Tài, chủ đề nhất quán, tính cách anh hùng đa diện

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 54)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. tài, chủ đề nhất quán, tính cách anh hùng đa diện

2.2.1. Đề tài

Đề tài người anh hùng là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại nói chung, văn học cách mạng nói riêng. Nhất là trong khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, mọi người đều nhất trí chung lòng vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Một thời đại ra ngõ gặp anh hùng. Lúc ấy, những người con ưu tú nhất của đất nước đều tham gia cầm súng hay hỗ trợ cách mạng. Những tính cách cao đẹp được tôn vinh, được ngợi ca, trở thành vẻ đẹp chung của thời đại. Đề tài người anh hùng, đương nhiên, cũng trở thành một đề tài được tập trung sáng tác nhiều nhất – vừa ca ngợi những người anh hùng, vừa tiếp thêm sức mạnh cho mọi người tham gia chiến đấu.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, nước ta bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh với hàng loạt những vấn đề được cải cách, đổi mới sâu rộng trên mọi mặt cho phù hợp với tình hình của thời hậu chiến, con người dần dần thích nghi với cuộc sống thời bình. Văn học có cái nhìn tỉnh táo hơn về thực trạng xã hội, không lẩn tránh những mặt tiêu cực, gai góc của cuộc sống. Với tinh thần đề cao nhân tố con người, lấy dân làm gốc, mở rộng dân chủ, tôn trọng sự thật và quy luật cuộc sống, giải phóng sức sản xuất cùng với tinh thần cởi tróicàng khuyến khích những suy nghĩ, tìm tòi của văn nghệ sĩ. Ý thức rõ hơn chức năng và sức mạnh riêng của văn học, trách nhiệm của người cầm bút, nhà văn càng thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm con người, vào cuộc sống. Và chính trong thời gian này, văn học đã xuất hiện những tác phẩm với tiếng nói mạnh mẽ viết về cuộc sống đời thường của những người chiến sĩ sau chiến tranh như: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi), Khối vuông Rubich (Thanh Thảo)....

Hiện thực được văn học khám phá không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà còn là hiện thực của đời sống hàng ngày. Hiện thực, đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch. Hiện thực đó là những giá trị truyền thống đã dần dần bị con người lãng quên (Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng), con người tự thú trước chính mình, (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành – Nguyễn Minh Châu) con người đang đi tìm cái hoàn hảo nhất nhưng khi tìm được thì mọi cái đã vụt mất khỏi tầm tay mới chợt nhận ra cuộc sống không có gì là hoàn hảo như ta luôn lầm tưởng.

Đề tài chiến tranh và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trội. Song, cảm hứng đời thường hướng vào các vấn đề thế sự, đạo đức trong đời sống hàng ngày

của con người ngày càng được khai thác mạnh. Với yêu cầu nhận thức lại, nhiều cây bút đã mạnh dạn nhìn nhận lại hiện thực của thời kì vừa qua. Với

Thời xa vắng của Lê Lựu, người đọc hôm nay nhận thức được rằng cả một thời đại con người phải sống trong sự xếp đặt của người khác, nhân vật – Giang Minh Sài đã phải yêu cái mà người khác yêu nhưng đến khi đã về già thì lại yêu cái mình không có, cái không thuộc về mình. Chiến tranh cũng được nhận thức lại từ sự tác động ghê gớm đến tính cách và số phận con người với bao nỗi bi kịch (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai), éo le và ám ảnh (Mùa trái cóc ở miền Nam Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu), là sự đồng cảm xót xa đến nhức nhối (Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp ) về con người và thân phận của họ - những người anh hùng.

Tiếp nối cảm hứng về người anh hùng, nhưng ở giai đoạn sau 1975, người anh hùng được nhìn nhận dưới góc nhìn đời thường, vẫn ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, kiên cường, hy sinh, dũng cảm, gan dạ trong chiến đấu nhưng người ta đã nhận ra sự thật của cuộc sống những người bước ra từ quá khứ vinh quang ấy. Người anh hùng hiên ngang trong văn học kháng chiến bây giờ được nhìn ở một góc độ khác, khía cạnh khác để thấy rằng tất cả những người anh hùng hóa ra họ đều là những con người của cuộc đời thường với những nỗi đau khổ, những khát khao, những dục vọng bình thường vốn có như bao nhiêu con người bình thường khác. Gánh nặng cơm áo gạo tiền trở thành nỗi lo đè nặng trên đôi vai tất cả mọi người, kể cả những người anh hùng năm xưa. Trước thực tế khắc nghiệt của cuộc sống, người anh hùng đã sống như thế nào là mối quan tâm của các nhà văn, là đề tài được các nhà văn khai thác. Đó là anh lính Vạn (Bến không chồng - Dương Hướng) hy sinh cả tuổi trẻ, hạnh phúc của mình cho cuộc chiến nhưng nỗi niềm riêng lại không dám thổ lộ cùng ai. Người anh hùng ấy đã không vượt qua được những e ngại, định kiến và dư luận nên đành đánh mất cái hạnh phúc mà lẽ ra anh xứng

đáng nhận được. Cuối cùng, anh vẫn là con người cô đơn, bất hạnh. Cuộc đời của Nguyễn Vạn là hết lòng vì công việc chung, vì tập thể nhưng lại quên đi hạnh phúc của bản thân. Đó là Giang Minh Sài (Thời xa vắng – Lê Lựu), vì không thể yêu người vợ lớn tuổi hơn mình nên Giang Mình Sài đã trốn nhà đi bộ đội, anh trở thành người anh hùng bất đắc dĩ. Và cả một đời đã phải yêu

cái mà người khác yêu nhưng khi về già thì lại yêu cái mình không có. Với

Thời xa vắng, Lê Lựu đã cho người đọc hôm nay thấy được con người cá

nhân không những bị cái tập thể vô danh tính che lấp, mà chính mình cũng tự che lấp mình đi, không dám tự bộc lộ với chính mình. Cả đời người anh hùng này phải sống và hành động theo những sắp đặt của người khác mà không được sống với chính mình, không được nói tiếng nói của cá nhân mình. Đó là Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai), người anh hùng bước ra từ quá khứ hào hùng của cuộc chiến, anh chưa thể hòa nhập với cuộc sống hiện thực nghiệt ngã của nó, anh trở thành một kẻ ăn mày, “ăn mày dĩ vãng”. Một kẻ ăn mày không cần tiền bạc, chức tước mà chỉ cần một cái quá khứ bị đánh cắp, anh lội ngược dòng để tìm người thương, tìm lại một tình yêu đẹp, cảm động và lung linh tỏa ra từ những ánh sáng muôn vẻ. Đó là một vị tướng chỉ huy tài ba (Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp) khi trở về với gia đình, với cuộc sống bộn bề của nền kinh tế thị trường, trước thực trạng của xã hội, ông hoang mang, bất lực và cảm thấy mình lạc lõng, cô đơn, trở thành một người

thừa ngay trong chính gia đình của mình. Tất cả những cách nhìn ấy, những

thay đổi ấy đã gây nên một làn sóng tranh cãi của xã hội vốn có thói quen nhìn một chiều về người anh hùng như những tượng đài bất tử luôn luôn cao đẹp. Qua rất nhiều cuộc tranh luận trên các báo, có người đồng tình, ủng hộ, nhưng cũng có người không chấp nhận bởi cách nhìn quá mới, quá bất ngờ so với cách nhìn trước đây trong văn học khi viết về người anh hùng. Độ lùi về thời gian đã cho người đọc, cho thế hệ hôm nay một cái nhìn tỉnh táo hơn, một đánh giá chính xác hơn về những vinh quang và mất mát của cuộc chiến

ngày hôm qua.

“Văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về

con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư

tưởng nhân bản” [47, 16]. Con người vừa là điểm xuất phát, đối tượng khám

phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời là điểm quy chiếu, thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử. Văn xuôi trong thời kì đổi mới cũng đã đem lại nhiều biến đổi trong nghệ thuật trần thuật. Để từ bỏ sự áp đặt, người viết phải chuyển dịch điểm nhìn vào nhiều nhân vật để mỗi nhân vật có thể tự nói lên quan điểm, thái độ của mình và để cho các ý thức cùng có quyền phát ngôn. Sự thay đổi vai kể, truyện lồng truyện, sự đảo ngược và xen kẽ các tình tiết sự việc không theo một trật tự thời gian; vấn đề thể loại của tác phẩm cũng được chú ý khai thác cho phù hợp với nội dung của tác phẩm. Tất cả đều nhằm tạo ra được hiệu quả nghệ thuật mới cho tác phẩm.

Nhà văn Nguyên Ngọc là một người gắn bó sâu sắc với núi rừng và con người Tây Nguyên cũng như người anh hùng. Các sáng tác của ông trước năm 1975 đều viết về người anh hùng và những tập thể anh hùng tiêu biểu cho tinh hoa của cộng đồng, cho vẻ đẹp hào hùng của thời đại. Nếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông có Đất nước đứng lên với hình ảnh anh hùng Núp hiên ngang, luôn chiến đấu vì cộng đồng, thì trong kháng chiến chống Mỹ ông lại có Rừng xà nu với hình ảnh Tnú và sự quật cường của dân làng Xô - man kiên cường bám trụ để giữ vững từng tấc đất của quê hương. Những tác phẩm đã ghi dấu ấn và đi vào lòng bạn đọc bao thế hệ như: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng (tập 1). Nét đặc sắc của những tác phẩm trên là ở chỗ Nguyên Ngọc đã đi từ thực tế đời sống cách mạng, những đòi hỏi của chiến trường mà tìm hiểu người anh hùng và từ người anh hùng mà giúp ông hiểu thêm về một thời đại và một dân tộc anh hùng. Dù viết về nhân

vật nào, đối tượng nào Nguyên Ngọc vẫn luôn luôn nhất quán với cảm hứng anh hùng và ở mỗi tác phẩm người đọc nhận thấy rõ người anh hùng trong tác phẩm luôn đậm chất lãng mạn, mang đầy tính bi tráng, với giọng văn hào sảng đầy ngợi ca, điểm chung trong tác phẩm trước 1975 của ông là người anh hùng luôn gắn bó với Đảng, với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, luôn chiến đấu dũng cảm, ngoan cường vì độc lập tự do cho dân tộc.

Sau năm 1975, tuy đời sống xã hội thay đổi nhưng với một lối viết nhạy cảm và trung thành với đề tài chiến tranh cách mạng, Nguyên Ngọc vẫn bám sát cuộc sống, vẫn luôn lắng nghe từng hơi thở, nhịp đập của cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống hiện tại của những người anh hùng – những người trực tiếp cầm súng chiến đấu và phục vụ cho cuộc chiến đấu. Ông vẫn tiếp tục viết về người anh hùng như một món nợ lòng mà suốt đời ông theo đuổi. Từng trang văn đầy cảm xúc đã mang đến cho người đọc hình ảnh đời thường giản dị và bình lặng của những người anh hùng trong quá khứ, mang đến cho người đọc những ưu tư, ray rứt, trăn trở về con người và cuộc đời thông qua số phận những con người ấy. Với một loạt các tác phẩm như: Trở lại Mèo Vạc,

Tháng Ninh Nông, Người hát rong giữa rừng, Cát cháy, Có một con đường

mòn trên biển Đông.

2.2.2. Chủ đề

Chủ đề được hình thành và xây dựng trên cơ sở của đề tài. Đó là vấn đề cơ bản là phương diện chính yếu của đề tài. Khi phản ánh hiện thực, nhà văn chẳng những xác định một phạm vi của đời sống mà còn tập trung soi rọi một số ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó.

Cách lựa chọn chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng và khả năng thâm nhập vào đời sống của chính tác giả. Chủ đề cuộc sống của người anh hùng trong quá khứ giờ đây phải đối mặt với những khó khăn đời thường, với những thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế thị trường là một chủ đề

hay, được nhiều tác giả khai thác. Trong số đó, Nguyên Ngọc là nhà văn đặc biệt say mê và sáng tác theo chủ đề này như: Trở lại Mèo Vạc, Tháng Ninh

Nông, Người hát rong giữa rừng, Cát cháy, Có một con đường mòn trên

biển Đông.

Cùng viết về đề tài người anh hùng, nhưng mỗi tác giả có cách khai thác khác nhau mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Với Nguyên Ngọc, viết về người anh hùng là sự nối tiếp chủ đề người anh hùng trong chiến tranh – vốn là trọng tâm trong các sáng tác của nhà văn trước 1975. Sau 1975, để phù hợp với sự chuyển biến của thời đại, cũng như phù hợp với yêu cầu đổi mới của văn học lúc bấy giờ, Nguyên Ngọc đã có cách nhìn người anh anh hùng bằng những quan niệm cá nhân của mình, vẫn ca ngợi người anh hùng với những phẩm chất cao đẹp, nhưng ông cũng nhìn ra được những góc khuất trong cuộc sống thời bình của họ. Viết về người anh hùng sau chiến tranh, nhà văn Nguyên Ngọc chú ý khắc họa cuộc sống của người anh hùng với những xô bồ và khắc nghiệt của thời buổi kinh tế thị trường. Họ là những con người bình thường nhưng những gì họ làm, họ hy sinh thì thật phi thường. Viết về họ, tác giả vẫn tiếp tục ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ. Tuy nhiên đi liền với cảm hứng ngợi ca là những chia sẻ, cảm thông những mất mát và đau thương với thái độ trăn trở, xót xa cho cuộc sống hiện tại còn nhiều thiếu thốn, chật vật của người anh hùng. Xoáy sâu vào đời sống tinh thần, vào nguyện vọng chính đáng ở cuộc sống hiện tại của họ. Từ đó, ông trăn trở và đau đáu về số phận không may của họ và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh xã hội đừng vì những bộn bề của cuộc sống mà quay lưng với họ, lãng quên họ - những người đã một thời hết lòng chiến đấu cho chúng ta có được cuộc sống bình yên hôm nay.

Với cảm hứng về người anh hùng nhưng ở giai đoạn sau 1975 cái nhìn người anh hùng của Nguyên Ngọc khác trước, tác giả không nhìn người anh

hùng ở tư thế hiên ngang, đậm chất sử thi và đầy hào sảng nữa mà người anh hùng được nhìn ở những phần sâu kín nhất trong tâm hồn, những khao khát rất đời của người anh hùng với cái muôn mặt, muôn vẻ của cuộc sống đời thường. Điều đó là do chính nhận thức của nhà văn về cuộc sống và cũng là do hoàn cảnh xã hội đã thay đổi. Nếu như trước đây Nguyên Ngọc được sống trong một thời đại âm vang với những người anh hùng, một thời đại anh hùng thì giờ đây sau khi chiến tranh đã kết thúc, ông khắc họa lại toàn bộ hình ảnh về người anh hùng trong những trận chiến năm nào, bên cạnh đó, từng người anh hùng có những lí lịch rõ ràng ở đâu và làm gì? Phác họa lại cuộc sống của người anh hùng sau 1975 với sự cảm thông, chia sẻ những mất mát, đồng thời tri ân những cống hiến của họ cho đất nước.

2.2.3. Tính cách anh hùng đa diện

2.2.3.1. Tính cách người anh hùng trong hoài niệm

Với hành trình nghệ thuật nhất quán, liền mạch là viết văn với cảm hứng anh hùng, do đó, trong các sáng tác sau năm 1975 của mình, Nguyên Ngọc vẫn tiếp tục khắc họa chân dung người anh hùng với những tính cách cao đẹp, anh dũng kiên cường và sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung.

Người anh hùng mà tác giả mong mỏi và nóng lòng tìm gặp nhất trong chuyến hành trình về lại nơi xưa là Thào Mỹ - cô gái H’mông (Trở lại Mèo Vạc) ở cao nguyên đá Đồng Văn, bởi tác giả muốn gặp lại hay đúng hơn là muốn nghe lại tiếng hát của núi rừng cao chót vót và trầm sâu đến đáy, muốn nhìn ngắm lại đôi mắt xanh nâu đẹp im lặng của người con gái năm xưa. Đặc biệt, muốn biết được sự thay đổi của núi rừng và con người nơi đây. Dường như chính cảnh hùng vĩ bạt ngàn của núi rừng nơi đây làm nên những tính cách, những suy nghĩ của họ. Hoang dại nhưng không thô bạo, mạnh mẽ nhưng không quá ồn ào. Vẻ đẹp của người anh hùng được miêu tả như vẻ đẹp

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)