- Năng lực nghiên cứu phát triển
1 Trong bài viết của Tác giả Vũ Hữu Đức, thuật ngữ kế toán được sử dụng chung cho cả kế toán và kiểm toán Tuy nhiên, nội dung bài viết chủ yếu tập trung vào NLCT của ngành kiểm toán.
1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và được thực hiện trong Luận án
Kiểm toán nói chung, CLKT và NLCT nói riêng là một khái niệm đa chiều. Bên cạnh những kết quả đã đạt được của các nghiên cứu trước đây. Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, nhất là trong các điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, Chưa có sự thống nhất quan điểm về CLKT. Do đó, khuôn mẫu về CLKT đã được IAASB ban hành là một cơ sở quan trọng để xác định và đo lường các nhân tố tác động đến CLKT.
Theo IAASB, cho đến nay chưa có một định nghĩa nào được công nhận một cách phổ biến. Do đó, các nhân tố đã được khám phá vẫn còn mang tính chủ quan theo các quan điểm khác nhau. Trong khi đó, IFAC đã ban hành Khuôn mẫu về CLKT (2013). Do vậy, các nghiên cứu dựa trên các khuôn khổ của IAASB để có sự nhất quán trong việc đo lường về các nhân tố tác động đến CLKT là một việc cần thiết.
Thứ hai, Đến nay chưa có nghiên cứu khám phá về các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam.
Các nghiên cứu ở nước ngoài về các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT được thực hiện trong điều kiện cụ thể của từng nước, với mức độ phát triển khác nhau của hoạt động kiểm toán. Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước chủ yếu là các nghiên cứu kiểm định các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT trên cơ sở kết quả các nhân tố được xác định từ nước ngoài. Điều này hạn chế tính hệ thống và sự phù hợp về kết quả nghiên cứu trong điều kiện thực tiễn Việt Nam. Do đó, cần có nghiên cứu khám phá các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam phù hợp với đặc điểm của kinh tế Việt Nam và hoạt động kiểm toán Việt Nam, làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Thứ ba, Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu định lượng đo lường tác động các nhân tố CLKT và NLCT trên cơ sở kết quả khám phá các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT trong điều kiện kinh tế Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu này đều thực hiện việc kiểm định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố CLKT trên cơ sở các nghiên cứu đã thực hiện trong bối cảnh nước ngoài có nền kinh tế thị trường phát triển và các DNKT hoạt động trong thời gian dài, hoạt động kiểm toán đã thực hiện theo sự điều tiết của Hội nghề nghiệp.
Thứ tư, Chưa có các nghiên cứu trong và ngoài nước về CLKT hướng đến mục tiêu nâng cao NLCT của DNKT Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.
Các nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào yếu tố kỹ thuật với mục tiêu làm rõ các khái niệm đã được đề xuất mang tính chất học thuật. Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào mục đích phục vụ cho quản lý Nhà nước về kiểm toán, chưa hướng vào mục tiêu kinh tế của DNKT nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay của các DNKT Việt Nam.
Thứ năm, Hạn chế ở phạm vi và đối tượng khảo sát ở các nghiên cứu trước tại Việt Nam
Đối tượng khảo sát các nghiên cứu CLKT đã thực hiện trước đây ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các KTV trong phạm vi, số lượng mẫu khảo sát nhỏ trong phạm vi hẹp và thường tập trung vào mục tiêu nâng cao CLKT đối với BCTC các DNNY. CLKT, NLCT nói chung và các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của các DNKT nói riêng là một vấn đề có liên quan đến nhiều đối tượng. Do đó phần nào đã hạn chế tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
Tóm lại, trong nhiều thập niên qua, nhiều Tác giả đã tập trung việc nghiên cứu về CLKT, nhằm đưa ra định nghĩa CLKT và đo lường CLKT qua các nhân tố tác động đến CLKT và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, CLKT là một khái niệm đa chiều, khó quan sát, do đó còn nhiều ý kiến khác nhau về các kết quả nghiên cứu này. Do đó, vẫn còn những khoảng cách nhất định trong nghiên cứu. Mặt khác, còn thiếu những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và ảnh hưởng của CLKT đến NLCT trong điều kiện cụ thể như Việt Nam. Từ đó, tạo điều kiện để thực hiện một nghiên cứu kết hợp khám phá và đo lường các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT theo định hướng tăng cường NLCT của các DNKT Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.