Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến CLKT

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 28 - 33)

So với các nước có hoạt động KTĐL phát triển, hoạt động KTĐL Việt Nam vẫn còn khá non trẻ. Do đó, các nghiên cứu về CLKT, các nhân tố tác động đến CLKT không nhiều, chỉ mới xuất hiện những năm gần đây. Trong số những nghiên cứu đã được công bố trên, một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến như sau:

 Công trình nghiên cứu: “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

KTĐL ở Việt Nam” - Đặng Đức Sơn & cộng sự (2011) – Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp cơ sở, Đại học Quốc gia Hà Nội

Công trình nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh hoạt động KTĐL Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, môi trường cạnh tranh trong ngành Kiểm toán ngày càng cao đòi hỏi các DNKT Việt Nam cần có những động thái tích cực để có thể có đủ NLCT nhằm đạt mục tiêu tồn tại và phát triển bền vững.

Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu định tính, Tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát thông qua Bảng câu hỏi phỏng vấn đối với 38 KTV trong các DNKT trên địa bàn Hà Nội. Qua kết quả nghiên cứu Tác giả đã đưa ra 4 nhân tố chính tác động đến CLKT của các DNKT Việt Nam: Mối quan hệ giữa DNKT và khách hàng; Quá trình đào tạo và nâng cao năng lực của KTV; Chu kỳ kiểm toán; Hiệu lực của quy trình kiểm toán. Bên cạnh đó, Tác giả cũng đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao CLKT: Luân chuyển DNKT; Kiểm soát quy trình kiểm toán; Minh bạch hóa chi phí kiểm toán; Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng KTV.

 Công trình nghiên cứu: “Xây dựng cơ chế KSCL cho hoạt động KTĐL tại

Việt Nam” - Trần Khánh Lâm (2011) - Luận án Tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh và công trình nghiên cứu: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc

thiết lập các quy định về KSCL cho hoạt động kiểm toán Việt Nam” - Trần Thị

Giang Tân & cộng sự (2011) - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Đây là một trong những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực kiểm soát CLKT tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh tại Việt Nam và trên thế giới phát sinh nhiều sự kiện gây mất lòng tin đối với hoạt động kiểm toán như: Sự kiện Bông Bạch Tuyết, Dược Viễn Đông, Vinashin... tại Việt Nam, Enron và Worldcom tại

Mỹ, Parmalat ở Châu Âu. Theo các Tác giả, một trong những nguyên nhân chủ yếu do thiếu cơ chế và thực thi về kiểm soát của cơ quan quản lý về CLKT. Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận kết hợp với kinh nghiệm tại các quốc gia có nền KTĐL phát triển, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Tác giả đã thực hiện để khảo sát các KTV và BGĐ của các DNKT, để đưa ra các giải pháp xây dựng cơ chế KSCL phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam.

Theo Tác giả, các nhân tố tác động đến CLKT, gồm 2 nhóm : Nhóm nhân tố bên trong và Nhóm nhân tố bên ngoài, trong đó:

Nhóm nhân tố bên trong: KSCL từ bên trong; Quy trình, Chương trình kiểm toán

và Báo cáo kiểm toán; Năng lực chuyên môn, tính độc lập của KTV và DNKT; Quy mô, mức độ chuyên ngành của DNKT; Giá phí kiểm toán.

Nhóm nhân tố bên ngoài: Mục tiêu kiểm toán của khách hàng; Yêu cầu của

Người sử dụng trong xã hội; Các chuẩn mực, các quy định pháp lý và các quy định của hội nghề nghiệp; Sự cạnh tranh trên thị trường; KSCL từ bên ngoài.

 Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL trong điều kiện Luật KTĐL đã được

ban hành và áp dụng” - Mai Thị Hoàng Minh & cộng sự (2012)

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh KTĐL Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới – Giai đoạn KTĐL hoạt động trong môi trường pháp lý hoàn chỉnh với sự ra đời của Luật KTĐL năm 2011. Giai đoạn này đòi hỏi cần thiết phải nâng cao tiêu chuẩn đối với DNKT, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán, nâng cao trình độ KTV, đáp ứng yêu cầu về dịch vụ kiểm toán trong khu vực và quốc tế, xác lập vai trò của VACPA trong khuôn khổ pháp luật đã được ban hành.

Các Tác giả đã thực hiện khảo sát với đối tượng là các KTV, DNKT, Doanh nghiệp và Cơ quan quản lý Nhà nước về Kế toán - Kiểm toán về CLKT. Kết hợp với các dữ liệu từ các Báo cáo hoạt động thường niên, Báo cáo tổng kết của Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp Kiểm toán từ 2010 - 2013 để làm cơ sở phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp.

Qua kết quả khảo sát, các Tác giả cũng đã đưa ra 2 nhóm nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động của DNKT bao gồm:

Nhóm nhân tố bên trong gồm các nhân tố: Chiến lược kinh doanh, Trình độ

chuyên môn của đội ngũ KTV, Năng suất hiệu quả của DNKT, Văn hóa doanh nghiệp, Khả năng tài chính.

Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: Hội nhập quốc tế và khu vực, Chính sách và sự

phát triển của hoạt động kinh tế - tài chính, KSCL từ bên trong và KSCL từ bên ngoài. Các Tác giả cũng đã thực hiện việc phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động của các DNKT, đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng hoạt động của các DNKT Việt Nam, xác định nguyên nhân các hạn chế của hoạt động KTĐL. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của các DNKT Việt Nam.

Công trình nghiên cứu cũng đã làm sáng tỏ và mở ra một hướng mới đối với việc nâng cao CLKT trong một bối cảnh mới. Trong khuôn khổ pháp luật và kiểm toán đã được hoàn chỉnh và nâng lên một tầm cao mới đòi hỏi các DNKT phải không ngừng hoàn thiện về chất lượng, mở rộng về quy mô, cạnh tranh lành mạnh trong môi trường luật pháp, nhất là cần phải có một chiến lược cạnh tranh và phát triển lâu dài, nhằm góp phần thiết thực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành Kiểm toán nói riêng.

 “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT BCTC các DNNY trên

thị trường chứng khoán Việt Nam” – Bùi Thị Thủy (2013) – Luận án Tiến sĩ kinh tế -

Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, các DNNY nói chung có xu hướng lập các BCTC thiếu trung thực. Sự tin cậy của Nhà đầu tư và thị trường đối với các KTV và DNKT bị hạn chế.

Dựa trên Mô hình CLKT của Duff (2004), Tác giả đã thực hiện phân tích và xử lý kết quả khảo sát nghiên cứu định lượng từ 138 KTV thuộc các DNKT đủ điều kiện kiểm toán BCTC DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua kết quả nghiên cứu, Tác giả đã xác định 14 nhân tố tác động đến BCTC của DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam và được chia thành 3 nhóm nhân tố:

Nhân tố thuộc về nhóm KTV: Kinh nghiệm chuyên sâu, Ý thức, Chuyên nghiệp,

Nhân tố thuộc nhóm bên ngoài: DNNY, Môi trường pháp lý, Kiểm soát bên ngoài. Nhân tố thuộc về nhóm DNKT: Hệ thống KSCL, Phương pháp và quy trình

kiểm toán, Phí kiểm toán, Danh tiếng và Quy mô DNKT.

 Công trình nghiên cứu: “Chất lượng kiểm toán ở Việt Nam” – nhóm nghiên cứu Pham, H., Amaria, P., Bui, T., & Tran, S. (2014).

Mục đích của nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của KTV về CLKT và các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam, Pham, H., Amaria, P., Bui, T., & Tran, S. (2014) đã thực hiện phương pháp định lượng qua việc khảo sát trực tiếp 200 KTV tại 10 DNKT được lựa chọn theo quy mô lớn, trung bình và một số ít là DNKT quy mô nhỏ và đã xử lý 128 phiếu khảo sát với 33 câu hỏi có liên quan đến nhận thức của KTV và các yếu tố tác động đến CLKT tại Việt Nam nhận được qua phần mềm thống kê SPSS.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam bao gồm: sự cạnh tranh giữa các DNKT, nhiệm kỳ kiểm toán, việc cung cấp thêm các dịch vụ phi kiểm toán, mức độ chuyên ngành của KTV, kết quả nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ thay đổi nhân viên hàng năm cũng như việc nhân viên kiểm toán chuyển sang làm việc cho khách hàng kiểm toán trước đây có ảnh hưởng tiêu cực đến CLKT ở Việt Nam.

Các nhân tố tác động đến CLKT đã được đề cập trong các nghiên cứu trong nước được thể hiện qua Hình 1.6: Các nhân tố tác động đến CLKT - Theo các nghiên cứu ở Việt Nam.

Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán

(Theo các nghiên cứu ở Việt Nam)

Doanh nghiệp kiểm toán Các nhân tố bên ngoài

Chi phí kiểm toán

Ngô Đức Long (2002) Bùi Thị Thủy (2013) Nguyễn Thị Mỹ (2013)

Kiểm toán viên

Quy mô Doanh nghiệp

Ngô Đức Long (2002) Trần Khánh Lâm (2011) Bùi Thị Thủy (2013) Mức độ chuyên ngành của DNKT Ngô Đức Long (2002) Trần Khánh Lâm (2011) Bùi Thị Thủy (2013)

Giá phí kiểm toán

Trần Thị Giang Tân & cộng sự (2011) Trần Khánh Lâm (2011)

Bùi Thị Thủy (2013)

Phương pháp luận và tính cách của KTV, thái độ hoài nghi Nghề nghiệp

Trần Khánh Lâm (2011) Bùi Thị Thủy (2013)

Năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV

Trần Thị Giang Tân & cộng sự (2011) Trần Khánh Lâm (2011) Mai Thị Hoàng Minh & cộng sự (2012)

Bùi Thị Thủy (2013)

Nhiệm kỳ kiểm toán

Trần Thị Giang Tân & cộng sự (2011) Đặng Đức Sơn (2011) Trần Khánh Lâm (2011)

Bùi Thị Thủy (2013)

Tính độc lập của KTV

Trần Thị Giang Tân & cộng sự (2011) Trần Khánh Lâm (2011)

Bùi Thị Thủy (2013)

Nhận thức của KTV về việc tuân thủ chuẩn mực

và đạo đức nghề nghiệp

Trần Khánh Lâm (2011) Trần Thị Giang Tân & cộng sự (2011)

Bùi Thị Thủy (2013) Tổ chức kiểm soát từ bên ngoài Trần Khánh Lâm (2011) Hà Thị Ngọc Hà (2011) Trần Thị Giang Tân (2011) Mai Thị Hoàng Minh & cộng sự (2012)

Bùi Thị Thủy (2013)

Tác động của hệ thống pháp lý và các ngành hỗ trợ có liên quan

Trần Thị Giang Tân & cộng sự (2011) Trần Khánh Lâm (2011) Mai Thị Hoàng Minh & cộng sự (2012)

Bùi Thị Thủy (2013)

Chất lượng đào tạo nhân lực kiểm toán

Đặng Đức Sơn (2011) Bùi Thị Thủy (2013)

Chiến lược kinh doanh của DNKT, khả năng tài chính và

văn hóa của công ty

Mai Thị Hoàng Minh & cộng sự (2012) Bùi Thị Thủy (2013)

Tổ chức KSCL từ bên trong

Trần Thị Giang Tân & cộng sự (2011) Trần Khánh Lâm (2011)

Đặng Đức Sơn (2011) Hà Thị Ngọc Hà (2011) Bùi Thị Thủy (2013)

Hình 1.6: Các nhân tố tác động đến CLKT - Theo các nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)