Kết luận và đóng góp của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 143 - 149)

- DN thuộc Hãng

5.1.Kết luận và đóng góp của nghiên cứu

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1.Kết luận và đóng góp của nghiên cứu

5.1.1. Kết luận

CLKT là một khái niệm phức tạp và đa diện, các Nhà nghiên cứu đã có nhiều cố gắng nhằm định nghĩa, đo lường và nhận diện CLKT thông qua các nhân tố đại diện. Có nhiều quan điểm về CLKT dựa trên các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có định nghĩa nào về CLKT, cũng như các phương pháp đo lường và nhân tố đại diện được chấp nhận rộng rãi, do đó chưa có một hệ thống các nhân tố tác động đến CLKT nào được xem là hoàn chỉnh. Việc tiếp tục nghiên cứu về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT trong điều kiện các DNKT Việt Nam hiện nay để đưa ra các quan điểm, định nghĩa về CLKT và khám phá, đo lường các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT đã được thể hiện trong Luận án là cần thiết.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, CLKT, NLCT là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của các DNKT, đặc biệt là các DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế như ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu về NLCT và các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam là một bước đi cần thiết nhằm xác định được những nhân tố cốt lõi. Qua đó thực hiện các giải pháp cần thiết nhằm không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh của DNKT Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố CLKT và NLCT. Nghiên cứu tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam là việc nghiên cứu hướng đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, đưa ra các giải pháp nâng cao CLKT, hướng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc nâng cao NLCT. Điều này thể hiện một góc nhìn dựa trên hiệu quả và mục tiêu kinh doanh của DNKT trong nghiên cứu CLKT.

Một trong những nguyên nhân của sự khác biệt trong các kết quả nghiên cứu thường xuất phát từ vai trò, đặc điểm kinh tế xã hội, vị trí pháp lý, vị thế trong thị trường của đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, trong điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng loại hình DNKT sẽ có sự khác biệt nhất định. Những khám phá mới mang đến sự khác biệt và đa dạng này, sẽ tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc của hoạt động KTĐL.

5.1.2. Đóng góp của Luận án

So với các nghiên cứu đã thực hiện, kết quả nghiên cứu của Luận án này thể hiện các điểm mới như sau:

Về nội dung, Luận án đã tổng hợp các nghiên cứu, các quan điểm, các trường phái về CLKT, NLCT, mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của DNKT. Đây là những nền tảng lý thuyết quan trọng để các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục phát triển trong bối cảnh ở các nền kinh tế chuyển đổi.

Về phương pháp, Luận án đã sử dụng nhiều phương pháp kết hợp để giải quyết mục tiêu đề ra. Các phương pháp tiếp cận của Tác giả mở ra hướng nghiên cứu định lượng trong kiểm toán tại Việt Nam.

Về kết quả, Luận án đã xây dựng ba mô hình các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT đến NLCT. Những kết quả này phần nào chứng minh các giả thuyết khoa học mà Tác giả đã xây dựng trong bối cảnh Việt Nam.

Các đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận và những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, cụ thể như sau:

(1) Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp và phát triển lý luận theo hướng đi sâu vào các

nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của các DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT trong tiến trình hội nhập quốc tế. Qua phân tích cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong, ngoài nước kết hợp với thực tiễn ở Việt Nam, Luận án đã đưa ra các định nghĩa về CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam vừa chú trọng đến việc tuân thủ CMKiT, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, vừa góp phần nâng cao chất lượng BCTC của doanh nghiệp khách hàng. Trong Luận án, Tác giả cũng đã hệ thống hóa các nhân tố về CLKT và NLCT đã phát hiện được trong nghiên cứu và phân loại các nhân tố này theo chủ thể tác động và quá trình kiểm toán. Từ đó, có thể xem xét quá trình hình thành CLKT một cách toàn diện theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Thứ hai, Tác giả đã đưa ra mô hình CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam,

làm cơ sở cho việc đánh giá, đo lường tác động của các nhân tố đến CLKT, NLCT dựa trên kết quả phân tích các nghiên cứu về CLKT và NLCT trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam và đặc điểm của các DNKT Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Thứ ba, Thông qua mô hình tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT, Tác giả đã thể hiện được sự tác động của CLKT đến NLCT. Điều này cho thấy nghiên cứu này thực sự hướng về mục tiêu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DNKT. Quan điểm nghiên cứu này ít được thể hiện ở các nghiên cứu trước ở Việt Nam, do mục tiêu chủ yếu của các nghiên cứu trước nhằm phục vụ cho việc đề ra các chính sách quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán.

Thứ tư, Luận án đã làm rõ về mặt lý thuyết, vai trò của Lý thuyết Ủy nhiệm và

Lý thuyết Cung cầu đối với CLKT. Kết quả nghiên cứu cho thấy Lý thuyết Ủy nhiệm không chỉ đặt ra nhu cầu kiểm toán mà còn đặt ra yêu cầu về CLKT, trong đó chi phí ủy nhiệm có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn DNKT, năng lực và trình độ của KTV, tác động đến tính độc lập và các yếu tố khác của CLKT. Bên cạch đó, Luận án đã làm rõ quan hệ cung cầu, về cả phía cung lẫn phía cầu CLKT, giá trị mang lại của kiểm toán trong việc nâng cao chất lượng BCTC cũng như đáp ứng các yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp khách hàng.

Những đóng góp về mặt lý luận trên sẽ bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận có liên quan đến CLKT và NLCT đang được quan tâm của nhiều Nhà nghiên cứu, mở ra các định hướng nghiên cứu mới và giúp bổ sung các nội dung, quan điểm, khái niệm mới trong các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy.

(2)Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, Định nghĩa CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam

Trên cơ sở phân tích định nghĩa của các nghiên cứu trước kết hợp với tình hình, đặc điểm của DNKT Việt Nam, Tác giả đã đưa ra định nghĩa CLKT của DNKT Việt Nam như sau: “Chất lượng kiểm toán của DNKT Việt Nam là mức độ tuân thủ CMKiT và mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện sai sót, báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC”. Bên cạnh đó, NLCT của các DNKT Việt Nam cũng được định nghĩa như sau: “NLCT của các DNKT là khả năng doanh nghiệp sử dụng và kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả, nắm bắt và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng với hiệu quả và chất lượng cao”.

Thứ hai, Khám phá các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam

Mặc dù đã có một số nghiên cứu trong nước liên quan đến CLKT và đến thời điểm hiện nay, nghiên cứu này được xem là nghiên cứu khám phá đầu tiên tại

Việt Nam về các nhân tố đến CLKT trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ chế quản lý Nhà nước về KTĐL và đặc điểm hoạt động của các DNKT Việt Nam.

Qua kết quả nghiên cứu định tính, Tác giả đã phát hiện trong điều kiện kinh tế tại Việt Nam, có 13 nhân tố với 52 yếu tố đo lường tác động đến CLKT. So với mô hình CLKT tại các nước có nền kinh tế và KTĐL phát triển, điển hình là Mô hình Quả cầu CLKT của Tritschler (2013) có 4 nhân tố mới với 16 yếu tố đo lường bao gồm: Chiến lược kinh doanh (Mục tiêu kinh doanh rõ ràng, Chiến lược kinh doanh phù hợp và lâu dài, Chiến lược được cụ thể hóa và có quy trình thực hiện, Thực hiên theo đúng chiến lược đã đề ra); Chi phí kiểm toán (Chi phí lương nhân viên kiểm toán, Chi phí quản lý, Chi phí giao dịch tiếp thị, Chi phí thực hiện kiểm toán); KSCL từ bên trong (Tính đầy đủ, chặt chẽ của quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán, Phân cấp kiểm soát trong hoạt động kiểm soát chất lượng, Thang đo đánh giá chất lượng kiểm toán được xây dựng chặt chẽ, Công tác kiểm soát chất lượng được thực hiện thường xuyên liên tục); KSCL từ bên ngoài (Tính pháp lý của việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài, Quy trình - phương thức - trình độ tổ chức việc kiểm soát, Tần suất kiểm soát chất lượng của các cơ quan chức năng, Biện pháp xử lý đối với sai phạm).

Bên cạnh đó, Tác giả cũng đã phát hiện, so với các DNKT ở nước ngoài, ảnh hưởng của các dịch vụ phi kiểm toán không đáng kể đến CLKT của các DNKT Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng đã phát hiện, trong điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam và đặc điểm của các DNKT Việt Nam, so với các nhân tố thuộc khuôn khổ IAASB (2014) có 3 nhân tố mới với 12 yếu tố đo lường bao gồm: Chiến lược kinh doanh (Mục tiêu kinh doanh rõ ràng, Chiến lược kinh doanh phù hợp và lâu dài, Chiến lược được cụ thể hóa và có quy trình thực hiện, Thực hiện theo đúng chiến lược đã đề ra); Chi phí kiểm toán (Chi phí lương nhân viên kiểm toán, Chi phí quản lý, Chi phí giao dịch tiếp thị, Chi phí thực hiện kiểm toán); Giá phí kiểm toán (Mức độ phù hợp giữa khối lượng công việc và giá phí kiểm toán, Giá phí phù hợp với khả năng đáp ứng, chi trả của doanh nghiệp, Giá phí đảm bảo sự kỳ vọng về thu nhập của công ty kiểm toán, Giá phí cạnh tranh).

Thứ ba, Khám phá các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam

Tương tự như đã đề cập ở phần đóng góp mới của nghiên cứu đối với các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam; Đến thời điểm hiện nay, nghiên cứu này được xem là nghiên cứu khám phá đầu tiên tại Việt Nam về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định tính của Luận án đã xác định 12 nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam.

So với các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT, các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam trong điều kiện hiện nay có thêm 5 nhân tố: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, Văn hóa doanh nghiệp, Chất lượng dịch vụ, NLCT về giá, Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này là khám phá sự tác động

của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện các DNKT Việt Nam hiện nay, CLKT và các nhân tố CLKT có tác động đến NLCT. Đây là nghiên cứu đầu tiên bằng phương pháp định tính khám phá tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam.

Thứ năm, Từ kết quả khám phá định tính, Tác giả đã thực hiện việc đo lường

mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT của các DNKT Việt Nam và xác định được có 6 nhân tố thực sự tác động đến CLKT với 24 tiêu chí đo lường.

Thứ sáu, Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT của các DNKT

Việt Nam: từ kết quả nghiên cứu định lượng đã được trình bày trong Luận án đã xác định được 5 nhân tố thực sự tác động đến NLCT với 16 tiêu chí đo lường. Đây là khám phá mới vì đến nay chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam và nước ngoài thực hiện.

Thứ bảy, Đo lường mức độ tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của Luận án, CLKT thực sự tác động đến NLCT theo quan hệ cùng chiều. Đây cũng là khám phá mới do đến nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện ở Việt Nam và nước ngoài.

Thứ tám, Đo lường mức độ tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các

DNKT Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu định lượng đã được trình bày trong Luận án đã xác định được 6 nhân tố CLKT thực sự tác động đến NLCT với 24 tiêu chí đo lường. Đây là khám phá mới, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở Việt Nam và nước ngoài.

Thứ chín, Đề xuất Mô hình CLKT và Mô hình NLCT, Mô hình tác động của các

nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Qua đó, thể hiện được mối tương quan và mức độ tương quan giữa các nhân tố CLKT, NLCT đến CLKT và NLCT.

Cuối cùng, Đề xuất về Khung phân tích các nhân tố CLKT.

Trên cơ sở Mô hình CLKT của Defond & Zhang (2014) như đã trình bày kết hợp với Khuôn khổ CLKT của IAASB (2014) và kết quả nghiên cứu các nhân tố CLKT

theo quá trình tương tác và ngữ cảnh, Tác giả đề xuất khung phân tích phục vụ cho việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT theo định hướng tăng cường NLCT của các DNKT Việt Nam như sau:

Nhà quản lý Người sử dụng BCTC Nhân tố đầu ra (3) Chất lượng kiểm toán KTV DNKT Nhân tố đầu vào (1) Nhân tố quá trình (2) Nhân tố ngữ cảnh (5)

Cơ quan quản lý Nhà nước, Tổ chức nghề nghiệp, Môi trường pháp lý về KSCL kiểm toán KTV, DNKT, Nhà quản lý, Người sử dụng BCTC,

Cơ quan quản lý Nhà nước, KSCL về kiểm toán Nhân tố tương tác (4)

Hình 5.1: Khung phân tích các nhân tố tác động đến CLKT

Nguồn: Phát triển của Tác giả

Trong đó, quá trình hình thành nên CLKT gắn liền với quá trình thực hiện dịch vụ kiểm toán. (1) DNKT và KTV cung cấp đầu vào cho quá trình kiểm toán theo trình độ và nhận thức của KTV, BGĐ DNKT, mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực được kiểm toán của KTV, quy mô, mức độ chuyên ngành của DNKT, tính độc lập của KTV và DNKT. (2) DNKT và KTV thực hiện việc kiểm toán theo phương pháp luận kiểm toán đã được DNKT thiết lập và tính cách của KTV khi thực hiện kiểm toán. (3) Yêu cầu về CLKT, yêu cầu về đặc điểm pháp lý đối với đơn vị được kiểm toán, các yêu cầu cụ thể khác, sẽ tạo nên nhân tố đầu ra của CLKT. Thông thường mối quan hệ này được thể hiện qua giá phí kiểm toán. (4) Sự tương tác giữa đối tượng có liên quan: KTV, DNKT, Nhà quản lý, Người sử dụng,… qua chiến lược kinh doanh của DNKT qua việc tổ chức KSCL, nhiệm kỳ kiểm toán, Chi phí kiểm toán góp phần tạo ra CLKT. (5) Tác động từ hệ thống pháp lý, hệ thống KSCL, môi trường hoạt động, chất lượng đào tạo nhân lực kiểm toán là nhân tố ngữ cảnh tạo nên CLKT.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 143 - 149)