H4.: Có sự tác động dương của Chi phí kiểm toán đến NLCT của DNKT Việt Nam Chấp nhận giả thuyết

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 138 - 143)

- DN thuộc Hãng

6H4.: Có sự tác động dương của Chi phí kiểm toán đến NLCT của DNKT Việt Nam Chấp nhận giả thuyết

Phương pháp luận và nhận thức của KTV Tính độc lập Chiến lược kinh doanh

Chi phí kiểm toán

Giá phí kiểm toán

KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán

KTVDoanh nghiệp Doanh nghiệp kiểm toán Nhân tố bên ngoài Chất lượng kiểm toán Năng lực cạnh tranh

Hình 4.30: Kết quả nghiên cứu định lượng tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam

4.3.7.4. Bàn luận về kết quả

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized coefficient):

Biến Phương pháp luận và nhận thức của KTV (X1) có hệ số 0,448, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Phương pháp luận và nhận thức của KTV” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,448 điểm.

Biến Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và Hệ thống pháp luật về kiểm toán (X2) có hệ số 0,472, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,472 điểm.

Biến Tính độc lập (X3) có hệ số 0,237, quan hệ cùng chiều với biến năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Tính độc lập” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,237 điểm.

Biến Chiến lược kinh doanh (X4) có hệ số 0,258, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Chiến lược kinh doanh” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,258 điểm.

Biến Giá phí kiểm toán (X5) có hệ số 0,238, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Giá phí kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,238 điểm. Biến Chi phí kiểm toán (X6) có hệ số 0,195, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Chi phí kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,195 điểm.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized coefficient):

Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa được thể hiện ở Bảng 4.20: Tầm quan trọng của các nhân tố CLKT tác động đến NLCT DNKT Việt Nam.

Bảng 4.20: Tầm quan trọng của các nhân tố CLKT tác động đến NLCT DNKT Việt Nam Biến độc lập Giá trị Tỷ trọng (%) Thứ tự ảnh hưởng tuyệt đối

Phương pháp luận và nhận thức của KTV (X1) 0,448 24,24 2

Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về

kiểm toán (X2) 0,472 25,54 1

Tính độc lập (X3) 0,237 12,82 5

Chiến lược kinh doanh (X4) 0,258 13,96 3

Giá phí kiểm toán (X5) 0,238 12,88 4

Chi phí kiểm toán (X6) 0,195 10,56 6

Tổng - 100 -

Đóng góp của từng biến theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: Biến X2 đóng góp 25,54%, biến X1 đóng góp 24,24%, biến X4 đóng góp 13,96%, biến X5 đóng góp 12,88%, biến X3 đóng góp 12,82%, biến X6 đóng góp 10,56%,

Kết luận: Thông qua 5 kiểm định, có thể khẳng định rằng các nhân tố CLKT

tác động đến năng lực cạnh tranh theo thứ tự tầm quan trọng là “Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán”, “Phương pháp luận và nhận thức của KTV”, “Chiến lược kinh doanh”, “Giá phí kiểm toán”, “Tính độc lập”, “Chi phí kiểm toán”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu đã được đề cập ở Phần mở đầu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đã được xác định ở Chương 3; Chương 4 đã trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu đã thực hiện qua các bước nghiên cứu. Các kết quả này có thể tóm tắt như sau:

Thứ nhất, Kết quả nghiên cứu về thực trạng và đánh giá CLKT, NLCT của

DNKT Việt Nam, đánh giá và xác định nguyên nhân của thực trạng. Theo kết quả nghiên cứu này, thị trường kiểm toán Việt Nam trong thời gian qua đã có một số bước phát triển đáng kể về môi trường pháp lý, quy mô và kết quả hoạt động. Tuy nhiên, CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Các DNKT chưa thực sự quan tâm đến NLCT và những tác động mới của quá trình hội nhập, sự cạnh tranh giữa các DNKT còn mang tính cục bộ, mang nặng lợi ích kinh tế, biện pháp cạnh tranh không dựa trên chất lượng mà chủ yếu thực hiện giảm giá phí so với các đối thủ cạnh tranh khác. Giá phí kiểm toán còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu về trình độ và khối lượng công việc, thị phần kiểm toán có sự chênh lệch lớn giữa các DNKT Việt Nam và DNKT nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, Kết quả nghiên cứu định tính đã xác định được 13 nhân tố tác động đến

CLKT của DNKT Việt Nam, bao gồm: (i) Nhóm nhân tố thuộc về Kiểm toán viên: Phương pháp luận kiểm toán; Nhận thức của KTV và BGĐ DNKT; Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán; Tính độc lập; Nhiệm kỳ của KTV. (ii) Nhóm nhân tố thuộc về DNKT: Chiến lược kinh doanh; Chi phí kiểm toán; Quy mô, mức độ chuyên ngành; Tổ chức KSCL từ bên trong. (iii) Nhóm nhân tố thuộc các yếu tố bên ngoài: Giá phí kiểm toán; Tổ chức KSCL từ bên ngoài; Hệ thống pháp lý; Chất lượng đào tạo nhân lực kiểm toán.

Căn cứ vào quá trình hoạt động kiểm toán và theo khuôn khổ CLKT được phân theo các nhóm như sau: (i) Nhân tố đầu vào: Nhận thức của KTV và BGĐ DNKT; Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán; Tính độc lập; Quy mô, mức độ chuyên ngành. (ii) Nhân tố quá trình: Phương pháp luận kiểm toán. (iii) Nhân tố đầu ra: Giá phí kiểm toán. (iv) Nhân tố tương tác: Chiến lược kinh doanh; Chi phí kiểm toán; Tổ chức KSCL từ bên trong; Nhiệm kỳ của KTV. (v) Nhân tố ngữ cảnh: Tổ chức KSCL từ bên ngoài; Chất lượng đào tạo nhân lực kiểm toán; Hệ thống pháp lý.

Thứ ba, Kết quả nghiên cứu định tính đã xác định được 12 nhân tố tác động đến

NLCT của DNKT Việt Nam, bao gồm: (i) Nhóm nhân tố thuộc về KTV: Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý; Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin; Chất lượng dịch vụ; Nguồn nhân lực. (ii) Nhóm nhân tố thuộc về DNKT: Năng lực quản trị; Quy mô của doanh nghiệp; Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; Năng lực tài chính; Văn hóa của công ty. (iii) Nhóm nhân tố thuộc các yếu tố bên ngoài: Thương hiệu doanh nghiệp; Năng lực cạnh tranh về giá; Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh.

Các nhân tố trên được xếp vào các nhóm nhân tố theo quá trình như sau: (i) Nhân tố đầu vào: Năng lực quản trị; Quy mô của doanh nghiệp; Năng lực tài chính; Văn hóa của công ty; Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý; Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin; Nguồn nhân lực. (ii) Nhân tố quá trình: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. (iii) Nhân tố đầu ra: Chất lượng dịch vụ; Thương hiệu doanh nghiệp; Năng lực cạnh tranh về giá; Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh.

Thứ tư, Qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy có sự tương đồng giữa các

nhân tố CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam chủ yếu và có sự tương đồng giữa các yếu tố giải thích CLKT và NLCT, được phân loại vào các nhóm khác nhau thuộc CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam theo các hướng tiếp cận khác nhau. Có một số nhân tố CLKT tác động trực tiếp đến NLCT, một số nhân tố khác có sự tác động gián tiếp đến NLCT. Kết quả nghiên cứu này lý giải được có sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam.

Thứ năm, Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy về các

nhân tố tác động đến CLKT của các DNKT Việt Nam với độ tin cậy 99% được áp dụng trong nghiên cứu định lượng đã xác định: Có 6 nhân tố CLKT với 24 biến quan sát, thực sự tác động đến CLKT theo thứ tự tầm quan trọng như sau: (i) Phương pháp luận và nhận thức của KTV; (ii) KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán; (iii) Chiến lược kinh doanh; (iv) Chi phí kiểm toán; (v) Giá phí kiểm toán; (vi) Tính độc lập.

Phân loại theo chủ thể tác động, các nhân tố tác động đến CLKT bao gồm: (i) Nhóm nhân tố thuộc về KTV: Phương pháp luận và nhận thức của KTV, Tính độc lập. (ii) Nhóm nhân tố thuộc về DNKT: Chiến lược kinh doanh, Chi phí kiểm toán. (iii) Nhóm nhân tố thuộc các yếu tố bên ngoài: KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán, Giá phí kiểm toán.

Thứ sáu, Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy về các

nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam với độ tin cậy 99% được áp dụng trong nghiên cứu định lượng đã xác định: Có 5 nhân tố với 16 biến quan sát, thực sự tác động đến NLCT theo thứ tự tầm quan trọng như sau: (i) Chất lượng dịch vụ; (ii) Văn hóa DNKT; (iii) Năng lực công nghệ thông tin; (iv) Quy mô DNKT; (v) Năng lực phát triển và quan hệ kinh doanh.

Thứ bảy, Kết quả phân tích hồi quy đa biến với độ tin cậy 99%, cho thấy

CLKT tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam qua phương trình hồi quy NLCT = -2,497E-16 + 0,798 (CLKT).

Thứ tám, Kết quả phân tích hồi quy đa biến với độ tin cậy 99% cho thấy có 6

nhân tố CLKT thực sự tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam theo thứ tự tầm quan trọng như sau: (i) KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán; (ii) Phương pháp luận và nhận thức của KTV; (iii) Chiến lược kinh doanh; (iv) Giá phí kiểm toán; (v) Tính độc lập; (vi) Chi phí kiểm toán.

Phân loại theo chủ thể tác động, các nhân tố tác động đến CLKT bao gồm: (i) Nhóm nhân tố thuộc về KTV: Phương pháp luận và nhận thức của KTV, Tính độc lập. (ii) Nhóm nhân tố thuộc về DNKT: Chiến lược kinh doanh, Chi phí kiểm toán. (iii) Nhóm nhân tố thuộc các yếu tố bên ngoài: KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán, Giá phí kiểm toán.

Thứ chín, Qua kết quả nghiên cứu định lượng, các giả thuyết nghiên cứu được

đề ra đã được làm sáng tỏ và được chấp nhận toàn bộ. Điều này cho thấy mục tiêu và định hướng nghiên cứu là phù hợp với thực tế.

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam sẽ được trình bày ở Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.

CHƯƠNG 5:

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 138 - 143)