Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 67 - 69)

- Chi tiêu tài chính Chi tiêu quốc tế

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Có ba phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong lĩnh vực khoa học kinh doanh là: định tính, định lượng và kết hợp (Creswell, 2003). Trong đó, nghiên cứu định tính thường sử dụng cách tiếp cận quy nạp (thu thập dữ liệu và phát triển lý thuyết từ kết quả thu thập dữ liệu), nghiên cứu định lượng thường gắn liền với tiếp cận diễn dịch (thiết lập giả thuyết và thiết kế chiến lược nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết). Tiếp cận quy nạp gắn nhiều hơn với thuyết diễn giải luận (interpretivism), diễn dịch liên quan nhiều đến thực chứng luận (positivism).

Theo Guba & Lincoln (1994), để đạt được mục tiêu nghiên cứu, việc xác định và lựa chọn mô thức nghiên cứu (Research paradigm) có vai trò rất quan trọng. Như đã trình bày ở phần mở đầu, mục đích nghiên cứu này nhằm xác định và đo lường mức độ tương quan của các nhân tố tới CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. Để thực hiện được mục đích này, cần phải dựa trên cơ sở các mô hình nghiên cứu đã được đề xuất. Kết quả các nghiên cứu trước qua tổng kết các nghiên cứu đã thực hiện ở Chương 1: “Tổng quan các nghiên cứu trước”, đã có nhiều mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT, điển hình là Mô hình CLKT của Wooten (2003), Mô hình CLKT của Duff (2004), Mô hình quả cầu CLKT của Tritschler (2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã được thực hiện trên cơ sở các DNKT ở nước ngoài, so với DNKT Việt Nam có sự khác biệt về đặc điểm và điều kiện nghiên cứu. Trong khi đó, tại Việt Nam chưa có mô hình nào về CLKT đối với DNKT Việt Nam được nghiên cứu và đề xuất.

Sự khác biệt này có nhiều nguyên nhân. Theo Francis (2004), có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về CLKT là sự khác biệt về thể chế của các quốc gia (khác biệt xuyên quốc gia), khác biệt giữa các văn phòng thực hiện kiểm toán (khác biệt xuyên thành phố) và khác biệt do mức độ chuyên ngành. Do đó, mặc dù đã có những mô hình CLKT đã được đề xuất nhưng đối tượng nghiên cứu của các mô hình đã được công bố là các DNKT nói chung, bao gồm cả Big Four, được thực hiện tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và hoạt động kiểm toán đã phát triển trong một thời gian dài, CLKT đã đạt được một mức độ nhất định, các DNKT này chủ yếu chịu sự chi phối của các Hiệp hội nghề nghiệp. Trong khi đó, đối tượng của nghiên cứu này là các DNKT Việt Nam, các DNKT đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, chắc chắn có sự khác biệt nhất định so với nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển tại Việt Nam, KTĐL được xem như là một công cụ quản lý kinh tế, với sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính là Cơ quan quản lý Nhà nước về Kế toán – Kiểm toán thay vì Hiệp hội nghề nghiệp, thị phần và quy mô của các DNKT Việt Nam vẫn còn thấp, CLKT và NLCT còn nhiều hạn chế. Do vậy, mô hình CLKT của DNKT Việt Nam có nhiều khác biệt so với các mô hình CLKT của các Nhà nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài. Vì vậy, nghiên cứu này cần được thực hiện qua hai bước: Bước đầu tiên là nghiên cứu định tính nhằm khám phá các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của các DNKT trong điều kiện của Việt Nam, Bước tiếp theo là thực hiện cho nghiên cứu định lượng nhằm đạt được mục tiêu đo lường CLKT bằng phương pháp gián tiếp thông qua mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam.

Mặt khác, theo Creswell & Clark (2007), việc kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về vấn đề nghiên cứu so với sử dụng định tính hay định lượng riêng lẻ. Tại Việt Nam, CLKT và NLCT đang được nhiều đối tượng quan tâm, tuy nhiên đây lại là một vấn đề mới trong lĩnh vực kiểm toán. Thực hiện nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp sẽ tạo điều kiện để giải thích các hiện tượng khi không có đầy đủ các biến số quan trọng do sự mới mẻ của chủ đề này.

Do đó, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án là phương pháp hỗn hợp khám phá, việc tiếp cận đầu tiên là nghiên cứu định tính để khám phá nhân tố về CLKT và NLCT, tiếp theo sẽ là nghiên cứu định lượng để đo lường tác động của các nhân tố CLKT và NLCT.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)