Kết cấu lồng ghép đan xen hiện tại và quá khứ, truyện lồng truyện

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 107)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.Kết cấu lồng ghép đan xen hiện tại và quá khứ, truyện lồng truyện

3.3.1. Về khái niệm kết cấu – kết cấu lồng ghép đan xen

Trong tác phẩm tự sự nói riêng và nghệ thuật ngôn từ nói chung, kết cấu được xem là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật. Kết cấu trước hết là hình thức nhưng là hình thức chứa nội dung, không tách rời tư tưởng tác phẩm: “Kết cấu là yếu tố quan trọng của

hình thức nghệ thuật mang tính nội dung…không chỉ tìm thấy trong đặc điểm

của những bộ phận riêng lẻ mà cả trong những mối quan hệ phụ thuộc trong

sự kết hợp phức tạp giữa chúng” [9, 63]. Vai trò của kết cấu được xác định là

góp phần bộc lộ chủ đề, tư tưởng thông qua việc cấu trúc hợp lí các hệ thống tính cách triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện; tổ chức không gian, thời gian. Trong luận văn này, chúng tôi tìm hiểu kết cấu lồng ghép đan xen thời gian trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Ngọc sau năm 1975.

Theo chúng tôi, kết cấu lồng ghép là một khái niệm dùng để chỉ một thủ pháp nghệ thuật dùng trong văn học, là cách kết hợp các yếu tố của một chỉnh thể nghệ thuật như thời gian hiện tại và quá khứ, cách sử dụng truyện lồng truyện trong một tác phẩm để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Trong các sáng tác của Nguyên Ngọc ở giai đoạn sau năm 1975, tác giả đã vận dụng kết

cấu này một cách phổ biến. Với việc sử dụng kết cấu lồng ghép đan xen giúp ta có cái nhìn bao quát, toàn diện về cuộc đời và số phận của nhân vật ở hiện tại cũng như trong quá khứ, cùng những chuỗi sự kiện, hình tượng được tác giả nói tới trong tác phẩm.

3.3.2. Kết cấu lồng ghép đan xen hiện tại và quá khứ, truyện lồng truyện trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975 trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975

Trong tác phẩm văn học, việc sử dụng kết cấu lồng ghép về thời gian là cách mà nhà văn giúp cho người đọc có thể bao quát được câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Giúp người đọc hiểu được những diễn biến trong dòng hồi tưởng của nhân vật cũng như dự đoán những sự kiện sẽ xảy ra cho nhân vật. Trong các sáng tác ở giai đoạn trước 1975, Nguyên Ngọc đều chọn kết cấu theo trình tự thời gian để thể hiện được cảm hứng lãng mạn anh hùng như trong Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng.

Sau 1975, đời sống xã hội đã thay đổi, do đó, phương thức phản ánh cũng như kết cấu của tác phẩm cũng phải thay đổi để phù hợp với chủ đề tác phẩm. Nguyên Ngọc vẫn viết với cảm hứng anh hùng nhưng cách nhìn người anh hùng đa diện hơn. Để phù hợp với ý thức nghệ thuật đó, ông đã chọn cách lồng ghép thời gian hiện tại - quá khứ, truyện lồng truyện để thể hiện trong tác phẩm của mình. Với thủ pháp nghệ thuật này, nhà văn có thể phản ánh được cuộc sống hiện tại của người anh hùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đồng thời cũng chia sẻ những mất mát đau thương của họ. Qua đó, tác giả thể hiện sự ngợi ca cũng như trăn trở trước cuộc sống còn nhiều khó khăn, bất hạnh của họ.

Trong Trở lại Mèo Vạc, tác giả cũng sử dụngkết cấu lồng ghép đan xen thời gian giữa hiện tại và quá khứ. Hiện tại nhân vật xưng tôi là người kể chuyện đang trở về thăm lại những người đồng đội cùng tham gia trong trận diệt phỉ ba mươi năm trước. Nhân vật tôi hồi tưởng lại những ngày Mèo Vạc

còn sung túc, đời sống người dân còn ấm no để thấy được cuộc sống của những người anh hùng nơi đây còn nhiều khó khăn, chật vật trong cuộc sống mưu sinh hiện tại. Trong khi kể, tác giả cũng khéo léo lồng vào chuyện gia đình và cuộc sống của Thào Mỹ. Chuyện Thào Mỹ yêu say đắm, hết lòng thương yêu, chăm sóc gia đình để làm nổi bật tính cách kiên cường và hy sinh của chị.

Trong Tháng Ninh Nông, tác giả cũng sử dụng kết cấu lồng ghép đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Hiện tại nhân vật xưng tôi đang trở về tìm người con gái Tơ Trá năm nào đã cứu sống anh, nhưng hiện tại làm anh thất vọng vì người con gái ấy đã kết duyên với một người khác vì lầm tưởng rằng đó chính là người mà cô đã cứu sống. Nhân vật xưng tôi đã trở lại vội vã bỏ về, “tôi” không muốn để phiền phức thêm cho người con gái mà anh đã nhớ thương, nhưng đồng thời, “tôi” cũng muốn giữ mãi hình ảnh về một người con gái anh hùng, đẹp và lý tưởng trong lòng mình. Trong tác phẩm này, tác giả cũng đã khéo léo sử dụng kết cấu truyện lồng truyện. Mở đầu là những tâm sự của nhân vật tôi, rồi lại lồng vào câu chuyện xác định nhầm người đã cứu sống mình của cô gái Tơ Trá để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Để giải thích cho lối ít nói của người Tây Nguyên nhân vật xưng tôi đã lồng vào câu chuyện ở đơn vị mình năm xưa có một chiến sĩ là người Tơ Trá, cũng ít nói mà chỉ làm

Anh đi săn, chiều tối về, vào nhà, không nói một lời, chậm rãi đàng hoàng

tắm rửa sạch sẽ, vào bếp lấy cơm ra ăn bình thản, ăn xong bưng cả nồi nước

chè xanh ngửa cổ uống một hơi, đặt xuống, phủi hai tay, bấy giờ mới thông

thả bảo.”[57;470]

Trong Người hát rong giữa rừng, tác giả sử dụng kết cấu truyện lồng truyện, mở đầu là câu chuyện tìm diễn viên cho vai già làng của anh bạn thân. Sau đó, chính nhân vật tôi đã ngược thời gian đưa người đọc trở về với quá khứ để hiểu thêm về tính cách cũng như phẩm chất của người anh hùng Y

Yơn. Nhân vật tôi và Y Yơn vừa kể chuyện vừa hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp trong kháng chiến. Đó là cách tác giả đan xen thời gian hiện tại - quá khứ để thấy được tính cách cao đẹp của Y Yơn và những cống hiến của ông cho âm nhạc dân tộc.

Trong Cát cháy, người kể chuyện đưa người đọc trở về với một xã anh hùng để viết tiếp về những câu chuyện của những người con anh hùng. Bằng kết cấu lồng ghép hiện tại và quá khứ, người đọc thấy được sự hy sinh của những người anh hùng trong chiến tranh và cuộc sống còn nhiều khó khăn hiện tại của họ. Sử dụng kết cấu truyện lồng truyện để thấy được cuộc sống lặng lẽ của những người anh hùng đang hòa vào cuộc sống nhộn nhịp của xã hội ngày hôm nay, đồng thời thức tỉnh xã hội đừng quay lưng với những khó khăn hiện tại của họ.

Trong Có một con đường mòn trên biển Đông, là kết cấu lồng ghép đan xen thời gian hiện tại – quá khứ. Quá khứ hào hùng của những chiến sĩ quả cảm trên con đường vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam. Hiện tại là cuộc sống còn nhiều khó khăn và thiếu thốn.

Từ đó, ta cảm thấy xót xa trước hoàn cảnh hiện tại của họ. Vì lẽ ra, với những đóng góp của mình cho Tổ quốc, họ xứng đáng có cuộc sống tốt hơn.

Bằng kết cấu lồng ghép thời gian hiện tại – quá khứ và sử dụng kết cấu truyện lồng truyện trong các sáng tác của mình ở giai đoạn sau năm 1975, Nguyên Ngọc đã tái hiện toàn bộ cuộc sống và số phận của người anh hùng trong quá khứ cũng như hiện tại còn nhiều khó khăn trong cuộc sống của họ. Mặc dù, điều kiện vật chất còn thiếu thốn nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời và sống với một lý tưởng cao đẹp. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn cao thượng của họ. Bằng thủ pháp lồng ghép hiện tại - quá khứ, truyện lồng truyện. Tác giả còn cảnh báo và thức tỉnh chúng ta rằng chính sự thờ ơ của người đời, cũng như chế độ chính sách còn hạn hẹp đã góp phần làm cuộc sống của

những người anh hùng vất vả và khó khăn hơn. Trước hoàn cảnh trớ trêu ấy, những người chiến sĩ ấy vẫn âm thầm, lặng lẽ tiếp tục sống và đối mặt với những khó khăn của chính số phận của mình mà không hề kêu ca, than vãn. Đó chính là nét đẹp trong tâm hồn của họ.

KẾT LUẬN

01. Trong dòng chảy của văn học cách mạng Việt Nam, văn xuôi nghệ thuật giai đoạn 1945 – 1975 nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung đã làm tròn nhiệm vụ của nó là trở thành vũ khí chiến đấu đắc lực cho công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của đất nước, với cảm hứng ngợi ca, tôn vinh người anh hùng cùng với những hành động quả cảm, xả thân. Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước là đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học với nhiệm vụ phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng, tuyên truyền và cổ vũ cuộc chiến đấu nên ngợi ca chính là khuynh hướng bao trùm các sáng tác với cảm hứng lịch sử và âm hưởng anh hùng ca, những hình tượng con người sử thi, con người kết tinh và tiêu biểu cho sức mạnh, vẻ đẹp, ý chí và khát vọng của nhân dân và dân tộc với khuynh hướng sử thi là khuynh hướng chính của giai đoạn này. Người anh hùng luôn luôn được nhìn một chiều với thái độ ngợi ca, tôn vinh.

02. Sau 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau năm 1986, đất nước đã có những bước “chuyển mình”, đổi mới. Cuộc sống đã thực sự đi vào quỹ đạo đời thường với những cái bình thường mà

muôn thuở vốn bị che lấp trong chiến tranh bây giờ thức dậy, vây quanh

con người. Cuộc sống được phản ánh trung thực hơn với đầy đủ, toàn diện những góc khuất trong tâm hồn con người. Người anh hùng trong văn học sau 1975 được nhìn nhiều chiều hơn, đa diện hơn có cái phi thường cao cả và cũng có cái đời thường, giản dị, với những khao khát hạnh phúc cá nhân lẫn những dục vọng đời thường, con người được nhìn ở góc độ cá nhân. Tất cả những văn nghệ sĩ nhạy cảm với tình hình mới đã nhận ra sự thay đổi của đất nước và nhanh chóng hòa vào dòng chảy chung đó của dân tộc, họ thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cả trong cách viết của mình về những người anh hùng bước ra từ quá khứ vinh quang.

03. Với Nguyên Ngọc, sau năm 1975, ông vẫn nhất quán với cảm hứng anh hùng, tìm viết về những sự tích anh hùng và những tính cách anh hùng, ông đã truy tìm, phục dựng về người anh hùng trong quá khứ, trong hoài niệm. Vẫn là ngợi ca người anh hùng nhưng đi liền với ngợi ca là những cảm thông, chia sẻ cho những mất mát và hy sinh của họ, cái lãng mạn nhường chỗ cho cái đời thường. Với những trăn trở, xót xa có cả những ray rứt của người cầm bút. Những người anh hùng được nhà văn miêu tả một cách rõ nét về những khó khăn trong cuộc sống hiện tại của họ. Họ là những người đã chiến đấu quên mình vì đất nước, hy sinh nằm lại nơi trong lòng đại dương bao la, hy sinh hạnh phúc riêng của mình vì nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc, thậm chí hiến tặng tài sản cá nhân cho cuộc kháng chiến của dân tộc (Có một con đường mòn trên biển Đông), cả tuổi thanh xuân, hạnh phúc của họ đã hiến dâng cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của đất nước (Cát cháy), là đồng bào đã cưu mang họ trong cuộc chiến nhưng hiện tại đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn (Tháng Ninh Nông). Viết về họ như một cách để Nguyên Ngọc “nối vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

danh sách những người anh hùng được nhà nước tuyên dương phong

tặng, một danh sách những người anh hùng vô danh đang sống lẫn khuất

đâu đó trong sương mù đỉnh núi hay tản mạn ở những vùng biển xa...”

[55;335]. Những tác phẩm của ông đã đem lại cho văn học hiện đại Việt Nam một cái nhìn đa diện về người anh hùng. Nguyên Ngọc như một người thư kí mẫn cán của thời đại, ông lặng lẽ góp nhặt những hình ảnh đẹp về người anh hùng, từ đó giúp người đọc mọi thế hệ có cái nhìn và thái độ đúng đắn hơn về người anh hùng. Với cảm hứng về người anh hùng, trong các sáng tác sau năm 1975 của Nguyên Ngọc, còn là người anh hùng trong tình yêu, một tình yêu lý tưởng, trong sáng vô ngần (Tr lại Mèo Vạc, Có một con đường mòn trên biển Đông), là sự hy sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ (Có một con đường mòn trên biển

Đông) để góp thêm vào những chiến thắng của ngày hôm nay.

04. Nghệ thuật thể hiện là một trong những yếu tố hấp dẫn ở tác phẩm của Nguyên Ngọc. Việc tìm hiểu ngôn ngữ và giọng điệu, cũng như cách trần thuật, điểm nhìn được thể hiện trong sáng tác của Nguyên Ngọc cũng giúp chúng ta hiểu thêm phong cách nhất quán của ông khi viết về người anh hùng sau 1975. Với giọng điệu sẻ chia, đầy cảm thông cùng với điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt theo từng đối tượng đã tạo cho văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975 những tiếng nói đa âm sắc hơn, đa giọng điệu hơn. Chính cảm hứng anh hùng đã đem đến cho ông những thành công vang dội trong văn học đương đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông chứng tỏ tâm huyết mà ông dành cho người anh hùng. Việc ông viết về người anh hùng không phải chỉ là trách nhiệm của một người cầm bút đối với đất nước mà còn là chuyện lẽ sống, là lý tưởng. Bởi “không

phải vì văn chương mà ông tìm đến người anh hùng mà vì người anh hùng

ông thấy cần đến văn chương” [55;333]. Vì chỉ có văn chương mới làm

cho những người anh hùng bất tử và sống mãi trong lòng các thế hệ mai sau. Cùng với việc sử dụng nhiều chất liệu ngôn ngữ được ông vận dụng đầy sáng tạo, sử dụng thủ pháp lồng ghép thời gian quá khứ - hiện tại, kết cấu truyện lồng truyện, dịch chuyển điểm nhìn trần thuật vào các nhân vật trong mỗi câu chuyện là cách tác giả thể hiện được sự trăn trở, xót xa cho cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn của người anh hùng. Đồng thời, là tiếng nói cảnh tỉnh xã hội đừng quay lưng với những khó khăn và bất hạnh của họ trong hiện tại. Những tác phẩm văn xuôi phi hư cấu này còn thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn đến tính chất xác thực của tư liệu, từ đó mở ra dòng cảm xúc của mạch văn. Và chính trong các văn bản phi hư cấu đó, yếu tố ngày càng trở nên quan trọng hơn chính là sự trải nghiệm qua các sự kiện, những suy tưởng và trầm tư thế sự ghi dấu sự hiện hữu

của cá tính nhà văn. Do đó, những sáng tác ở giai đoạn này, cách trần thuật khác với giai đoạn trước năm 1975 ở chỗ người trần thuật đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm được thể hiện qua người trần thuật xưng tôi, người trần thuật là người trong cuộc luôn suy tư, trăn trở với những khó khăn, bất hạnh của chính những người đồng đội mình. Chính vì thế, tác phẩm của ông có sức lay động người đọc mọi thế hệ, khơi dậy sự đồng cảm của người đọc đồng cảm với số phận của nhân vật và day dứt về sự khắt nghiệt của cuộc sống hiện tại.

05. Nguyên Ngọc là một nhà văn có phong cách nghệ thuật nhất quán, viết văn với cảm hứng anh hùng. Trong cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn Nguyên Ngọc vẫn trước sau như một là viết về người anh hùng với những tính cách anh hùng. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước 1975, do yêu cầu của thời đại nên người anh hùng được phản ánh trong tác phẩm của ông là người anh hùng của những thủ lĩnh (Đất nướcc đứng lên, Rừng xà nu), vượt lên trên lợi ích cá nhân, chiến đấu vì những mục tiêu

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 107)