- Năng lực nghiên cứu phát triển
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLKT CỦA DNKT VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG
2.1.2.2. Lý thuyết Cung cầu và các nhân tố tác động đến CLKT
Lý thuyết Cung cầu được khởi xướng từ năm 1767 bởi James Denham Steuart và được Adam Smith phát triển, áp dụng phổ biến trong các lý thuyết kinh tế cho đến nay. Lý thuyết này là một trong những nội dung quan trọng nhất của kinh tế học, được xây dựng dựa trên cơ sở của mô hình cung cầu để phân tích hành vi của Người sản xuất và Người tiêu dùng tác động qua lại với nhau trên thị trường. Ngoài ra, mô hình cung cầu còn thể hiện sự tác động từ chính sách của Cơ quan quản lý trên thị trường.
Trong Luận án này, Lý thuyết Cung cầu được sử dụng để giải thích cơ chế về nhu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng của KTV và DNKT về CLKT cũng như cơ chế giá cả trong mối quan hệ cung cầu giữa KTV và khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu về CLKT.
Theo Simunic (1980) dịch vụ đảm bảo được cung cấp bởi KTV là một sản phẩm kinh tế, CLKT là một thuộc tính của dịch vụ kiểm toán, do đó cũng được hình thành từ nhu cầu của khách hàng, khả năng cung cấp của DNKT và KTV. Defond & Zhang (2014) đã đưa ra lập luận về nhu cầu và khả năng cung cấp. Theo Defond & Zhang, CLKT được xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và việc cung cấp của KTV.
Nhu cầu về CLKT của khách hàng phát sinh từ nhu cầu giải quyết sự bất cân xứng về thông tin, quan hệ Người chủ và Người Đại diện càng thấp càng làm tăng nhu cầu về sự đảm bảo CLKT, bên cạnh đó các quy định pháp luật về kiểm toán cũng đặt ra yêu cầu Người chủ và Người Đại diện phải đáp ứng yêu cầu của KTV nhằm đảm bảo một cuộc kiểm toán có chất lượng. Ngoài ra, năng lực của khách hàng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ cũng đòi hỏi một CLKT cao nhằm hỗ trợ các hoạt động kiểm soát còn hạn chế của các bộ phận này. Nhu cầu về CLKT cao còn xuất phát từ mong muốn nâng cao chất lượng BCTC của Nhà quản lý.
Khả năng cung cấp CLKT xuất phát từ động lực của KTV và DNKT, như danh tiếng, tránh kiện tụng và quy định pháp luật. Những khả năng này được thể hiện qua các yếu tố đầu vào: Năng lực của KTV, Mức độ chuyên ngành, Tính độc lập, Quy mô DNKT, Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng và năng lực KTV dẫn đến sự thay đổi về CLKT.
Ngoài các yếu tố trên, sự can thiệp và điều tiết của cơ quan Nhà nước về Kiểm toán, như quy định của Ủy ban Kiểm toán tại các doanh nghiệp và sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước đến CLKT tại các DNKT cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu khách hàng cũng như nỗ lực của KTV trong việc cung cấp CLKT cao.
Như vậy, tác động quan hệ cung cầu về CLKT giữa khách hàng và DNKT đã đặt ra một yêu cầu đối với DNKT trong việc nâng cao CLKT nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và khả năng cung cấp của KTV, DNKT. Nhu cầu và khả năng này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố CLKT cả về phía cung (của DNKT và KTV) lẫn phía cầu (khách hàng).
Xét trên phương diện kinh tế, quá trình kiểm toán là việc trao đổi giữa KTV - Khách hàng - những Người sử dụng kết quả kiểm toán. Trong cơ chế thị trường, khi KTV tiến hành kiểm toán lỗi dẫn đến tranh chấp thì DNKT phải bồi thường và vấn đề nghiêm trọng hơn là DNKT sẽ bị ảnh hưởng đến danh tiếng thương mại của họ. DNKT có danh tiếng thương mại tốt thì giá phí sẽ cao hơn DNKT có danh tiếng thấp hơn. Khoản phí cao hơn này được gọi là tiền thuê phụ trội (Arruñada, 1999). Để tạo danh tiếng (tiền thuê phụ trội), trước tiên giá bán (phí kiểm toán) phải vượt quá biên tế hoặc chi phí cơ hội. Hai là khách hàng (Nhà quản lý, Người sử dụng) phải nhận ra chất lượng của Nhà cung cấp (KTV) thông qua danh tiếng của doanh nghiệp nên có thể tin tưởng họ. CLKT là cơ sở để bảo vệ DNKT trong việc giảm thiểu các thiệt hại xảy ra do sai sót, đồng thời làm tăng chi phí phụ trội trong hoạt động kiểm toán (Duff, 2004). Để xác định giá cả trong quan hệ giao dịch, giá phí kiểm toán ngoài những chi phí biên tế, còn bao gồm chi phí danh tiếng. Cũng theo Defond & Zhang (2014), thông tin về CLKT có thể được suy ra từ tính chất hợp đồng ký kết giữa KTV và khách hàng như giá phí kiểm toán. Giá phí kiểm toán được sử dụng để đại diện cho CLKT vì họ đang mong đợi để đo lường mức độ nỗ lực của KTV là một yếu tố đầu vào cho quá trình kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp đến CLKT, giá phí kiểm toán là kết quả của các yếu tố cung và nhu cầu kiểm toán. Do đó giá phí kiểm toán cũng được sử dụng trong việc nghiên cứu cả phía cung và phía cầu. Trong nhiều nghiên cứu, giá phí kiểm toán thường được sử dụng để đánh giá năng lực của KTV liên quan đến CLKT, để xem xét mối quan hệ giữa CLKT và nguy cơ kiện tụng hoặc mức độ chuyên ngành của KTV với CLKT.
2.1.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT được sử dụng
trong Luận án
Qua kết quả tổng hợp và phân tích đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện được trình bày trong Chương 1 và cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến CLKT cho thấy: Phần lớn các kết quả nghiên cứu chỉ đưa ra được các nhân tố tác động đến CLKT một cách rời rạc, một số nghiên cứu cũng chưa đưa ra được Mô hình để giải thích
kết quả. Bên cạnh đó, các nhân tố trong Mô hình đã được đưa ra vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi hoặc không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Chỉ riêng có nghiên cứu của Tritschler (2013) trên cơ sở phát triển Mô hình nghiên cứu của Wooten (2003) là giải thích khá đầy đủ và hợp lý nhất về các nhân tố tác động đến CLKT. Tritschler đã sử dụng Mô hình quả cầu CLKT dựa trên ý tưởng của Wooten (2003) trong nghiên cứu của mình để thiết lập Mô hình khá đầy đủ về các nhân tố tác động đến CLKT.
++ + Chất lượng kiểm toán Chất lượng kiểm toán Ngành kiểm toán/ khách hàng/kinh nghiệm kiểm toán Ngành kiểm toán/ khách hàng/kinh
nghiệm kiểm toán Kiến thức về kế toán và kiểm toán
Kiến thức về kế toán và kiểm toán Quy mô DNKT
Quy mô DNKT Tính độc lậpTính độc lập
Nhiệm kỳ kiểm toán Nhiệm kỳ
kiểm toán Đào tạo, giáo dụcĐào tạo, giáo dục Các dịch vụ phi kiểm toán
Các dịch vụ phi kiểm toán
Phương pháp luận và công cụ kiểm toán
Phương pháp luận và công cụ kiểm toán
Nỗ lực và các nguồn hỗ trợ hỗn hợp Nỗ lực và các nguồn hỗ trợ hỗn hợp Trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý Phí kiểm toán Phí kiểm toán + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + - - - - - -
Hình 2.2: Mô hình Quả cầu các nhân tố tác động đến CLKT
Nguồn: Tritschler (2013)
Mô hình Quả cầu CLKT của Tritschler (2013) giúp giải quyết được các vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, Khái quát được các nhân tố tác động đến CLKT đã được phát hiện từ những nghiên cứu trước.
Thứ hai, Bên cạnh việc khái quát các nhân tố, Mô hình còn chỉ ra được chiều hướng tác động của các nhân tố đến CLKT của DNKT. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát cũng như định hướng cho việc nâng cao CLKT theo chiều hướng tốt.
Thứ ba, Mô hình còn cho thấy sự tác động giữa các nhân tố. Qua đó có thể thấy được nguồn gốc của sự tác động đến CLKT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá vai trò của từng nhân tố trong hệ thống các nhân tố tác động đến CLKT.