Giai đoạn sau 1975

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 34 - 37)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Giai đoạn sau 1975

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyên Ngọc luôn nhất quán với phong cách nghệ thuật là viết văn với cảm hứng anh hùng. Do đó, cảm hứng chủ đạo xuyên suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông là cảm hứng về người anh hùng.

Sau năm 1975, hàng loạt những cây bút đã từng tâm huyết với đề tài chiến tranh cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng đã tìm hướng đi mới cho mình là viết về đề tài thế sự, đời tư với những mặt trái của xã hội kinh tế thị trường. Trong khi đó, nhà văn Nguyên Ngọc vẫn kiên trì theo đuổi lý tưởng của mình. Vẫn viết về người anh hùng. Nguyễn Đăng Mạnh cứ ngỡ rằng trong thời kỳ đổi mới này, Nguyên Ngọc đã bế tắc về con đường nghệ thuật của mình, không thể viết về người anh hùng, nhưng ông thực sự ngạc nhiên là: “anh vẫn viết, vẫn viết về người anh hùng, vẫn viết bằng cái văn ấy, bằng giọng ấy,

bằng cái cảm hứng lãng mạn sôi nổi ấy” [55;335].

Sự kiên trì ấy được thể hiện trong chính chủ đề mà ông khai thác, tìm chọn. Người anh hùng trong sáng tác của Nguyên Ngọc sau 1975 không phải là những thủ lĩnh mà là người anh hùng của đời thường với những lo toan cho cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn của họ“...Nguyên Ngọc đã tìm thấy cái lớn lao đằng sau những điều bình thường, nhỏ nhặt, và kể về điều đó bằng một giọng văn vừa dịu nhẹ vừa nóng bỏng, đã như là “mảnh đất” của riêng

Nguyên Ngọc” [57;518].

chính căn bệnh ấy nó làm thui chột mọi sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Nếu trước 1975, chính tác giả là người được sống, được chiêm nghiệm chính ngay trong không khí của một thời đại anh hùng nên không mất công lắm về sự đẽo gọt, tỉa tót hay trau chuốt thêm về hình tượng người anh hùng. Sau 1975, ông vẫn sáng tác với cảm hứng anh hùng nhưng có khác trước ở chỗ người anh hùng được nhìn ở nhiều chiều, đa diện hơn. Để tiếp tục với đề tài về người anh hùng, nhà văn Nguyên Ngọc đã tìm về với quá khứ, tìm về chiến trường xưa bằng cách phục dựng lại gần như một cách trọn vẹn về họ. Người anh hùng trong các sáng tác sau 1975 đa diện hơn, phong phú hơn vì bây giờ họ là những con người cụ thể, có lí lịch riêng, tiểu sử riêng. Chân dung của người anh hùng như là tiểu sử của từng người anh hùng. Chính tiểu sử ấy cho thấy được hành trình hình thành phẩm chất người anh hùng là một quá trình đầy gian khổ và hy sinh.

Nguyên Ngọc được biết đến là một cây bút sống trong lòng thực tế, mỗi nhân vật của ông đều có từ nguyên mẫu thực tế cuộc sống, những con người giản dị, trong sáng, tinh khiết đến lạ lùng, say đắm đến lạ lùng.

Sau 1975, ông quay trở lại chiến trường xưa, nơi mà ông đã từng sống và chiến đấu, cũng có thể là những nơi ông được nghe kể lại về một huyền thoại anh hùng. Tìm lại những người anh hùng trong những trận chiến năm xưa là cách để ông bày tỏ sự biết ơn và tri ân họ. Đồng thời, tìm hiểu về cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn để sẻ chia và đồng cảm cho những mất mát và bất hạnh của họ. Vì họ mà lên tiếng cảnh tỉnh xã hội đừng quay lưng với những con người đã hy sinh tuổi xuân, hạnh phúc của mình cho cuộc sống ngày hôm nay.

Trong Trở lại Mèo Vạc, là hình ảnh người anh hùng Thào Mỹ và Sùng Chóa Vàng. Họ là những người anh hùng H’mông trong cuộc diệt phỉ năm xưa. Chiến đấu dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hy sinh và cũng anh hùng trong tình yêu. Nhưng cuộc sống hiện tại của họ rất túng thiếu và rất nghèo. Viết về

họ là cách để tác giả thức tỉnh chính mình đồng thời kêu gọi những cơ quan có thẩm quyền quan tâm hơn đến chế độ chính sách dành cho họ.

Trong Tháng Ninh Nông, là hình ảnh người sơn nữ không ngại hiểm nguy sẵn sàng che chở cho người chiến sĩ cách mạng, cô gái đã quên đi những e thẹn của người phụ nữ mà cứu lấy người chiến sĩ cách mạng thoát khỏi hiểm nguy.

Với Người hát rong giữa rừng, là sự trân trọng cho tài năng và nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ Tây Nguyên - Y Yơn. Cả cuộc đời, ông dùng nghệ thuật của mình – tiếng hát – để đưa những người lạc lối quay trở về với đất nước, với tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng cuộc sống hiện tại của Y Yơn còn rất túng thiếu, chật vật.

Trong Cát cháy, người đọc bắt gặp một câu chuyện dữ dội về đất và người Điện Bàn những ngày “nung bão”, hay ngọn nguồn của cái sức mạnh kỳ lạ như huyền thoại của vùng cát trắng Bình Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) ba lần được tuyên dương anh hùng, vẫn đủ sức lay động người đọc. Trong bút ký này, Nguyên Ngọc đã tái hiện lại cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Quảng Nam trong những ngày đối đầu với giặc Mỹ xâm lược. Đồng thời, tác giả cũng miêu tả cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn, thiếu thốn và bất hạnh của những người anh hùng nơi đây.

Với bút ký Có một con đường mòn trên biển Đông, là khúc ca bi tráng của những người anh hùng quyết quên đi cái chết của mình vì sự sống còn của miền Nam ruột thịt. Vì nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc, họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của mình. Nhưng giờ đây, cuộc sống hiện tại của họ còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Họ vẫn kiên cường sống, kiên cường vượt qua gian khổ, không hề than oán, kêu ca mà lặng lẽ sống, lặng lẽ cống hiến cho đời. Chấp nhận đau thương cho riêng mình. Viết về họ như một cách để nhà văn thể hiện sự trăn trở xót xa của mình với người anh hùng. Đồng thời, lên tiếng cảnh tỉnh xã hội và những người làm công tác đền ơn đáp nghĩa, đừng

quay lưng với những nỗi đau và bất hạnh của họ - những người đã hy sinh tuổi xuân và hạnh phúc của mình cho chúng ta có ngày hôm nay.

1.3. Cội nguồn cảm hứng anh hùng của Nguyên Ngọc 1.3.1. Tâm lý xã hội, ý thức nghệ thuật thời chiến

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 34 - 37)