Miêu tả không gian – thời gian

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 95 - 102)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2Miêu tả không gian – thời gian

3.1.2.1. Nghệ thuật miêu tả không gian

Trong tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ dùng để tái hiện lại địa điểm, nơi nhân vật sống và hoạt động cũng như những chân trời mới mà nhân vật ước mơ. Đó có thể là không gian rộng trong tâm tưởng và cũng có thể là không gian hẹp trong đời sống hiện thực. Tác giả của giáo trình Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ cũng chỉ ra rằng: “Trong tác

phẩm văn học, không gian vừa là hình thức hiện hữu của con người, vừa là kí

hiệu nghệ thuật thuộc về thế giới sáng tạo của người nghệ sĩ, nó bộc lộ cái

nhìn của nhà văn trước đời người và người đời,...” [26,178]. Ngoài ra, các tác

giả còn khẳng định rằng, không gian trong tác phẩm nghệ thuật không chỉ là nơi diễn ra các sự kiện, nơi liên kết cốt truyện, nơi gặp gỡ của các nhân vật mà nó còn tái hiện những đặc trưng của những vùng miền, những địa phương khác nhau.

Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu về không gian rộng của quá khứ và không gian hẹp của đời thường trong các tác phẩm của Nguyên Ngọc ở giai đoạn trước và sau năm 1975.

Không gian rộng trong quá khứ gắn liền với thời đại hào hùng của dân tộc, mà khi đó con người sống hết lòng vì lí tưởng chung của dân tộc. Ở đó, con người bộc lộ hết những phẩm chất cao đẹp của mình qua các tác phẩm như Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng. Trong các tác phẩm viết trước năm 1975, Nguyên Ngọc thường chọn không gian cho nhân vật hoạt động là những không gian lớn gắn liền với hình ảnh nhân vật hoạt động tập thể như không gian cả làng cùng nhau trồng lúa, cùng nhau rời làng để đi lên núi cao chống giặc Pháp, cùng nhau lập kế hoạch tác chiến để chống giặc (Đất nước đứng lên) dưới sự lãnh đạo của anh hùng Núp. Đó là không gian nhà rông Tây Nguyên, không gian cả tập thể dân làng Xô – Man cùng vót chông, mài rựa để chống lại giặc Mỹ xâm lược dưới sự chỉ huy của già làng – cụ Mết (Rừng xà nu); là không gian rộng nơi xứ Quảng của những người con ngày đêm bám đất bám làng, giữ dòng sông Trúc được xuôi nhịp như chị Thắm, anh Hoàng,... (Đất Quảng).

Trong các sáng tác sau năm 1975 của Nguyên Ngọc, không gian hẹp trong hiện tại thường gói gọn trong căn nhà, thửa ruộng, cửa hàng tạp hóa, mảnh vườn gắn liền với cuộc sống đời thường đầy lo toan, với cuộc sống mưu

sinh vất vả của người anh hùng.

Nguyên Ngọc là một nhà văn có nhiều vốn sống cũng như kiến thức phong phú: từ địa lý, lịch sử đến kiến thức quân sự. Ông đã đem vốn hiểu biết của mình vào trong tác phẩm, tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm. Trong bút ký

Có một con đường mòn trên biển Đông, kiến thức phong phú của Nguyên

Ngọc thể hiện rõ nét. Mở đầu câu chuyện về con đường huyền thoại trên biển tác giả đã tái hiện hình ảnh vùng biển bao la. Nguyên Ngọc đã tái hiện chân thực, sinh động và tỉ mỉ những hải trình gian nan trên biển của các thủy thủ đoàn tàu không số từ: Quảng Ninh, Khánh Hòa đến cửa sông Ray tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, rồi Rạch Gốc, Gành Hào tỉnh Cà Mau.

Trong bút ký này, tác giả tập trung miêu tả về vùng biển dọc hình chữ S, với những địa điểm đã từng là nơi giao nhận vũ khí trong chiến tranh. Với những bến đón ở vùng Cà Mau, Bạc Liêu thì an toàn hơn rất nhiều, phần lớn những bến đón này là đất bùn, tàu thuyền có thể lợi dụng sự thuận lợi ấy mà cho tàu thuyền đi sâu “theo những đường lạch quanh co và luồn thẳng vào

rạch có vòm đước kín bưng” [61;881] với “con sông Cửu Long to lớn và

mạnh mẽ, đậm đặc phù sa, tạo ra hàng trăm cửa biển, vàm lũng lớn

nhỏ…trơn trật bùn đất đục ngàu và rậm rạp những rừng mắm, sú vẹt

[61;939]. Điều đó rất thuận lợi cho việc đưa tàu ra vào và che giấu tàu, thậm chí có thể che giấu những kho vũ khí lớn và làm chỗ nghỉ ngơi cho thủy thủ đoàn, nhưng với những bến đón ở khu V miền trung thì nguy hiểm hơn rất nhiều bởi khu V là những vùng cát trống trải “sát mép nước biển là những đụn cát nối dài không có cây cối, chỉ toàn một loại cỏ lông chông khô cháy.

Sâu trong đất liền đến hàng cây số mới có một ít khoảnh rừng rải rác

[61;906]. Nơi đây các con sông đều ngắn, không có phù sa, biển hoàn toàn trong xanh không có bùn. Hai bên bờ thì trống trải thỉnh thoảng đôi chỗ cũng có cây cối nhưng cũng đã cằn cỗi xác xơ. Có những vịnh nước sâu nhưng gần

đó lại là những căn cứ hải quân Mỹ. Việc miêu tả điều này cho ta thấy rằng vận chuyển vũ khí vào khu V là một điều vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Chẳng những phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt mà còn đối mặt với một lực lượng địch nguy hiểm, hùng mạnh lúc bấy giờ. Chính sự gan dạ, táo bạo đầy bất ngờ của những chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân 125 đã tạo nên những chiến công vang dội.

Không gian hiện tại được tác giả đề cập đến trong bút ký Có một con đường mòn trên biển Đông là cuộc sống hiện tại của những người anh hùng. Anh Huỳnh Ba giờ là một anh ngư dân bình dị. Cuộc sống của anh phụ thuộc vào biển, ngày tạnh thì ra khơi đánh cá, ngày bão thì ở lại nhà cùng gia đình làm nước mắm, làm pháo. Không gian hoạt động của anh được giới hạn ở hai nơi là biển cả và gia đình.

Không gian hoạt động của người má Mười Rìu giờ ở “Ngay sát mém

biển, một làng chài nghèo, chen chúc nhà mái tôn, vây quanh một cái chợ

nhỏ” [61,857]. Cuộc sống được giới hạn trong quán – “một trong những cái

quán “lạ lùng” ta vẫn thường gặp ở bất cứ làng chài nào” [61,858]. Nơi ở

của má hết sức chật hẹp “Bây giờ má Mười sống với cô con dâu, vợ Hà. Gian

bên này là của vợ chồng Hà, gian bên kia chỉ kê vừa đủ một chiếc giường,

đêm là chỗ nằm của má, ngày là chỗ bày cái mớ hàng tạp hóa linh tinh

[61,862].

Cuộc sống của người anh hùng quân đội Đặng Văn Thanh thì lại khác hẳn. Qua cách miêu tả của tác giả, người đọc có thể hình dung đây là một gia đình nông dân chính cống, sống an nhàn ở một vùng quê yên ả của miền Bắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ Hải Phòng, qua phà Bính, rẽ về tay trái khoảng mươi cây số, sẽ gặp một

vùng đất có dáng dấp trung du: những cụm đồi nối nhau thoai thoải, cao dần

về hướng đông bắc. Làng xóm nằm ven đồi, thượng gia hạ điền, trên đồi là

này được giới hạn bởi ruộng và vườn nơi anh đang sống “Bây giờ thì người

thủy thủ già đã thực sự trở thành nông dân chính cống. Nhà anh chị nằm ven

sườn đồi. Đá tường vôi, mái ngói. Vườn sau nhà trồng toàn dứa. Trước sân là cái giàn mướp sai quả ...Phía ngoài sân là chiếc giếng rất sâu,...Cạnh đấy là

ao cá” [61,871].

Ngược dòng địa lý, Nguyên Ngọc lại đưa người đọc trở về với vùng sông nước miền Tây với những am hiểu về kiến trúc đô thị của miền Nam Bộ

Có lẽ ở đồng bằng sông Cửu Long có hai thị xã đẹp hơn cả: Long Xuyên và

Trà Vinh. Long Xuyên, tỉnh lỵ An Giang nhỏ gọn, xinh xắn, như một vườn hoa

được cắt tỉa bằng một bàn tay khéo léo...Trà Vinh đẹp một cách khác. Cổ

kính. U trầm...”[61;901,902]. Không gian nhà của người thợ máy anh hùng –

chú Năm Sao thì lại rất đơn sơ “trong căn nhà nhỏ lợp lá dừa, chỉ còn một

người thiếu phụ...Chị đang may. Chiếc máy khâu cũ kỹ” [903].

Không gian nhà anh hùng Ba Thắng và Tư Thắng - Sáu Thùy cũng rất hẹp vì họ đang ở tại khu tập thể của đoàn 962, đơn vị hải quân đóng tại Trà Nóc, Cần Thơ. “Ở vùng biển xa xôi này chưa có điện, dầu lửa cũng khó khăn,

người ta đi ngủ rất sớm” [61;906].

Trong Cát cháy, không gian hoạt động của anh Hai Toán được giới hạn trong ở ngôi nhà và “đám thổ” của anh “Nhà anh Hai Toán ở gần cuối xóm, trên sườn một động cát. Bước ra sau hè đã là cát miên man. Không loại cây

gì cao lớn mọc lên nổi trên cát cháy này” [61,723]. Không gian hoạt động của

chị Huyền, người nữ anh hùng năm xưa còn chật hẹp và có phần thiếu thốn hơn “Nhà chị Huyền không đến nỗi là một túp lều, nhưng cũng không thật ra

nhà. Tường gạch nhưng có chỗ xây vữa, có chỗ là gạch xếp chồng lên nhau,

chông chênh. Mái nửa ngói nửa tranh. Cửa sổ là mấy tấm các – tông gỡ ra từ

một thùng mì ăn liền. Nền nhà gạch xếp không đủ, đất cát tràn lên cả mặt

với ngôi nhà “sát quốc lộ 1...Là nhà xây, mái bằng, khá lịch sự. Lại có vườn

rộng. Và toàn cây cảnh” [61,737] và nơi chị buôn bán tảo tần ở chợ.

Trong Trở lại Mèo Vạc, tác giả có dịp thăm lại chiến trường xưa – nơi ông đã từng tham gia trận tiễu phỉ năm 1959, nơi được mệnh danh là Cổng trời của đất nước ta với cảnh đẹp đến nghẹt thở nơi địa đầu của Tổ quốc với

Những sườn núi Nùng thoáng rộng đến vô cùng, nở nang và hoang vắng như

những khuôn ngực đàn bà hoang sơ nào đấy.”[61;417] Nguyên Ngọc đã vẽ

cho người đọc thấy được một bức tranh bằng ngôn từ về vùng Tây Bắc phóng tầm mắt “ngước lên thăm thẳm màu xanh biên thùy, nhìn xuống thung sâu

hun hút” [61;417]. Và chính tác giả cũng bị đắm đuối bởi cái đẹp quá thể tràn

ngập bốn bề. Không gian của người anh hùng Thào Mỹ chỉ giới hạn ở “cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quán ngay trước cổng cơ quan” [61,436]. Còn không gian của người anh

hùng thiện xạ Sùng Chóa Vàng là ngôi nhà của anh “một ngôi nhà tranh, một

túp lều xơ xác...quấn tấm chăn rách đang nằm ngủ ngay bờ rào” [61,441].

Trong truyện ngắn Tháng Ninh Nông, không gian được giới hạn ở ngôi nhà của người con gái Tơ Trá năm xưa mà nhân vật tôi đặt chân đến đầu tiên sau bao nhiêu năm xa cách. Trong truyện ngắn Người hát rong giữa rừng, không gian là quãng giữa Daklak và Gia Lai và “một túp lều...đúng bằng cái

lều chăn vịt ta vẫn gặp trên các cánh đồng lênh láng dưới xuôi, cuối những vụ

gặt” [61,540].

Tóm lại, không gian trong tác phẩm của Nguyên Ngọc trước 1975 là không gian rộng, hoành tráng, là nơi hoạt động của những anh hùng, những thủ lĩnh, là nơi tập hợp mọi người đấu tranh vì mục tiêu chung. Không gian trong tác phẩm Nguyên Ngọc sau 1975 là không gian hẹp, không gian cụ thể, được giới hạn ở một ngôi nhà hay một địa điểm cụ thể gắn liền với nhân vật cụ thể, từ đó làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng trong cuộc sống hiện tại gắn với lí lịch riêng của họ. Qua việc miêu tả không gian người đọc thấy được

đời sống của những người anh hùng năm xưa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống hiện tại. Cách miêu tả không gian như thế giúp người đọc có cái nhìn bao quát về cuộc sống của người anh hùng. Trân trọng và ngợi ca những cống hiến của họ cho đất nước. Đồng thời sẻ chia, cảm thông cho những mất mát của họ trong cuộc sống hiện tại.

3.1.2.2. Nghệ thuật miêu tả thời gian

Sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả chỉ ra rằng: “Khác với

thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có

thể được đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có

thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái

chốc lát thành vô tận” [27,322].

Trong giáo trình Lý luận văn học, Lê Ngọc Trà chia thời gian thành hai bình diện là nhịp độ thời gian và trình tự thời gian. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu trình tự thời gian để phục vụ cho việc phân tích tác phẩm. Theo như cách nói của tác giả thì trình tự thời gian là “tương quan giữa

trật tự thời gian kể chuyện và thời gian hiện thực của các sự kiện được kể lại

trong tác phẩm. Tương quan này có thể biểu hiện theo kiểu quá trình “trước

kia – sau đó” [85,150]. Và tác giả bài viết cũng chỉ ra việc tuân theo hay phá

vỡ thời gian của sự kiện đều nằm trong ý đồ của nhà văn và nhằm vào những mục đích tư tưởng – nghệ thuật nào đó.

Trong các sáng tác sau năm 1975 của Nguyên Ngọc, tác giả chủ yếu trần thuật theo trình tự thời gian, tức là câu chuyện được kể ở hiện tại sau đó người kể ngược trở về quá khứ để hồi tưởng lại những kí ức năm xưa. Trong

bút ký Có một con đường mòn trên biển Đông, là sự hồi tưởng lại những trận đánh năm xưa cuả những thủy thủ đoàn và những người tham gia vào công tác vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam, thời gian hiện tại là cuộc sống của chính họ. Trong Cát cháycũng là câu chuyện của những người anh hùng ở xã Bình Dương, từng câu chuyện là sự ngược dòng về quá khứ và hiện tại là cuộc sống mưu sinh của những người anh hùng. Trong Trở lại Mèo Vạc là những hồi tương về mảnh đất Đồng Văn yên ả nên thơ khi xưa và đã bắt mùi kinh tế thị trường trong hiện tại. Trong hai truyện ngắn Tháng Ninh Nông

Người hát rong giữa rừng cũng là thời gian hồi tưởng. Trước kia nhân vật xưng tôi có những kỷ niệm với người bạn của mình và giờ đây anh tìm về thăm những người bạn đó, suốt câu chuyện nhân vật tôi luôn nói về những kỷ niệm trong dòng hồi tưởng của chính mình.

Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyên Ngọc sau 1975 là sự thay đổi, từ đó dẫn đến sự thay đổi hoàn cảnh và số phận của người anh hùng trong quá khứ cũng như hiện tại. Trong chiến tranh họ là những chiến sĩ anh hùng, chiến đấu trong một tập thể, giữa cộng đồng cùng chung lý tưởng. Hiện tại họ phải “chiến đấu” đơn độc với bệnh tật, với sự bất hạnh cuộc sống, với sự nghèo khó của cuộc sống mưu sinh. Nhờ sự lồng ghép thời gian, người đọc thấy được sự tương phản của số phận, sự nghiệt ngã của cuộc sống mà con người phải đối mặt và chấp nhận nó. Qua sự đối lập đó ta còn thấy được nét đẹp đời thường của người anh hùng là chấp nhận và tự mình vượt qua gian khổ, không kêu ca hay cần đền đáp. Đó chính là cách tác giả để cho nhân vật tự bộc lộ và cũng là để cho người đọc thấy được cuộc sống thật của người anh hùng trong hiện tại.

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 95 - 102)