6. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cảm hứng anh hùng trong hành trình nghệ thuật của Nguyên Ngọc
1.2.1. Giai đoạn trước 1975
Giai đoạn 1945 – 1975, cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc ta diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng có. Nó đã tác động mạnh mẽ đến thời đại làm nảy sinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Văn học giai đoạn này đã xây dựng được những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và nhân dân. Đặc biệt là về người anh hùng. Văn học tập trung ngợi ca vẻ đẹp của người chiến sĩ trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, luôn nêu cao tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca phẩm chất và sức mạnh
của con người Việt Nam. Phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh thần cách mạng thời đại. Điều đó, được thể hiện rõ nét trong tác phẩm của Nguyên Ngọc và cả một thế hệ nhà văn cùng lứa với ông “đi theo cách
mạng là để làm cách mạng chứ không phải viết văn” [61;489]. Nhưng những
hoàn cảnh thực tế của chiến tranh buộc họ phải cầm bút để sáng tác. Trước hết là để cho mình, để động viên đồng chí, và cho đất nước. Tất cả họ là con của cách mạng, nhà văn Nguyên Ngọc là con đẻ của cách mạng.
Văn học là sự phản ánh trung thực hình ảnh của đời sống xã hội. Trong các trang viết của mình, Nguyên Ngọc đều nhất quán với cảm hứng anh hùng. Do đó, những vấn đề được đề cập đến trong tác phẩm là những vấn đề trọng đại của dân tộc. Những người anh hùng trong sáng tác của ông luôn đậm tính chiến đấu, phản ánh kịp thời với những sự kiện lớn của dân tộc, của đất nước. Với Nguyên Ngọc, ông luôn ý thức rõ, vai trò, sứ mệnh của nhà văn – chiến sĩ. Nguyên Ngọc đã dùng văn chương của mình làm vũ khí chiến đấu.
“Không phải vì văn chương mà Nguyên Ngọc tìm đến người anh hùng, mà vì
người anh hùng mà anh thấy cần tìm đến văn chương” [55;334]. Do đó, ngay
từ khi bắt đầu cầm bút, ông đã bám sát các vấn đề lớn của cách mạng, của dân tộc, của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước “…những ai theo dõi bước đường sáng tác của Nguyên Ngọc đều nhận thấy một đặc điểm là nhà văn mà mỗi sáng tác đều được viết với một ý định chính trị rất cụ thể, mỗi sáng tác đều muốn làm một vũ khí chiến đấu này lại rất chú trọng đến
hình thức” [61;510]. Trong sáng tác của Nguyên Ngọc, chất trữ tình gắn liền
với cái hùng tráng của sử thi. Những nhân vật trong tác phẩm của Nguyên
Ngọc “đại diện đầy đủ và tập trung cao độ những khát vọng, ý chí, sức mạnh
và phẩm chất của cả cộng đồng” [84;29]. Đồng thời, họ còn là những con
người có tình cảm thật trong sáng, hết mực thủy chung với quê hương, đất nước, với dân tộc. Tác phẩm của ông ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
tiêu biểu là Đất nước đứng lên. Tác phẩm ra đời là một bước tiến quan trọng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại theo đường lối văn nghệ của Đảng vạch ra.
Đất nước đứng lên là bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh đó, tác phẩm còn thể hiện tinh thần quật cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng, với lòng yêu chuộng tự do, độc lập của nhân dân Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, của cách mạng họ đã đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.
Người anh hùng trong văn học giai đoạn 1945 – 1975, là những con người mới, xuất hiện từ cuộc sống đời thường. Họ có cuộc đời, số phận, tính cách riêng. Đó là những con người nghèo khổ xuất thân từ tầng lớp lao động trong xã hội. Thế nhưng, những con người ấy cũng có thể trở thành người anh hùng bởi họ vượt lên hoàn cảnh, số phận bằng những hành động, những việc làm phi thường. Nguyên Ngọc rất quan tâm đến cuộc sống người anh hùng bằng cả tấm lòng của người cầm bút. Vì thế, ông đã xây dựng nhân vật người anh hùng chân thực và sinh động, vừa có giá trị nhận thức lại vừa có tác dụng giáo dục sâu sắc. Cái tạo nên phong cách riêng độc đáo của nhà văn Nguyên Ngọc chính là ở chỗ xây dựng điển hình người anh hùng trên cơ sở: người
thực, việc thực. Núp trong Đất nước đứng lên là một điển hình nghệ thuật:
người thực, việc thực, là người anh hùng miền núi Tây Nguyên.
Anh hùng Núp (Đất nước đứng lên) trưởng thành từ trong tập thể nhân dân, yêu thương lũ làng, yêu thương gia đình và yêu tự do. Điều đó được thể hiện ở những chi tiết Núp không chịu đi xâu cho Pháp mà tìm cách đánh Pháp, đoàn kết dân làng Kông Hoa đấu tranh chống Pháp. Anh hùng Núp kết tinh từ phẩm chất ưu tú của người dân Ba Na. Người anh hùng trưởng thành từ trong nhân dân và lãnh đạo nhân dân phát huy sức mạnh tập thể, kiên trì vượt qua gian khổ. Vì thế, mối quan hệ giữa người anh hùng với quần chúng luôn luôn khăng khít, bền chặt. Núp đích thực là người anh hùng của quần
chúng, sống trong lòng quần chúng, anh hùng của thời đại cách mạng. Núp là anh hùng được sinh ra từ trong quần chúng, có những tình cảm lớn, những hành động sáng suốt, kiên quyết thúc đẩy và dẫn dắt quần chúng ngày càng tiến bộ.
Nguyên Ngọc rất thành công trong việc xây dựng một tập thể anh hùng, mọi người Ba Na, đặc biệt là người Kông Hoa đều dũng cảm vượt qua gian nan để đứng lên chống Pháp. Núp xứng đáng là anh hùng của thời đại, anh hùng Núp đã thức tỉnh và lãnh đạo được cả một tập thể từ trong gian khổ. Và đời sống của anh hùng Núp cũng như bao nhiêu người dân Tây Nguyên là say mê ca hát, hòa nhịp theo tiếng đàn tơ rưng để đàn lên khúc ca, ngợi ca cuộc sống, núi rừng và Tổ quốc.
Câu chuyện về cuộc đời và con đường của anh Núp (Đất nước đứng lên), của Tnú (Rừng xà nu) mang ý nghĩa tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường của dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Những con người ấy được thể hiện trong văn học không phải chỉ với tư cách cá nhân mà họ còn đại diện cho cộng đồng. Tính cách nhân vật được khai thác chủ yếu ở khía cạnh tích cực. Số phận nhân vật thường trải qua những biến cố bất lợi ban đầu nhưng kết thúc cuối cùng đều thắng lợi hoặc tạo ra một niềm tin lạc quan về sự chiến thắng. Đó là cảm hứng lãng mạn tích cực, cảm hứng anh hùng. Nó giúp con người ta vượt lên trên cuộc sống gian khổ và ác liệt mà hướng về tương lai chiến thắng, về cuộc sống hạnh phúc và xây dựng xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh.
Có thể nói mỗi nhà văn đều sống và sáng tác trong những điều kiện và giới hạn của một thời đại. Nhà văn chính là người đại biểu tinh thần chịu những ràng buộc và giới hạn của một giai cấp. Hoàn cảnh lịch sử kêu gọi, đất nước yêu cầu. Các văn nghệ sĩ lần lượt thâm nhập vào đời sống, chiến đấu của quần chúng nhân dân với trái tim nóng bỏng căm hờn và sôi sục ý chí chống
giặc. Họ nhiệt tình đón nhận hồ hởi những thay đổi của đời sống và biểu lộ niềm vui trước những thành công và thắng lợi của cách mạng là nét chung, quán xuyến trên các sáng tác ra đời năm đầu tiên sau khi cách mạng thành công. “Đã qua cái thời nhà văn chỉ cần khơi sâu vào huyệt lòng mình, soi gương mà ngắm nghía mình… Đã qua những câu chuyện phù phiếm, dông
dài của những chàng, nàng trong hàng pho tiểu thuyết lãng mạn” [40;334].
Cuộc chiến đấu chống Mỹ ác liệt đã đặt mỗi người Việt bình thường nhất vào tình huống không thể không trở thành anh hùng và mỗi cá nhân đều hết sức gắn bó với cộng đồng và vì cộng đồng mà suy nghĩ và hành động. Cũng với mạch cảm hứng về người anh hùng, nhưng cách nhìn người anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ đã có bước chuyển biện chứng hơn so với giai đoạn trước đó. Nguyên Ngọc đã nhận thức về cuộc chiến một cách tường tận hơn, rõ ràng hơn. Những vốn sống, trải nghiệm đầy ăm ắp cùng với hào khí thời đại đã cho Nguyên Ngọc tiếp tục góp nhặt cho văn xuôi cảm hứng lãng mạn về người anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Với bút danh Nguyễn Trung Thành, Nguyên Ngọc bám sát chiến trường Tây Nguyên và cho ra đời truyện ngắn Rừng xà nu. Tác phẩm là đỉnh cao cho cái lãng mạn – anh hùng trong phong cách sáng tác của ông. Đây là thời kì ra ngõ gặp anh hùng. Do đó, hình tượng người anh hùng không mang màu sắc cái thế, bi tráng mà người anh hùng được tôi luyện bởi bản lĩnh cách mạng, được rèn luyện qua lửa đạn của chiến tranh. Tnú trong Rừng xà nulà người anh hùng của tập thể, ở đây tính chất cộng đồng đã chi phối rất rõ nét, người anh hùng Tnú vừa mang màu sắc cá thể vừa là một cá nhân trong một tập thể rộng lớn giữa những người anh hùng khác của bản làng Xô – man, nhưng người anh hùng của Tnú vẫn có nét riêng dũng mãnh khác thường, “những con người thép, thẳng băng, nhọn hoắt, như mũi chông, như ngọn dáo, như mầm xà nu đâm thẳng lên trời…Nhưng lại có một cái gì rất hoang dại. Trái tim chất chứa
căm thù ngùn ngụt, nhưng tâm hồn trong suốt và hết sức hồn nhiên như
những con người ở thời thơ ấu xa xăm của nhân loại” [55;331]. Người anh
hùng Tnú đã có sự thay đổi trong nhận thức và hành động. Chín chắn hơn, quyết liệt hơn và cũng có tổ chức hơn. Anh hùng Tnú được cộng hưởng giữa một tập thể những người anh hùng khác như cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng. Trong Rừng xà nu, Nguyên Ngọc đã đưa người đọc đến với cả một tập thể anh hùng. Đó chính là dân làng Xô – man. Mỗi anh hùng trong Rừng xà nu
đa dạng về lứa tuổi, giới tính, vừa có những nét chung cụ thể, vừa có một số phận riêng trong cuộc đời của họ. Nhưng, ở họ đều giống nhau về những phẩm chất: gan dạ, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh và một lòng đi theo cách mạng và làm cách mạng.
Điểm giống nhau giữa cảm hứng lãng mạn về hai người anh hùng là anh hùng Núp (Đất nước đứng lên) và anh hùng Tnú (Rừng xà nu) có chăng chỉ là cái cảm hứng mạnh mẽ và thiên hướng anh hùng táo bạo, qua từng bước đi của sự nhận thức ngày càng trưởng thành hơn trong chính sự sáng tạo của tác giả bởi lẽ, sự sáng tạo bao giờ cũng phải có nguồn gốc từ thực tế và được khái quát từ nhiều kinh nghiệm sống. Đó chính là thực tế của chiến trường khu V ác liệt, là sự chiến đấu dũng cảm của những con người yêu chuộng độc lập tự do. Do đó, cái lãng mạn ở người anh hùng là chất men say, là sự kết tinh giữa chất anh hùng của thời đại và cảm hứng hứng riêng của nhà văn. Cái lãng mạn của người anh hùng được tập trung vào những hành động anh hùng mà không nói đến cái đời thường. Cái đời thường ẩn đằng sau cái cao cả cho cuộc đấu tranh để chiến thắng kẻ thù của cả dân tộc anh hùng. Chính chất anh hùng ấy hòa quyện chặt chẽ với cái hào sảng của rừng núi Tây Nguyên bạt ngàn để làm nên cảm hứng này.
Mạch cảm hứng về người anh hùng càng ở giai đoạn sau lại càng thấm sâu vào từng nhân vật, từng nội dung của mỗi câu chuyện, bởi lẽ chính tác giả
là người được trải nghiệm và chứng kiến rõ nhất về những hình ảnh ấy. Có thể nói từng mẩu chuyện của Nguyên Ngọc được nhà văn gọt giũa với một sự kiên trì và cần mẫn của người thợ kim hoàn. Thành công với cảm hứng lãng mạn về người anh hùng dường như là nguồn tiếp thêm sức mạnh cho Nguyên Ngọc và cảm hứng anh hùng được bổ sung trong Đất Quảng (tập I) với hình ảnh ông già Sông Trúc một đời lặng lẽ bám đất, bám làng. Cảm hứng về người anh hùng còn chan hòa trong nhiệt huyết đánh Pháp của mẹ con chị Thắm với tình yêu nước, yêu đồng đội. Chị Thắm là một phụ nữ nông dân, chị vừa giỏi việc nước, đảm việc nhà. Chị là người tiêu biểu cho vẻ đẹp toàn vẹn của người phụ nữ Việt Nam. Chồng chị - anh Quế, mà cũng chính là người đồng đội của chị, người đã tập cho chị những bước đi đầu tiên đến với cách mạng, động viên chị thay anh để gây lại cơ sở cho vùng đất bị cày trắng này. Từ mối thù kẻ đã giết chồng chị, con chị, chị đã quyết tâm đi theo con đường cách mạng và hy sinh cả cuộc đời cho cách mạng.
Người anh hùng trong tác phẩm của Nguyên Ngọc là những con người nhiệt thành yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung. Họ vừa đánh giặc, vừa tự trưởng thành trong kháng chiến. Nguyên Ngọc rất thành công khi viết về những người anh hùng trong chiến đấu. Bởi những anh hùng, những chiến công ấy đều là những sự kiện mà ông được chứng kiến, ông được sống, gắn bó, phát hiện, ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp trong suốt của họ. Điều đó đã tạo nên một phong cách riêng của nhà văn là viết văn với cảm hứng lãng mạn anh hùng.
Có thể nói, chính trong những giai đoạn tích lũy vốn sống, sống trong lòng nhân dân, tìm hiểu cuộc sống và những suy nghĩ của người dân Tây Nguyên cùng với cá tính của chính mình đã tạo nên ở Nguyên Ngọc một sự sáng tạo mà không phải nhà văn nào cũng có thể đạt được. Đó là xây dựng hình ảnh người anh hùng dựa trên cơ sở người thực việc thực. Tuy có hư cấu,
nhưng không nhiều. Cảm hứng anh hùng là sự nhất quán, liền mạch trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Bởi lẽ trong từng sáng tác của mình, trong lý tưởng và cả trong đường đời của mình, người đọc chỉ bắt gặp mỗi cảm hứng anh hùng ở nhà văn mà thôi.
1.2.2. Giai đoạn sau 1975
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyên Ngọc luôn nhất quán với phong cách nghệ thuật là viết văn với cảm hứng anh hùng. Do đó, cảm hứng chủ đạo xuyên suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông là cảm hứng về người anh hùng.
Sau năm 1975, hàng loạt những cây bút đã từng tâm huyết với đề tài chiến tranh cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng đã tìm hướng đi mới cho mình là viết về đề tài thế sự, đời tư với những mặt trái của xã hội kinh tế thị trường. Trong khi đó, nhà văn Nguyên Ngọc vẫn kiên trì theo đuổi lý tưởng của mình. Vẫn viết về người anh hùng. Nguyễn Đăng Mạnh cứ ngỡ rằng trong thời kỳ đổi mới này, Nguyên Ngọc đã bế tắc về con đường nghệ thuật của mình, không thể viết về người anh hùng, nhưng ông thực sự ngạc nhiên là: “anh vẫn viết, vẫn viết về người anh hùng, vẫn viết bằng cái văn ấy, bằng giọng ấy,
bằng cái cảm hứng lãng mạn sôi nổi ấy” [55;335].
Sự kiên trì ấy được thể hiện trong chính chủ đề mà ông khai thác, tìm chọn. Người anh hùng trong sáng tác của Nguyên Ngọc sau 1975 không phải là những thủ lĩnh mà là người anh hùng của đời thường với những lo toan cho cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn của họ“...Nguyên Ngọc đã tìm thấy cái lớn lao đằng sau những điều bình thường, nhỏ nhặt, và kể về điều đó bằng một giọng văn vừa dịu nhẹ vừa nóng bỏng, đã như là “mảnh đất” của riêng
Nguyên Ngọc” [57;518].
chính căn bệnh ấy nó làm thui chột mọi sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Nếu trước 1975, chính tác giả là người được sống, được chiêm nghiệm chính ngay