Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 158 - 160)

- DN thuộc Hãng

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.4.2. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu này còn nhiều hạn chế, những vấn đề còn tồn tại trong Luận án sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới, bao gồm:

(1) Kiểm toán là loại hình có tính đặc thù cao so với hoạt động khác. Do đó, các lý thuyết liên quan đến CLKT, NLCT cũng như các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT không nhiều, nhiều khái niệm chưa được thống nhất. Do đó, việc xác lập các cơ sở lý thuyết cho mục tiêu nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế. Việc này đặt ra hướng nghiên cứu tiếp theo về các cơ sở lý luận có liên quan đến các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT cũng như tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam.

(2) Về phạm vi nghiên cứu, đối tượng chủ yếu của nghiên cứu này là các DNKT Việt Nam. Do đó, kết quả nghiên cứu chưa thể khái quát được tổng thể ngành KTĐL Việt Nam bao gồm các DNKT Việt Nam và các DNKT có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cần được xem như là điểm khởi đầu cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này và việc diễn giải kết quả phải cần lưu ý đến hạn chế trên. Những nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng các đối tượng để nâng cao tính khái quát của kết quả nghiên cứu.

(3) Bên cạnh các kết quả đã đạt được, về mức độ nghiên cứu, kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khám phá và đo lường tác động của các nhân tố CLKT, NLCT, chưa đi sâu nghiên cứu các yếu tố nội tại của các nhân tố này. Trên cơ sở đạt được kết quả nghiên cứu này, có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về ảnh hưởng của các yếu tố nội tại trong từng nhân tố như Giá phí kiểm toán, Năng lực của KTV, Nhiệm kỳ kiểm toán, Thương hiệu doanh nghiệp…

(4) Mục tiêu của nghiên cứu chủ yếu chú trọng đến việc khám phá và đo lường các tác động đến CLKT và NLCT trên cơ sở lý thuyết Nguồn năng lực động của doanh nghiệp để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu sâu đến quá trình hình thành nguồn năng lực động của doanh nghiệp như đã thực hiện ở các nước. Mặt khác, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố NLCT đến CLKT vẫn chưa được cụ thể. Còn rất nhiều nghiên cứu có thể tạo ra một mô hình tổng hợp về năng lực động hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như việc nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của NLCT đến CLKT.

KẾT LUẬN

Mặc dù vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về CLKT và NLCT của các DNKT nhưng không thể phủ nhận CLKT luôn là một lợi thế cạnh tranh. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá các nhân tố CLKT, NLCT và đo lường mức độ tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT; Qua đó, đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm góp phần nâng cao CLKT, NLCT của các DNKT Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đó cũng chính là mục tiêu của nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ đặc thù của môi trường kinh tế - xã hội và đặc điểm của hoạt động KTĐL tại Việt Nam, có sự khác biệt về các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam so với các công trình nghiên cứu tại các nước khác. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã khám phá và đo lường sự tác động của các nhân tố đến CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận, các kết quả nghiên cứu trong Luận án còn có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn, qua đó các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán, hội nghề nghiệp, DNKT có thể hoạch định các chính sách, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao CLKT, tăng cường NLCT của các DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.

Tóm lại, mặc dù không tránh khỏi một số hạn chế nhất định nhưng những kết quả đạt được trong Luận án đã góp phần nâng cao CLKT, NLCT của các DNKT nói riêng và hoạt động KTĐL nói chung. Đồng thời, mở ra hướng nghiên cứu mới theo quan điểm nâng cao CLKT hướng đến tăng cường NLCT của các doanh nghiệp. Tác giả mong rằng, nội dung và kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo góp phần vào kho tàng kiến thức về kiểm toán, đồng thời làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)