Cá tính nhà văn

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 46 - 52)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.Cá tính nhà văn

Trên đây là những yếu tố cơ bản góp phần hình thành nên cảm hứng anh hùng xuyên suốt hành trình nghệ thuật của Nguyên Ngọc từ lúc bắt đầu cầm bút cho đến nay. Những yếu tố đó chỉ có thể được tiếp nối và bổ sung trong hành trình nghệ thuật nhất quán thông qua cá tính của nhà văn để rồi hình thành những tác phẩm văn chương với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về người anh hùng với sự ngợi ca.

Thuở niên thiếu, Nguyên Ngọc được trải hồn từ quê hương Quảng Nam cổ kính, trầm mặc, hoang sơ chưa nhuốm mùi đô thị của mình, được tắm

trong dòng văn học Pháp lãng mạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường Pháp thuộc, được tiếp xúc với dòng văn học cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, đã hình thành nên ở ông một lý tưởng sống cao đẹp với những hoài bão lớn lao. Bởi chính Nguyên Ngọc và những đồng đội của ông đã tình nguyện rời ghế nhà trường đi theo kháng chiến và dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến

đấu chống giặc ngoại xâm. Nhà văn được trưởng thành từ trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong quá trình cùng sống và chiến đấu trong lòng nhân dân, sống trong một thời đại hào hùng của dân tộc, tiếp xúc với những nguyên mẫu anh hùng thực tế đã cho ông vốn hiểu biết sâu sắc về người anh hùng của thời đại “...không phải vì văn chương mà Nguyên Ngọc tìm đến những người anh hùng, mà vì người anh hùng mà anh thấy cần đến

văn chương” [55;334]. Người anh hùng vượt lên trên lợi ích cá nhân, hy sinh

vì lý tưởng cao đẹp đã đi vào trang văn của ông đầy chất thơ với những hình ảnh bi tráng, oai hùng.

Nguyên Ngọc là một người luôn theo đuổi những lý tưởng cao đẹp với những nguyên tắc sống rất nghiêm túc. Do đó, khi xây dựng nhân vật cho tác phẩm của mình, ông luôn tìm đến những nguyên mẫu người anh hùng có thực trong chiến đấu và trong cuộc sống hiện tại. Với ông, người anh hùng phải

dũng mãnh khác thường, những con người thép thẳng băng nhọn hoắt, như

mũi chông, như ngọn dáo, như mầm xà nu đâm thẳng lên trời…nhưng lại có

một cái gì rất hoang dại” [55;331]. Với ông, viết về người anh hùng là một

nhu cầu tự thân, một sự thôi thúc bên trong, thôi thúc của máu và cả lẽ sống nữa.

Với Nguyên Ngọc, viết về người anh hùng là một nhu cầu của riêng nhà văn, Nguyên Ngọc luôn luôn đặt người anh hùng ở một vị trí xứng đáng. Nhà văn luôn tìm kiếm và sáng tạo không ngừng. Trong mỗi tác phẩm viết với cảm hứng anh hùng, Nguyên Ngọc luôn ý thức phải gắn bó với cuộc sống, quan tâm đến những yêu cầu cách mạng đặt ra, từ đó mà biết cách nhìn nhận, đánh giá thực tế và rút ra những vấn đề có ý nghĩa nhất. Từ cái ý thức được trang bị ấy nhà văn sẽ không bao giờ đóng vai trò một kẻ đứng bên ngoài hiện thực cuộc sống, quay lưng với hiện thực. Mỗi trang văn của Nguyên Ngọc đến giờ vẫn còn nóng hổi tính thời sự, tính chiến đấu bởi lẽ những gì nhà văn

viết ra đều là một hiện thực sống động. Khi xây dựng nhân vật của mình, Nguyên Ngọc không hề tự nghĩ ra mà dựa trên những nguyên mẫu thực tế, có thật. Nhân vật Đinh Núp (Đất nước đứng lên) có đầy đủ tính cách và hành động của một người anh hùng, thương yêu đồng bào của mình, những người trong làng Kông Hoa, Đê Ta nữa, sẵn sàng nhường lúa của mình để cứu đói cả làng. Những hình ảnh ấy cứ bám đuổi lấy Nguyên Ngọc và cứ thế đi vào trang văn của ông một cách tự nhiên. Nguyên Ngọc là người gắn bó với Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được tắm

mình trong văn hóa Tây Nguyên tinh khiết và nguyên sơ. Do đó, khi xây dựng nhân vật cho tác phẩm của mình, ông dựa trên nền văn hóa Tây Nguyên với những con người yêu tự do đến cháy bổng. Vì thế, khi viết về Tây Nguyên, ông luôn dành cho mảnh đất và con người nơi đây một tình cảm triều mến, từ những người anh hùng đến những người dân bình thường ông đều dùng giọng văn rất triều mến, rất ngọt ngào, chứa chan tình cảm đối với họ. Đó là tình yêu mến đặc biệt dành cho Tây Nguyên của ông.

Người anh hùng của Nguyên Ngọc không phải là người anh hùng trong trí tưởng tượng, mà là người anh hùng của thời đại, người anh hùng yêu tự do, họ chiến đấu cũng vì tự do, yêu bản làng và hơn hết là yêu chính nhân dân của mình. Từ Đinh Núp (Đất nước đứng lên) đến Tnú (Rừng xà nu), những người anh hùng ấy họ luôn đặt lợi ích chung của tập thể lên trên lợi ích cá nhân mình. Nguyên Ngọc là người say mê cái đẹp hoàn hảo, cái đẹp tuyệt đối. Nhân vật anh hùng trong tác phẩm của ông phải là người rất đẹp, người anh hùng của lý tưởng. Chính vì vậy, khi xây dựng nhân vật cho tác phẩm của mình, Nguyên Ngọc chỉ chọn những tính cách cao đẹp, mà không chọn những người anh hùng đã tha hóa, biến chất. Nhân vật anh hùng của Nguyên Ngọc là nguyên mẫu có thật ngoài đời. Chính vì say mê cái đẹp hoàn thiện nên nhiều khi đọc tác phẩm của ông người đọc có cảm giác ông say mê người anh hùng

đến mức cực đoan “cái yêu cái ghét của anh thì khác, phân minh lắm và

không dễ thay đổi, lắm lúc dường như là cố chấp” [51;328].

Nguyên Ngọc đã thấm nhuần ý thức “Văn học là một vũ khí, nhà văn là

một chiến sĩ” sáng tác trên tinh thần trách nhiệm như một hoạt động đấu tranh

khi Tổ quốc cất tiếng gọi. Ông luôn xông xáo, kịp thời cho ra đời những tác phẩm nóng hổi tính thời sự, phản ánh hiện thực cuộc kháng chiến. Đó chính là cơ sở để ông viết tiểu thuyết “Đất Quảng” (tập 1). Tác phẩm mang đậm cảm hứng anh hùng ca về chính quê hương của nhà văn.

Chính vì thế mà khi phác thảo Đất Quảng (tập II), mặc dù đã viết xong phần bản thảo nhưng khi hay tin nguyên mẫu nhân vật của mình quay ra đầu hàng giặc thì Nguyên Ngọc cũng không ngại ngần gì mà đốt luôn bản thảo: "…. Toàn bộ không gian và nhân vật chính của "Đất Quảng" được gắn với vùng đất này. Trong tiểu thuyết, chân dung anh bí thư xã ấy có tên là "Thiệt". Thiệt thành "Giả" mà Giả thành "Thiệt" là vậy. Tôi với anh Giả có một kỷ niệm nhớ đời. Mùa đông năm 69, địch càn bất ngờ, tôi và anh chui xuống một hầm bí mật. Bọn địch đánh hơi biết được vùng ấy có hầm bí mật nên chúng giăng hàng ngang để xăm hầm. Nằm dưới hầm, hai chúng tôi nghe rõ từng bước chân của đám lính ngụy và cả tiếng của những mũi sắt chúng khoan vào lòng đất. Hai chúng tôi bàn với nhau: "Rút chốt lựu đạn ra. Nếu chúng khui được hầm, anh hoặc tôi lên trước, tung lựu đạn, sống chết gì cũng "chơi" như thế". Toán du kích làng bên thấy bọn ngụy tiến sát về phía căn hầm nên càng bắn rát vào đám lính. Trời nhá nhem tối, sợ ta bao vây, bọn ngụy bỏ đi. Tôi và Giả thoát hiểm lần ấy. Sau đó tôi được điều động đi nơi khác và Giả lại gặp lần xăm hầm thứ hai. Lần này, thay vì tung lựu đạn, Giả lại chọn cách "giơ tay đầu hàng". Trong chiến tranh, khoảnh khắc cho hành động "giơ tay" hoặc "bung lựu đạn" là vô cùng tơ tóc. Chỉ cần một thoáng dao động trong tư tưởng, anh sẽ chọn ngay cái cách "giơ tay". Và cái cách mà Giả đã chọn

không phải là trường hợp hiếm hoi thời chiến tranh. Thế nhưng, qua cách chọn của Giả như thế, tình yêu của tôi đối với nhân vật đã bị tổn thương. Tôi

không muốn viết tiếp cuốn tiểu thuyết dở dang ấy nữa là vì vậy"[62]. Với ông,

người chiến sĩ, đặc biệt là người anh hùng phải luôn luôn trung thành với Đảng, với cách mạng và đặc biệt là với nhân dân. Nguyên Ngọc không chấp nhận cái nhìn dễ dãi, lệch lạc của người anh hùng. Viết về người anh hùng, Nguyên Ngọc luôn hướng tới cái cao cả, nhưng rất sớm phát hiện “mạch nước ngầm” của hiện thực cuộc sống. Ông không chịu được sự phản bội, cụ thể trong một trận đánh, trong một con người, nhưng rộng ra là đối với một lý tưởng, một sự nghiệp. Trường hợp cuốn tiểu thuyết Đất Quảng của ông vĩnh viễn bị bỏ dở là một thí dụ điển hình.

Ở những sáng tác sau 1975 của Nguyên Ngọc, người đọc thấy nhân vật hiện lên với một tính cách hết sức phi thường, nhưng cũng hết sức giản dị, trong sáng. Người anh hùng ấy hiện lên trang viết của ông với đầy những suy tư, trăn trở bởi những nhân vật ấy là nhân vật có thật, không hư cấu. Và đó cũng chính là con người của Nguyên Ngọc cũng giản dị, cũng trong veo, tinh khiết đến lạ thường.

Nguyên Ngọc là một nhà văn sống bằng lý tưởng, lý tưởng ấy được cách mạng soi sáng và được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn bám sát các vấn đề lớn của cách mạng, của sự nghiệp chiến đấu để viết lên những bản anh hùng ca, ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng. Nguyên Ngọc là một người có tâm hồn nhạy cảm với những vẻ đẹp lớn lao. Đó chính là nét đặc trưng của nhà văn cộng sản. Ở ông, luôn nhất quán một điều trước sau như một, phải minh bạch, phải là anh hùng. Nguyên Ngọc là một nhà văn trước sau luôn nhất quán với cảm hứng anh hùng. Ông luôn tìm kiếm những tính cách anh hùng, những sự tích anh hùng để ngợi ca, để tuyên dương. Đó chính là lý tưởng và cũng là lẽ sống của nhà

văn. Có thể khẳng định rằng cảm hứng lãng mạn về người anh hùng là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt của văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Chính cảm hứng này đã đem lại thành công vang dội cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Với Nguyên Ngọc, dù viết trước hay sau 1975 thì cảm hứng về người anh hùng vẫn là sự

nhất quán trong suốt hành trình nghệ thuật của nhà văn. Thành công ở giai

đoạn trước là tiền đề để nhà văn tiếp nối cho giai đoạn sau và góp phần hình thành những chân dung về người anh hùng cho văn học nước ta ở giai đoạn tiếp sau.

Chương 2

CẢM HỨNG VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN NGỌC SAU 1975 - MỘT SỰ TIẾP NỐI LIỀN MẠCH, NHẤT QUÁN

Từ sau năm 1975, cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội. Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến mỗi người và từng số phận. Sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới, làm thay đổi quan niệm về con người. Con người, đặc biệc là người anh hùng được nhìn nhiều chiều hơn. Với cảm hứng về người anh hùng nhưng ở giai đọan sau 1975, Nguyên Ngọc có cái nhìn đa chiều hơn về họ. Đó là những cảm thông, chia sẻ cho những mất mát và hy sinh của người anh hùng cho cuộc chiến, đồng thời nhà văn thể hiện sự trăn trở, ray rứt, xót xa cho cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, bất hạnh của người anh hùng trong hiện tại.

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 46 - 52)