Hoàn cảnh gia đình và môi trường sống

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 43 - 46)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Hoàn cảnh gia đình và môi trường sống

Trong hoàn cảnh đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, việc kêu gọi từng người dân chung tay đoàn kết để đấu tranh giải phóng dân tộc là một điều cần thiết, từng người dân phải ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước và như thế cảm hứng ngợi ca, cảm hứng về người anh hùng như một điều tất yếu của dòng văn học cách mạng.

Nguyên Ngọc sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức. Đó chính là một điều kiện thuận lợi cho sự học tập và hiểu biết về cuộc sống và đấu tranh của nhà văn. Do công việc của cụ thân sinh ông nên gia đình thường đổi nơi ở từ thành phố này sang thành phố khác, chính điều này đã giúp Nguyên Ngọc có điều kiện tìm hiểu về những vùng đất khác nhau của dãy đất miền Trung kiên cường, hy sinh với những con người chịu nhiều gian khó từ thiên nhiên khắc nghiệt, từ sự tàn phá của chiến tranh. Ông cũng chịu ảnh hưởng từ quê hương Hội An cổ kính của mình, điều mà ông đã tự thuật lại rằng “…từ

nhỏ tôi may mắn được sống trong cái nôi văn hóa đó, ấn tượng về Hội An

luôn in đậm trong tôi: một miền đất cổ kính, đậm đà không khí lịch sử hơi

buồn, trữ tình, hoành tráng và trầm tư” [21;344]. Bản thân Nguyên Ngọc lại

từng được đào tạo ở nhà trường Pháp thuộc, ảnh hưởng sâu sắc từ các tác phẩm văn chương Pháp là một điều dễ hiểu mà sau này ông đã thừa nhận:

học, hay nói cho thật chính xác hơn, của văn chương Pháp. Khi bắt đầu cầm bút tôi đã viết bằng cái “lối” văn chương (Pháp) đó, tất nhiên nó đã được

khúc xạ, qua tôi…viết bằng cái lối tâm hồn đã được tạo nên một phần rất

quan trọng bằng văn chương ấy. Chính cái nền văn chương Pháp vĩ đại được

dạy trong các trường “thực dân” ấy ít nhất cũng góp phần tạo ra – cả một

thế hệ thanh niên Cách mạng kiên cường và trung thành ở nước ta, thế hệ

chúng tôi” [64;167, 168, 169]. Những tác phẩm của văn học Pháp mà ông và

cả một thế hệ mình được tiếp xúc phần nào đã tôi luyện bản lĩnh cách mạng và lập trường chiến đấu nơi ông.

Nhà văn Nguyên Ngọc luôn có ý thức về sứ mệnh của người cầm bút. Đó chính là sự gắn bó và không dễ quay lưng với thời đại của mình. Cũng như nhiều văn nghệ sĩ khác, Nguyên Ngọc rời ghế nhà trường, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường chiến đấu bảo vệ độc lập tự do cho đất nước, một thế hệ những nhà văn cầm súng trước khi cầm bút.Như một sự tình cờ, Nguyên Ngọc đến với Tây Nguyên. Thuở thiếu niên, ông chỉ được biết về miền núi qua những trang thơ của Thanh Tịnh (Ngậm Ngãi tìm trầm) hay những trang văn của Lan Khai (Truyện đường rừng). Tây Nguyên trong ông hiện lên rất thơ mộng và đầy lãng mạn của một tâm hồn mới bước vào thực tế chiến đấu “có nàng sơn nữ, có chàng tráng sĩ, có suối chảy thác reo…đến đó

là đến nơi đầy phiêu lưu, mạo hiểm, ly kỳ” [20;346] như một mảnh đất thơ

mộng, mời gọi. Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược lại. Tây Nguyên là một vùng rừng núi anh hùng, bất khuất. Có một điều, người đọc nhận thấy ở Nguyên Ngọc, ngoài sự ảnh hưởng từ nền văn học Pháp được tiếp xúc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cảm hứng sáng tác về người anh hùng ở ông

còn bắt rễ từ chính môi trường mà ông sinh sống và rèn luyện. Đó chính là môi

trường quân đội, là chiến trường Tây Nguyên khốc liệt, là nơi đồng bào các dân tộc ngày đêm bị giày xéo, áp bức bởi bọn xâm lược.

Là người được gắn bó với Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến. Từng sống và chiến đấu trong lòng người dân Tây Nguyên. Nguyên Ngọc có điều kiện tiếp xúc với bà con dân tộc Tây Nguyên, tìm hiểu lời ăn tiếng nói của họ. Từ đó, ông có điều kiện xâm nhập vào nền văn hóa của họ. Được tiếp xúc với nguyên mẫu anh hùng. Cảm phục và ngưỡng mộ những chiến công, những sự kiện, những tấm gương anh hùng. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc Nguyên Ngọc cầm bút để viết và ngợi ca họ. Cảm hứng lãng mạn anh hùng được hình thành như thế.

Tây Nguyên cũng chính là mảnh đất tạo nên cảm hứng về người anh hùng trong ông “Tây Nguyên cũng tạo nên tôi, tâm hồn, cuộc đời – và rồi văn

chương của tôi” [64;171]. Bởi theo ông, “các dân tộc Tây Nguyên đã “cấy

trồng” trên đất đai của mình một nền văn hóa lớn, cực kỳ độc đáo và đặc sắc,

lâu đời và bền vững” [64;169]. Con người ở đây hài hòa với thiên nhiên,

không có chút cách biệt nào. Sức mạnh và vẻ đẹp man dại của thiên nhiên nơi đây cũng chính là sức mạnh, sự hùng dũng của con người. Vẻ đẹp thuần khiết, yêu kiều của mây nước, của trăm vạn loài chim trời, của núi rừng nơi đây…cũng chính là vẻ yêu kiều của con người. Và ông thừa nhận “Tôi có may

mắn hạnh phúc được sống với bà con dân tộc Tây Nguyên suốt thời chiến

tranh chống Pháp, được cùng tham gia cuộc chiến đấu gian nan anh hùng

của họ. Nhưng có lẽ điều còn quan trọng hơn đối với tôi là đã dần dần tự

“đồng hóa” mình cùng với họ được tắm mình trong cái văn hóa kỳ diệu ấy

[64; 171].

Chiến đấu ở Tây Nguyên nhưng nhiệm vụ đầu tiên của ông là làm công tác tuyên truyền cho đồng bào hiểu và đi theo cách mạng. Muốn làm được điều đó không còn cách nào khác là phải học tiếng dân tộc. Chính trong quá trình học tiếng dân tộc, Nguyên Ngọc có điều kiện tìm hiểu sâu hơn nền văn hóa Tây nguyên. Chất hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng cộng hưởng với hào khí

của thời đại đã làm nên cảm hứng lãng mạn anh hùng ở nhà văn này. Những ngày sống ở gần đồng bào Tây nguyên, làm công tác dân vận, tuyên truyền đã giúp cho Nguyên Ngọc thấm dần nét văn hóa của họ và hiểu thêm về tâm hồn của họ tuy vẻ ngoài lạnh lùng nhưng tràn đầy tình cảm chân chất. Chính những tư liệu quý giá ấy đã góp phần giúp ông hình thành Đất nước đứng lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với cảm hứng lãng mạn về người anh hùng Núp, những trang viết rất thật về người anh hùng của núi rừng đã quá đủ để Nguyên Ngọc đưa nó lên thành hình ảnh bi tráng mà không cần phải thêm thắt hay hư cấu gì nữa. Hình ảnh anh hùng Núp là hình ảnh rất chân thật đậm đà với tính cách đặc trưng của con người Tây Nguyên rất thật thà, hoang sơ nhưng đầy hào sảng, cái hào sảng của chính núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn. Cái lãng mạn anh hùng ở nhà văn Nguyên Ngọc được tạo nên từ hào khí của thời đại kết hợp chặt chẽ với cái chất đậm đà của rừng núi, hào sảng mà rất tinh khôi.

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 43 - 46)