới là Home Trading hoàn toàn mới với giao diện thân thiện, tốc độ cao, tư vấn cập nhật và chuyên sâu giúp khách hàng có thể quản trị tối ưu tài sản. Đây là điểm nhấn để giúp MBS tăng trưởng về doanh thu môi giới.

Năm 2019 là một năm khá khó khăn với các công ty chứng khoán về doanh thu cũng như tốc độ tài khoản mở mới. Chỉ số VN-Index kết thúc năm 2019 chỉ tăng 7,7% so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018. Trong khi đó chỉ số HNX-Index kết thúc năm 2019 thậm chí còn giảm 1,65% so với 1 năm trước đó. Thị trường chứng khoán khó khăn đã đẩy các công ty chứng khoán vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần. MBS vẫn nằm trong TOP 5 thị phần với 5,63%. Doanh thu môi giới năm 2019 chỉ đạt hơn 250 tỷ đồng, giảm hơn 37% so với năm 2018. Tuy nhiên đến năm 2020, MBS đã lấy lại phong độ, dịch bệnh Covid-19 không còn là trở ngại đối với MBS. Mặc dù đầu năm 2020, TTCK Việt Nam phải đối mặt với dịch bệnh khiến thị trường chao đảo, giảm không phanh. Nhưng năm 2020, cũng là một năm lịch sử của TTCK Việt Nam. Ghi nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch sử. Tại thời điểm cuối năm 2020, tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán đạt 2.771.409 tài khoản, tăng 16% so với năm 2019. Tiếp đà của TTCK, thì MBS cũng đã nâng cao doanh thu và nhiều chính sách mới nhằm thu hút nhà đầu tư. Dòng tiền nhàn dỗi trong thời kỳ dịch bệnh đều đổ dồn vào chứng khoán. Tuy nhiên, về thị phần MBS đã bị tụt hạng xuống vị trí thứ 6 với 4,79%. Đây là một điều đáng buồn, vì năm 2020 TTCK tạo điều kiện rất tốt để các CTCK cạnh tranh nâng cao thị phần.

Bảng 2.6. Tỷ trọng doanh thu môi giới trong tổng doanh thu của MBS

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2018 2019 2020

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

DT môi giới 398,697 38.3% 250,751 26.6% 350,101 31.4% DT bảo lãnh 219 0.0% 80 0.0% 18 0.0% DT lưu ký 11,539 1.1% 20,325 2.2% 16,870 1.5% DT tư vấn TC 88,522 8.5% 119,447 12.7% 122,304 11.0% Tổng DT 1,041,605 100% 943,767 100% 1,115,549 100%

60

Ta dễ dàng nhận thấy rằng doanh thu môi giới biến đổi qua các năm nhất là thay đổi lớn ở năm 2019 như đã nói ở biểu đồ hình 2.8. Điều đó khiến tỷ trọng của doanh thu môi giới so với tổng doanh thu hoạt động của MBS bị giảm chỉ còn chiếm 26,6%, nhưng vẫn là chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 4 nghiệp vụ. Tuy nhiên, năm 2020 tỷ trọng doanh thu môi giới so với tổng doanh thu đạt 31,4% cho thấy MBS đã quay trở lại đường đua thị phần môi giới, khi doanh thu môi giới chiếm 31,4%. Tiếp theo đó là đến dịch vụ tư vấn tài chính ở quanh mức 9%-11%. Qua bảng ta có thể thấy nghiệp vụ môi giới đem lại doanh thu khá lớn cho công ty. Vì vậy, MBS luôn nỗ lực phát triển nghiệp vụ môi giới, nâng cao chất lượng hoạt động và các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng.

Mặc dù đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về phí giao dịch nhưng doanh thu môi giới vẫn đạt ở mức cao, chứng tỏ MBS biết linh hoạt sử dụng các chương trình về phí, vừa thu hút được KH vừa tăng dược doanh thu cho công ty. Không phải cứ số lượng tài khoản tăng thì đồng nghĩa với doanh thu hoạt động môi giới tăng. Nếu tài khoản mở ra mà không giao dịch thì cũng ko có ý nghĩa gì với CTCK. Vì vậy MBS vừa tăng được số lượng tài khoản giao dịch vừa tăng đồng thời doanh thu chứng tỏ hiện tại hoạt động môi giới tại MBS đang hoạt động rất tốt và đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu đề ra.

2.2.2.4. Mạng lười khách hàng

Đánh giá về mạng lưới khách hàng MBS hiện nay, tệp khách hàng của MBS ngày càng rộng không chỉ từ cá nhân mà còn có tổ chức. Hơn nữa, MBS đang phát triển các chính sách và đưa công nghệ 4.0 vào nhiều hơn, giúp mở rộng được khách hàng, thuận tiện trong giao dịch. Đánh giá rất cao với MBS về việc tận dụng cơ hội trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn. Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất của hoạt động môi giới chứng khoán. MBS đã biết tận dụng cả công nghệ, mối quan hệ, chính sách mới,… để phát triển mạng lưới khách hàng.

2.3. Đánh giá sự phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán MB

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán quân đội (Trang 53 - 60)