6. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Tính cách anh hùng đa diện
2.2.3.1. Tính cách người anh hùng trong hoài niệm
Với hành trình nghệ thuật nhất quán, liền mạch là viết văn với cảm hứng anh hùng, do đó, trong các sáng tác sau năm 1975 của mình, Nguyên Ngọc vẫn tiếp tục khắc họa chân dung người anh hùng với những tính cách cao đẹp, anh dũng kiên cường và sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung.
Người anh hùng mà tác giả mong mỏi và nóng lòng tìm gặp nhất trong chuyến hành trình về lại nơi xưa là Thào Mỹ - cô gái H’mông (Trở lại Mèo Vạc) ở cao nguyên đá Đồng Văn, bởi tác giả muốn gặp lại hay đúng hơn là muốn nghe lại tiếng hát của núi rừng cao chót vót và trầm sâu đến đáy, muốn nhìn ngắm lại đôi mắt xanh nâu đẹp im lặng của người con gái năm xưa. Đặc biệt, muốn biết được sự thay đổi của núi rừng và con người nơi đây. Dường như chính cảnh hùng vĩ bạt ngàn của núi rừng nơi đây làm nên những tính cách, những suy nghĩ của họ. Hoang dại nhưng không thô bạo, mạnh mẽ nhưng không quá ồn ào. Vẻ đẹp của người anh hùng được miêu tả như vẻ đẹp đầy hoang dại của núi rừng “một vẻ đẹp rất lạ, cuốn hút vô cùng, khi im lặng
trầm uất như một ngọn núi Mèo cô độc, khi lẳng lơ như những bông hoa
thuốc phiện quyến rũ, khi phấp phới như ngọn gió ào ạt trên đỉnh Sam Pun”
[61;430]. Thào Mỹ - cô gái H’mông nghèo có cuộc đời bất hạnh đã vượt lên số phận, trở thành người dẫn đường cho cán bộ, cho cách mạng đánh dẹp bọn phỉ và được bầu vào vị trí lãnh đạo cao nhất tiếp tục gìn giữ nơi địa đầu Tổ quốc. Thào Mỹ hát hay, làm cách mạng giỏi, yêu đến say đắm và đẹp đến mê hồn như chính cảnh đẹp ở cao nguyên đá này. Chính những yếu tố đó đã làm nên tính cách kiên cường, cao đẹp của người anh hùng này. Thào Mỹ từng vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã của chính mình, khi có gia đình, chị lại là một người phụ nữ yêu chồng, thương con, tiếp tục hy sinh để lo cho chồng con. Chị đã từng anh dũng, mưu trí, gan dạ trong chiến đấu với kẻ thù, khi trở về với cuộc sống đời thường, chị lại là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh. Thào Mỹ chính là hiện thân của những người con gái H’mông mạnh mẽ, táo bạo, yêu hết mình và cũng sống hết mình. Ở chị kết tinh được cái đẹp của phẩm chất và cái tinh khiết của núi rừng như những con suối trong veo đầy thách thức, mời gọi. Chị như đất Mẹ luôn che chở, ấp ủ, yêu thương, thai nghén, sinh nở, đau khổ, hạnh phúc, quen chịu đựng gian khổ. Đó là một đặc điểm chung vốn có ở người phụ nữ Việt Nam.
Nhân vật thứ hai được tác giả nhắc đến với sự ngưỡng mộ trân trọng trong bút kí này là Sùng Chóa Vàng – một chiến sĩ thiện chiến, dũng cảm, một tay súng cực kỳ thiện xạ, một cái thùng rượu không đáy và cũng là người vô cùng tự do. Cũng như Thào Mỹ, cái làm nên tính cách của người anh hùng này là sự kiên cường, những hành động dũng cảm khi đối mặt với kẻ thù. Người anh hùng mà tác giả nhìn thấy được ở Sùng Chóa Vàng chính là tình yêu và tinh thần tự do. Tình yêu với chính mảnh đất anh sinh ra, với gia đình, với đồng bào, đồng chí. Tính cách tự do chính là một đặc điểm chung của những con người miền núi. Họ yêu tự do và họ chiến đấu vì sự tự do. Những
gì hoang dã, hùng vĩ nhất của thiên nhiên nơi đây mang đến đã làm nên tính cách anh hùng sử thi thời hiện đại của họ.
Trong truyện ngắn Tháng Ninh Nông, nhân vật tôi hồi tưởng lại quá khứ, một việc đã cách đây nhiều năm trong kháng chiến chống Mỹ khi đồng đội của nhân vật tôi bị đánh tan tác, một số đồng đội bị thương phải tìm nơi để dưỡng thương thì họ tìm được một làng hẻo lánh, cao chót vót ở trên đỉnh núi Ngok Linh [sic]. Đó là làng của người Tơ Trá. Theo dòng hồi tưởng của người kể, nhân vật tôi được một cô gái người Tơ Trá cưu mang, cứu sống:
“Cô gái đã nhai nhão những hạt bắp khô và mớm cho tôi...và nghe rõ lắm cái
vị đắng đậm đà của bắp già hong lửa xà nu lẫn vị nước miếng mặn ấm và vị
mát ngọt của đôi môi cô gái” [61;466]. Bằng tất cả những gì có thể, người sơn
nữ đã cứu sống và cưu mang một người con trai xa lạ, chưa một lần quen biết quên đi những hiểm nguy, quên cả sự e ngại mà chăm sóc và giành lại sự sống cho cho người chiến sĩ bằng cả tấm chân tình và một tình yêu chân thành
“Và tôi chợt hiểu ra ngay rằng tôi còn sống, đó là sự sống và tôi đã gặp lại
được nó, bởi vì chỉ có sự sống mới có thể đen láy đến vậy, long lanh thương
yêu mặn nồng và âu yếm đến vậy” [61;465]. Sự hy sinh ấy là sự hy sinh của
một tấm lòng cao đẹp, của nhân dân với Đảng, với đất nước khi dân tộc chìm trong lửa đạn chiến tranh. Người sơn nữ ấy không nghĩ đến hạnh phúc cá nhân mình mà nghĩ đến cái chung của dân tộc, vì sự tự do của dân tộc.
Tính cách người anh hùng cao đẹp còn thấy trong nhân vật Y Yơn (Người hát rong giữa rừng). Y Yơn là một nghệ sĩ đã từng là một chiến sĩ trong những ngày Tây Nguyên đứng lên chống Pháp. Tuy là một chiến sĩ nhưng nhiệm vụ chính của Y Yơn và đội vũ trang tuyên truyền là hát. Họ hát đúng nghĩa là một gánh hát rong - một gánh hát rong cách mạng. Nhiệm vụ của đội là tuyên truyền để đồng bào hiểu và đi theo cách mạng, để làm cách mạng. Trong đội vũ trang tuyên truyền ấy thì Y Yơn chính là linh hồn của
đội, là ngọn gió tự do của Tây Nguyên bạt ngàn. Y Yơn nổi tiếng là nghệ sĩ từ nhỏ bởi ông được nuôi dưỡng từ những tâm hồn nghệ sĩ, ông hát hay, đàn giỏi. Kháng chiến bùng nổ, Y Yơn bỏ học và tham gia công tác ở làng của mình nhưng sau đó bị Pháp bắt. Y Yơn đã dùng chính tiếng hát của mình để trốn thoát và quay trở về hoạt động cách mạng. Và ông chuyển hẳn sang đội
vũ trang tuyên truyền để làm công việc mình yêu thích. Đó là được hát.
Những bài hát mà Y Yơn hát có lẽ chẳng liên quan gì đến Cách mạng, kháng chiến. Nó đơn giản chỉ là những bài tình ca. Tình ca về quê hương, về bản làng, về rẫy lúa, về con suối đầu nguồn nhưng rất lạ là nó tập hợp được mọi người, nó kêu gọi mọi người đứng dậy để bảo vệ tự do của rừng núi và buôn làng. Và hình như những người Tây Nguyên họ hiểu rằng chỉ có tự do thì trai gái mới được yêu nhau, mới có thể lên nương làm cái rẫy, mới ra suối lấy nước được và mới săn thú rừng được. Tự do với người Tây Nguyên còn là được hát, được đắm mình trong rừng núi bao la, bạt ngàn. Trong kháng chiến chống Mỹ, Y Yơn ở Hà Nội đi học trường nhạc và đêm đêm ông làm cái việc
không ồn ào mà mặn mà, thú vị đó là nói chuyện với bà con quê hương mình
trên làn sóng của đài tiếng nói Việt Nam. Ông hát về cuộc đời mình bằng đủ thứ tiếng của các dân tộc. Và chính những bài tình ca ấy, rất lạ, nó kêu gọi lính ngụy cầm súng theo giặc quay trở về với quê hương, với cách mạng, với đất nước. Những con người lầm lỗi ấy, họ biết ơn Y Yơn. Vì chính ông đã làm họ thức tỉnh và quay trở về với ánh sáng, với tiếng gọi thiêng liêng của non sông đất nước. Đến thời Fulro hoành hành ở Tây Nguyên, có thể nói không cán bộ nào của ta có thể tiếp cận được. Và Y Yơn với cây đàn Gong và một thứ nghệ thuật không thực dụng đã giúp cho những người lính Fulro trở về. Chính nhờ những bài hát đậm tính dân ca ấy ông đã thức tỉnh được tận đáy sâu tâm hồn của những con người Việt Nam yêu nước, giúp họ quay trở về với quê hương. Đơn giản, ông chỉ hát bài Gọi con heo thôi. Nghệ thuật của ông đơn giản đến vậy, nó bình thường nhưng lại trường tồn, vĩnh cửu. Và ở
đó chính là Tây Nguyên, chính là Y Yơn.
Trong Cát cháy, người đọc còn bắt gặp những tính cách kiên cường, anh dũng và sẵn sàng hy sinh của những người anh hùng vì sự nghiệp chung của dân tộc ở các mẹ như: mẹ Mãi, mẹ Lứt, mẹ Hữu. Các mẹ đã lặng lẽ nuôi giấu thương binh, đấu tranh chính trị với địch. Một đứa con xa lạ tận miền Bắc vào công tác như chị Vũ Thị Thúy Mùi cũng được các mẹ ân cần chăm sóc như chính con đẻ của mình. Họ không nghĩ tới những mất mát, hy sinh của mình mà chỉ nghĩ tới sự sống còn của tập thể, của những đứa con, nói rộng ra là của đồng bào đồng chí. Trước cái chết đang đến gần vẫn âm thầm báo tin cho đồng đội của mình, vẫn hiên ngang trước nòng súng của kẻ thù. Tính cách cao đẹp, anh dũng còn thể hiện ở anh Hai Toán, anh Dương Xang - những chiến sĩ chiến đấu kiên cường, quyết cùng đồng đội bám đất, giữ làng, giữ dân với một tinh thần anh dũng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung của dân tộc. Chị Vũ Thị Thúy Mùi, người nữ thanh niên xung phong tình nguyện đi B để được chiến đấu ở một chiến trường ác liệt. Là sự chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của chị Nga, chị Huyền, chị Cúc, chị Hoa. Những cán bộ du kích mật đã kiên cường chiến đấu quên mình vì quê hương anh hùng.
Vì lợi chung của tập thể có những anh hùng phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mình. Trong bút ký Có một con đường mòn trên biển Đông đó chính là người anh hùng quân đội Đặng Văn Thanh và máy trưởng Huỳnh Văn Sao, trong những ngày đối mặt với kẻ thù, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng những người anh hùng này vẫn ở lại giữ tàu, giữ gìn bí mật cho con đường biển Đông.
Đó còn là hành động chiến đấu kiên cường và hy sinh anh dũng của anh hùng Nguyễn Phan Vinh. Trong trận đối đầu với địch, để bảo vệ cho anh em thủy thủ thoát vòng vây, anh Nguyễn Phan Vinh đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng:
tư thế, có thể đoán ra anh đã đánh đến viên đạn cuối cùng” [61;972]. Đó chính là sự hy sinh của anh hùng Nguyễn Văn Hiệu – người thủy thủ từng trải và gan lì. Là người có nhiều uẩn khúc trong cuộc sống gia đình nhưng khi chiến đấu thì gan dạ, dũng cảm vô song. Tàu của anh từng bị vây đánh ở hải phận quốc tế. Trong khi tàu không còn khả năng cơ động được, là người chỉ huy, anh ra lệnh cho anh em rời tàu. Một mình ở lại hy sinh cùng tàu để bảo vệ bí mật về con đường biển Đông
“…Anh ở lại trên tàu, để đến khi tàu vòng ra xa chỗ chúng tôi nhất…lúc đó tự tay
anh sẽ cho phát hỏa ngòi nổ tức thì, phá tan tàu, cùng hy sinh với tàu…Anh
Nguyễn Văn Hiệu đã làm đúng như vậy” [61;982]. Để có thể thực hiện nhiệm vụ
đưa vũ khí từ Bắc vào Nam, qua mặt kẻ thù. Anh Tư Mau phải cải dạng thành một người hoàn toàn khác. Đó là phẫu thuật “thay hình đổi dạng”. Tuy rất đau đớn, nhưng để thực hiện được nhiệm vụ, anh sẵn sàng hy sinh chính mình: “…Anh Tư
Mau phải nằm nửa tháng, rất đau đớn, chịu bịt kín hai mắt, mặt sưng vù”
[61;1000]. Đó là sự hy sinh cả thời tuổi trẻ của thủy thủ Huỳnh Ba. Từng là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong cuộc vượt biển đầu tiên đưa vũ khí vào Nam nhưng không thành. Anh địch bị bắt, bỏ tù, bị tra tấn. Bị chuyển qua nhiều nhà lao. Ngày anh được ra tù cũng là ngày đất nước được độc lập, tự do.
Đó chính là mối tình vượt bom đạn chiến tranh của chị Sáu Thùy và anh Tư Thắng. Tình yêu của chị Sáu Thùy – cô gái nơi mũi Cà Mau – là tình yêu kiên cường lẫn sự hy sinh, hy sinh hạnh phúc cá nhân của chị cho lợi ích chung của Tổ quốc, tình yêu gắn liền với lý tưởng cao cả, tình yêu vượt lên trên cả huyền thoại, chị quyết chí đi tìm người yêu dù phải lặn lội dưới hàng
nghìn cây số bom đạn địchđể gặp một người quen biết chưa thân ở miền Bắc
xa xôi của Tổ quốc cũng ngày đêm đối diện với những nguy hiểm của chiến tranh và “một cuộc đi vô cùng liều lĩnh, vô cùng phiêu lưu, hầu như chẳng
chút “lôgic” nào cả. Nếu có thì chỉ là một thứ lôgic: Lôgíc kì lạ của tình yêu”
của chú Năm Sao. Sẵn sàng hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của tập thể. Đó là hình ảnh má Mười Rìu, người đã dốc cạn toàn bộ tài sản của mình, thậm chí còn vay mượn thêm cho chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc chở vũ khí vào Nam, sự hy sinh của má thật cao cả, vượt lên tất cả đó chính là tính cách cao đẹp của người má anh hùng.
Trong những ngày đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, việc vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam là một nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng và cao cả. Nhưng với sự kiên cường của các chiến sĩ đoàn tàu không số thì ở hậu phương, những người vợ, người mẹ vẫn lặng lẽ nuôi con và chờ chồng, thậm chí là phải sống trong sự nghi ngờ và tủi nhục vì bị hàng xóm và đồng đội hiểu nhầm nhưng họ vẫn cắn răng để giữ gìn một bí mật về con đường mòn trên biển Đông. Đó chính là sự hy sinh thầm lặng của vợ anh Ba Thắng. Trong khi anh Ba Thắng đang ngày đêm lênh đênh trên những con tàu, đối mặt với nhưng trận chiến đấu độc đảm, dữ dội, ác liệt sẵn sàng dội xuống bất cứ lúc nào thì vợ anh lại âm thầm chịu đựng một mình cảnh “cô đơn dằng dặc hơn mười năm trời, để khư khư cắn răng giữ kín một điều ngày ấy vô cùng
thiêng liêng: bí mật của con đường biển Đông” [61;909]. Vợ anh Ba Thắng -
một đảng viên hoạt động bí mật, lại là vợ của một chiến sĩ quân giải phóng. Chị được mọi người tôn trọng và ân cần chăm sóc. Vậy mà trong một lần bí mật đi thăm chồng trở về, chị có thai. Sau lần đó, mọi người nhìn chị với thái độ khinh bỉ. Chị bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị hàng xóm và gia đình khi rẻ. Nhưng để giữ gìn bí mật về công tác của chồng, bí mật về con đường biển Đông, chị đã cắn răng chịu đựng hơn mười năm trời, cho đến ngày đất nước được độc lập và anh Ba Thắng trở về.
Là sự hy sinh thầm lặng của vợ anh Đặng Văn Thanh, chị đã âm thầm chịu đựng, lo lắng khi anh ra đi và lặng lẽ đón anh trở về “…Chị thấy bồn
Và như sống lại tươi tắn, tinh khôi…mỗi lần anh trở về” [61; 870]. Tính cách cao đẹp và hy sinh ấy ta còn bắt gặp trong hình ảnh bà Năm Lạt, vợ máy trưởng Huỳnh Văn Sao, người đã dành cả một thời tuổi trẻ nuôi con chờ chồng trong những ngày tháng người máy trưởng anh hùng lênh đênh trên biển Đông với những chuyến hàng chở nặng vũ khí vào Nam.
Có thể nói nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Ngọc luôn luôn là những người anh hùng với những tính cách cao đẹp, anh dũng, kiên cường,