6. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với người anh hùng
2.3.1. Ca ngợi và trân trọng những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng
Tình cảm và thái độ của nhà văn Nguyên Ngọc dành cho người anh hùng trong các tác phẩm của mình trước sau vẫn như một. Ông luôn hết lòng trân trọng và ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của những người anh hùng trong thời chiến cũng như trong thời bình. Đó chính là sự kiên cường và đức hy sinh cao đẹp của họ.
Sự kiên cường đã giúp họ vượt qua chiến tranh ác liệt, giờ đây giúp họ
đấu kiên cường trong chiến tranh, giờ trong đời sống hiện tại chị lại là người đi đầu trong kinh tế, chăm lo làm kinh tế, nuôi dạy các con nên người. Chị Huyền, chị Nga, những người nữ du kích anh hùng năm xưa trở về với cuộc sống đời thường vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng họ vẫn kiên cường sống và tiếp tục làm đẹp thêm cho cuộc đời.
Bước ra từ cuộc chiến tranh, với sự kiên cường của người chiến sĩ, anh hùng Đặng Văn Thanh đã vượt lên những khó khăn của đời sống hiện tại để làm kinh tế gia đình (Có một con đường mòn trên biển Đông). Đó là má Mười Rìu (Có một con đường mòn trên biển Đông), đã hy sinh của cải cho cách mạng, vẫn lặng lẽ mưu sinh chứ không trông chờ vào sự trợ cấp hay đền bù của xã hội. Những người anh hùng ấy đã hy sinh tuổi xuân, sức lực và của cải cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Ngày nay, trước sự thờ ơ của người đời với những thiệt thòi và khổ đau của mình, họ lại tiếp tục chịu đựng, hy sinh lợi ích bản thân mình vì người khác mà không một lời oán than.
Họ đã hy sinh tuổi xuân, tính mạng của mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Đó là anh hùng Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Phan Vinh (Có một con đường mòn trên biển Đông), những người anh hùng đã khuất, một phần xương thịt của họ đã nằm lại đâu đó dưới lòng đại dương bao la, tên tuổi của họ bị lãng quên trong trí nhớ của con người.
Và trên hết, sau những cống hiến của mình trong thời chiến, họ lại trở về với nếp sống bình dị như vốn có của mình. Những người lính anh dũng năm nào giờ trở thành những người nông dân, những người thuyền chài, những người buôn bán nhỏ,v.v. và sống những tháng ngày bình dị. Nếu chưa từng biết qua quá khứ hào hùng của họ, có lẽ, ít ai ngờ rằng họ đã từng một thời sống hết mình, chiến đấu can trường như thế. Viết về họ, là cách để nhà văn ngợi ca và trân trọng những hy sinh của họ cho lợi ích chung của Tổ Quốc ngày hôm nay.
2.3.2. Trăn trở trước số phận không may của người anh hùng và sự thờ ơ của người đời đối với họ
Ông trăn trở trước những khó khăn và bất hạnh của người anh hùng trong cuộc sống thường nhật. Với những cống hiến và hy sinh của mình, họ hoàn toàn xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế mà, như một sự trớ trêu của số phận, họ luôn thiếu thốn, kham khổ về vật chất. Đau đớn, xót xa, âm thầm về tinh thần.
Y Yơn (Người hát rong giữa rừng), người anh hùng sống hết mình vì người khác, không nghĩ cho lợi ích cá nhân. Cuộc sống của người anh hùng Y Yơn sau bao nhiêu năm đất nước đã đổi mới cũng không có gì thay đổi, vẫn
“một túp lều..., đúng bằng cái lều chăn vịt ta vẫn gặp trên các cánh đồng lênh
láng dưới xuôi, cuối những vụ gặt” [61;540]. Đồ đạc trong căn lều ấy cũng
chẳng có gì xứng đáng ngoài giải thưởng âm nhạc mà Y Yơn nhận được. Cũng như những chiến sĩ khác, người anh hùng Dương Xang (Cát cháy) bước ra từ cuộc chiến đấu và trở về với cuộc sống đời thường với hai bàn tay trắng. Cuộc sống hiện tại của người anh hùng này cũng rất chật vật, khó khăn. Khó khăn đến nỗi đứa con trai của anh mắc bệnh hiểm nghèo cũng không có tiền chạy chữa. Anh tìm đến các cơ quan chính sách để xin trợ cấp thì nhận được hai trăm ngàn. Món tiền ít ỏi ấy dù chẳng thấm vào so đâu với chi phí điều trị bệnh tật của con anh, nhưng làm anh mừng đến "sáng ra cả mắt". Vì ở đây chưa ai được trợ cấp số tiền lớn đến thế. Nhưng cũng đâu phải nhận được ngay mà phải đi lại nhiều lần và chờ đợi. Vết thương cũ để lại từ trong chiến tranh do bị tra tấn, làm chị Hoa không thể thực hiện được thiên chức làm mẹ, nhưng khi đi khám để xác định thương tật thì các cơ quan làm chính sách bảo rằng “không có chức danh chuyên đi mua thuốc tây”. Những người nữ anh hùng (Cát cháy) trong những trận chiến anh dũng năm xưa, giờ trở về cuộc sống đời thường, đời sống của họ rất khó khăn và chật vật, họ bị những
người từng là đồng đội năm xưa lãng quên và thờ ơ trước những số phận không may của của mình “...Tất cả họ, không trừ một ai, đều long đong. Có
gần đến một nửa không có chồng. Chiến tranh đi qua, và bỏ quên họ. Cuộc
sống mới đi tới, và bỏ quên họ. Họ bị quá lứa” [61;718]. Bị thương tật là vậy,
nhưng khi đi khám để xác định thương tật thì các cơ quan có thẩm quyền lại nói “không có vết thương thực thể”. Do đó, cũng không có cái căn cứ gì để trợ cấp cho họ.
Mặc dù, cuộc sống hiện tại của những người anh hùng còn nhiều khó khăn, chịu nhiều bất công, bất hạnh, thậm chí bị xã hội bỏ rơi, bị lãng quên. Nhưng với nghị lực kiên cường của người anh hùng, họ vẫn sống cuộc đời rất nhẹ nhàng dù bản thân còn gặp nhiều bất hạnh, đau khổ. Đó chính là một nghị lực phi thường, một sự kiên cường đặc biệt mà không phải ai cũng có được.
Và Nguyên Ngọc càng thêm đau lòng khi nhận ra rằng, một trong những nguyên nhân của hoàn cảnh khó khăn ấy của người anh hùng là sự thờ ơ của người đời. Người anh hùng đã hy sinh rất nhiều cho mọi người có cuộc sống thanh bình, thế nhưng khi họ gặp khó khăn hoặc cần giúp đỡ thì đáp lại họ chỉ có sự thờ ơ và hờ hững.
Qua những điều trăn trở trên, những sự việc trên, ông muốn lên tiếng cảnh tỉnh mọi người đừng quay lưng lại với những người anh hùng, đừng thờ ơ với những khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống còn quá nhiều thiếu thốn của họ, đồng thời là thông điệp gửi đến những cơ quan làm chính sách nên có sự hỗ trợ kịp thời và xứng đáng cho những cống hiến của họ trong quá khứ. Người Việt Nam ngoài đạo lý “uống nước nhớ nguồn” còn có tinh thần
“tương thân tương ái”, việc quan tâm và giúp đỡ những người anh hùng là
một việc làm hợp tình hợp nghĩa. Trịnh Công Sơn đã từng viết “Sống trong
đời sống cần có một tấm lòng…”, và tấm lòng ấy cần mở ra để sống tri ân,
cuốn đi mất trong ta những xúc cảm chân thành và tốt đẹp ấy.
2.3.3. Ân hận và áy náy trước số phận người anh hùng trong hiện tại
Với những gì đã cống hiến cho đất nước, những người anh hùng hoàn toàn xứng đáng được đền đáp, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Đời sống của họ hiện tại vẫn còn rất chật vật, túng thiếu. Viết về họ, để ngợi ca, trân trọng nhưng đồng thời nhà văn luôn cảm thấy ân hận và áy náy vì ông vẫn chưa làm được gì cho họ trong hiện tại.
Tác giả là người từng tham gia chiến đấu trong trận diệt phỉ ở cao nguyên đá Đồng Văn (Trở lại Mèo Vạc) cùng với những người anh hùng năm xưa là Thào Mỹ và Sùng Chóa Vàng. Hòa bình, trở về với cuộc sống đời thường, tác giả bị cuốn vào nhịp sống với hàng núi công việc có tên và không tên, tuy “lòng vẫn day dứt một nỗi nhớ và ước ao được thăm lại chốn xưa, mà
chẳng dễ gì” [61;413]. Tác giả bận rộn với bao nhiêu là công việc “hữu tích
sự và vô tích sự”, với những vướng bận gia đình, vướng bận những công việc bình thường nhiêu khê nên chưa thể trở về thăm lại và đền đáp với những người đã hết lòng vì mình trong quá khứ. Tác giả xót xa trước cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân nơi đây đã thật sự xuống thấp, thiếu thốn và kham khổ, đặc biệt là đời sống của những người anh hùng. Ông băn khoăn, ray rứt vì mình chưa làm gì được cho họ. Chính vì bận rộn với những công việc, có lúc tác giả cũng thừa nhận rằng mình đã quên mất Mèo Vạc, quên đi những người anh hùng năm xưa hơn ba mươi năm nếu không nhờ nhà văn Tô Hoài nhắc nhở: “- A lô, Tô Hoài đây....Này, mình đang viết cái hồi ký,
vui lắm ...Được ba tập rồi. Tập bốn sẽ có chuyện ông với bà Thào Mỹ đấy...”
[61;415]. Đã ba mươi năm ông chưa trở lại nơi đây, tìm lại những người anh hùng cùng chiến đấu năm nào để giúp đỡ họ. Ba mươi năm – một khoảng thời gian xấp xỉ nửa đời người, khoảng thời gian ấy người ta có thể làm được nhiều việc. Tuy nhiên cuộc sống của người anh hùng ở nơi đây đã 30 năm
phải sống trong những thiếu thốn, chật vật và sự lãng quên của người đời cũng như của chính những người đồng đội năm nào. Ông chợt nhận ra và
“...sực tỉnh, nghe đâu đó trong tận sâu của chính mình, tê tái buồn và nhớ”
[61;431]. Buồn và giận chính mình vì sự vô tâm, vì bận rộn công việc nên đã quên đi những lời hứa của mình với Đồng Văn – Mèo Vạc, với những người anh hùng kiên cường hy sinh nhưng cũng hết sức lãng mạn, lãng mạn trong tình yêu “Ừ, phải viết chứ, Xuân Thiều đã hứa hộ tôi trước bàn dân thiên hạ
rồi...Và tôi cũng tự hứa với mình, với Mèo Vạc – Đồng Văn, với Lũng Phìn,
Mậu Duệ, Yên Minh, Cổng trời...Chỉ nóng lòng về đến nhà là ngồi vào bàn và
cầm bút” [61;414]. Ông nhớ những người anh hùng năm nào và cảm thấy bất
lực vì mình vẫn chưa giúp được gì cho họ trong đời sống hiện tại “…xao xuyến gặp lại đất cũ người xưa; người xưa chẳng còn mấy, trải sóng gió thăng trầm,…đều đã già đi, tàn tạ như chính mình; và lại trằn trọc thêm
những lo âu mới mà biết chắc rằng…mình chẳng còn góp phần tháo gỡ được
chút gì.” [61;414]. Là thái độ đồng cảm, chia sẻ, lo lắng cho cuộc sống của họ
với tư cách là người trong cuộc: “- Chẳng lẽ trở lại trồng cây thuốc phiện sao anh? Thì chính anh đã viết “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng”. Chính anh
phải trả lời đi chứ?” [61;442].
Ý thức được sự trở về với những người quen xưa quá đỗi muộn màng của mình, nhân vật tôi (Tháng Ninh Nông) thường tự độc thoại với chính lương tâm của mình, đối diện với con người của mình để “tự thú” về sự hờ hững, vô tâm của mình: “Tôi biết người Tơ Trá rồi, tôi không chờ anh chủ
nhà niềm nở vồ vập. Thậm chí tôi sẵn sàng chờ anh chửi cho một trận nữa:
Mày còn vác mặt lên đây làm gì! Bây giờ chúng mày ở thành phố nhà to cửa
lớn ô tô nhà lầu, chúng mày còn nhớ gì tới chúng tao nữa đâu. Chúng mày
quên hết đồng bào rồi...” [61;470]. Có lúc, nhân vật tôi như tự biện hộ cho sự
tô...” [61;475] nhưng nhân vật tôi cũng tự biết rằng những lý lẽ ấy chỉ là sự cố gắng để xoa dịu bớt sự áy náy, dằn vặt trong lòng mình. Nhưng càng nghĩ nhân vật tôi càng thấy day dứt, trăn trở nhiều hơn “Thôi, tôi quay về đây, với
thành phố, với trăm sự eo xèo nhiễu nhương, hữu tích sự và vô tích sự của
cuộc đời” [61;475].
Nguyên Ngọc là một nhà văn luôn trung thành với đề tài chiến tranh cách mạng, đặc biệt là viết văn với cảm hứng anh hùng. Và đây chính là cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sáng tác của ông. Tuy nhiên, nhân vật anh hùng ở giai đoạn sau năm 1975 là những nhân vật có đời sống và lí lịch riêng, được ông soi rọi, khắc họa ở nhiều chiều hơn. Vẫn là ngợi ca nhưng đi liền với sự ngợi ca những hình ảnh cao đẹp, những tính cách kiên cường, anh dũng, hy sinh của người anh hùng trong quá khứ là sự cảm thông, chia sẻ với cuộc sống đời thường còn chật vật, thiếu thốn và bất hạnh của người anh hùng trong hiện tại. Viết về họ, Nguyên Ngọc luôn cảm thấy ray rứt, trăn trở, xót xa trước những số phận không may của người anh hùng, trước sự thờ ơ, vô tâm của xã hội và những người làm chính sách cho người có công. Đồng thời, ông cũng luôn cảm thấy ân hận và áy náy vì vẫn chưa giúp gì được cho họ. Với ông, người anh hùng phải được đền đáp xứng đáng với những gì mà họ đã hiến dâng cho Tổ quốc. Chính nhờ tiếng nói của ông mà người đọc và thế hệ hôm nay thức tỉnh mình mà có những hành động đền đáp xứng đáng với họ. Viết về họ, ngoài trách nhiệm của người cầm bút, còn là sự đồng cảm của những người trong cuộc, vì họ mà lên tiếng.
Chương 3
BÚT PHÁP THỂ HIỆN CẢM HỨNG VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT NGUYÊN NGỌC SAU 1975
Nguyên Ngọc được biết đến là một nhà văn có phong cách nghệ thuật liền mạch, nhất quán với cảm hứng anh hùng. Để khẳng định sự nhất quán trong phong cách của nhà văn thì phải tìm hiểu cả nội dung lẫn bút pháp thể hiện. Trong chương ba, chúng tôi chủ yếu khai thác cách tiếp cận người anh hùng gián cách mang đầy hoài niệm được thể hiện qua không gian thời gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật cũng như nghệ thuật miêu tả trong văn xuôi Nguyên Ngọc sau 1975.