Nghệ thuật trần thuật

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 82 - 92)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Nghệ thuật trần thuật

3.1.2.1. Điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn trần thuật là vị trí mà người kể chuyện lựa chọn để quan sát, thâu tóm hiện thực phản ánh trong tác phẩm, luôn gắn liền với nhân vật trần thuật. Trong Trở lại Mèo Vạc, điểm nhìn trần thuật mà tác giả chọn lựa là ở ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi kể về một cuộc hành trình sau ba mươi năm trở lại chiến trường xưa để gặp lại những người đồng đội cũ. Trong câu chuyện này, nhân vật tôi hồi tưởng lại những kỉ niệm xưa đồng thời là người kể ở ngôi thứ nhất, là người trong cuộc do đó lời kể mang tính chân thật cao. Mở đầu câu chuyện là lời của nhân vật tôi “Tôi trở lại Đồng Văn – Mèo Vạc

những ngày cuối tháng tư 91” [61;413]. Tác giả kể lại bằng dòng hồi tưởng

của mình về những ngày tham gia diệt phỉ cùng những kỉ niệm về những người H’mông can đảm, dũng cảm và kiên cường trong chiến đấu như Thào Mỹ, như Sùng Chóa Vàng. Sau ba mươi năm nhân vật tôi trở lại thì cuộc sống nơi đây đã khác nhiều, từ phiên chợ vùng cao “cũng đã bắt mùi kinh tế thị

trường của đổi mới” [61;424] đến đời sống con người nơi đây đã thực sự xuống thấp khi mà những phiên chợ “không còn những chõ xôi vàng rực, chỉ nhìn đủ thèm…Không còn những chú lợn béo ụ được dòng dây vào cổ, người bán và người mua thách và mặc cả ầm ĩ…Vắng hẳn những chiếc váy H’mông

xúng xính rung rinh. Ngay đến hàng thắng cố truyền thống cũng lơ thơ

[61;439]. Từng câu chuyện như là từng kỉ niệm của nhân vật tôi về nơi này được nhìn qua lăng kính chủ quan, do đó, nó mang tính khách quan, chân thật hơn. Thào Mỹ - cô gái H’mông có đôi mắt xanh nâu đẹp năm nào từng ngồi

ghế hội thẩm nhân dân, bây giờ ngồi hàng nước chợ Mèo Vạc. Sùng Chóa

Vàng từng là một tay súng thiện xạ, bây giờ đang sống trong: “một túp lều tranh xơ xác. …. quấn tấm chăn rách tả tơi nằm ngủ ngay bên bờ rào. Cúi xuống, kéo chăn, thấy ló ra một cái đầu trọc lóc: Sùng Chóa

Vàng!...”[61;441]. Trong bút kí này, điểm nhìn trần thuật lần lượt được tác giả

trao cho từng nhân vật, đầu tiên là những suy nghĩ của nhân vật tôi về câu chuyện tiễu phỉ năm xưa cùng người anh hùng Thào Mỹ. Qua câu chuyện là những trăn trở riêng của Thào Mỹ về cuộc chiến chống đói nghèo, chống việc trồng cây thuốc phiện ở vùng núi cao nguyên này.

Tháng Ninh Nông là câu chuyện kể về một kỉ niệm đẹp đầy ân tình của

nhân vật tôi trong kháng chiến. Ở truyện ngắn này, tác giả cũng chọn cách trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi. Câu chuyện diễn biến theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Mở đầu bằng “Tôi đã làm một chuyện dại dột: tôi đi Mường Hon đúng giữa mùa mưa…Nhưng…Bạn đã nghe nói đến Mường Hon

bao giờ chưa?” [61;464]. Nhân vật tôi kể lại chuyện mình đã từng được một

cô gái người Tơ Trá cứu sống trong một trận sốt rét rừng. Khi ấy, trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, nhân vật tôi đã cảm nhận được sự chăm sóc đầy thương yêu của người con gái Tơ Trá “Cô gái đã nhai nhão những hạt bắp khô và

già hong lửa lẫn vị nước miếng mặn ấm và vị mát ngọt của đôi môi cô gái…” [61;466]. Vị ngọt đôi môi thiếu nữ mớm nước bắp nhai nhão đã cứu nhân vật tôi khi ở giữa lằn ranh sống chết luôn in đậm trong tâm tưởng của nhân vật tôi. Nhưng khi nhân vật tôi trở lại thì người thiếu nữ năm xưa đã là vợ của một người khác vì tưởng lầm rằng đó chính là người cô đã cứu sống. Nhận ra điều đó, nhân vật tôi đã vội vã ra đi trong cơn mưa gió như một thằng điên, như một trốn chạy người thiếu nữ kia để tránh sự phiền phức cho cuộc sống hiện tại và cũng là giữ cho mình hình ảnh những hoài niệm đẹp đẽ và lý tưởng về người con gái anh hùng trong suốt vô ngần.

Trong truyện ngắn Người hát rong giữa rừng, người kể chuyện ở vị trí là người bạn thân lâu năm trở về tìm người cũ. Mở đầu tác phẩm là lời tác giả cùng bạn trở về nơi xưa để “tìm Y Yơn”. Suốt câu chuyện là dòng hồi tưởng của tác giả về người anh hùng của Tây Nguyên trong âm nhạc – Y Yơn. Ông đã lang thang qua những khu rừng, qua những buôn làng, dạy cho mọi người hát ca những bài ca – chủ yếu là tình ca – “tình yêu trai gái, yêu rừng, yêu con suối đầu làng, yêu trái núi muôn đời cô quạnh, yêu con nai tơ ra ăn chồi

tranh buổi sớm mờ sương, yêu con chim k’tia chuyên ăn cắp lúa trên rẫy

[61; 547]. Nhưng chính những bài hát ấy lại có sức mạnh thần kỳ thôi thúc con người đứng lên chiến đấu giành lại tự do từ rừng núi và buôn làng. Nguyên Ngọc đã suy ngẫm và nhận ra giá trị to lớn của nghệ thuật Y Yơn, đó là nghệ thuật “không “kịp thời” kiểu thực dụng, không “chính trị” kiểu bây

giờ thường gọi là “minh họa” [61; 547].

Trong Cát cháy, người kể chuyện xưng tôi, nghe những người từng tham gia cuộc chiến năm xưa thuật lại cuộc đấu tranh oanh liệt của những người con anh hùng ở xã Bình Dương trong kháng chiến chống Mỹ. Mở đầu tác phẩm, tác giả viết “Đây là câu chuyện về một vùng quê nghèo của tỉnh Quảng

khăn, trong chiến tranh càng khó khăn hơn nhiều” [61;711]. Từng câu chuyện được chính những người trong cuộc kể lại, những người anh hùng đã từng tham gia chiến đấu trong những trận chiến năm nào, họ chính là những cuốn

sử sống của Bình Dương. Điểm nhìn trần thuật được dịch chuyển từ người

trần thuật sang nhân vật rồi cũng có khi trao điểm nhìn ấy cho nhiều nhân vật như lời của anh Hai Toán, chị Huyền, chị Cúc…mỗi người cùng nói về những suy nghĩ của mình về cuộc chiến tranh vừa qua. Hào hùng nhưng cũng đầy mất mát và hy sinh, về chính mảnh đất mà mình đã từng gắn bó “Mình từ đây mà ra đi. Đi ra thì có đi về…Đất quê mình nghèo nhưng gắn bó. Những gì

sâu sắc máu thịt nhất trong cuộc đời đều là ở đây” [61;720], về cuộc sống

hiện tại còn nhiều thiếu thốn và bất hạnh. Đó là sự luân phiên, phối hợp nhiều điểm nhìn khác nhau trong cách trần thuật về một vấn đề về chiến tranh, về cuộc sống hôm nay, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh thần đối thoại nhằm tạo tính dân chủ trong sáng tạo. Đồng thời, từ điểm nhìn của người kể được trao cho các nhân vật, người đọc thấy được tính trung thực của lời kể tính chân thực, xác thực về những người anh hùng.

Trong Có một con đường mòn trên biển Đông, tác giả chọn ngôi kể thứ nhất, xưng tôi đi tìm hiểu về một huyền thoại một thời “Đây là câu chuyện về

một con đường. Chúng ta đang đi tìm một con đường” [61;832]. Câu chuyện

là lời kể của từng nhân vật gắn liền với những sự việc, sự tích có thật mà ở đó mỗi nhân vật là một anh hùng, là người trong cuộc, là một pho sử sống về cuộc chiến của ngày hôm qua được tái hiện lại bằng chính lời kể của họ. Mỗi nhân vật là một cảm xúc, một hoàn cảnh, một số phận khác nhau. Nhưng tất cả đều là những suy cảm chân thật về cuộc chiến tranh hào hùng nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt, đầy mất mát, đau thương trong quá khứ.

Tóm lại, điểm nhìn trần thuật Nguyên Ngọc chọn sử dụng trong các tác phẩm sau 1975 của mình chủ yếu ở ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi. Chọn

cách trần thuật ở ngôi thứ nhất, giúp tác giả có thể nói lên chính kiến của mình, đồng thời thể hiện những cảm thông, chia sẻ cũng như những trăn trở, xót xa của chính tác giả về cho cuộc sống hiện tại còn khó khăn, thiếu thốn của người anh hùng. Điểm nhìn trần thuật cũng được tác giả lần lượt trao cho các nhân vật trong tác phẩm, để họ nói lên suy nghĩ của mình về quá khứ anh hùng cũng như hiện tại còn nhiều thiếu thốn, khó khăn trong cuộc sống. Điều đó, giúp mang lại tính chân thực cho nội dung của tác phẩm. Với những thủ pháp nghệ thuật như sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật; sự luân chuyển điểm nhìn người trần thuật và nhân vật; gấp bội điểm nhìn người viết nhằm tạo ra một hiệu quả nghệ thuật là tạo tinh thần dân chủ trong đối thoại và từ đó giúp người đọc có cái nhìn trung thực hơn về cuộc sống hiện tại của những người anh hùng.

3.1.2.2. Giọng điệu

Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học, thể hiện thái độ của nhà văn với hiện thực được mô tả trong tác phẩm. Giọng điệu là yếu tố hàng đầu trong việc thể hiện phong cách nhà văn. Có thể nói, nó là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng nghệ thuật của một tác giả. Các tác phẩm có giá trị đều phải có một giọng điệu riêng. Từ điển thuật ngữ văn học chỉ ra rằng giọng điệu thể hiện “thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức

của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định

cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân

sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,...” [27, 134]. Trong tác

phẩm văn học, không tồn tại một giọng duy nhất mà nó là sự hòa âm của nhiều giọng điệu. Những giọng điệu này lại kết hợp với nhau để tạo nên một giọng điệu bao trùm tác phẩm. Giọng điệu cũng liên kết với các yếu tố hình thức khác của tác phẩm để góp phần hình thành nên một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn. Trong các sáng tác của mình trước 1975, người đọc đều bắt gặp ở

nhà văn Nguyên Ngọc là giọng điệu ngợi ca, trang trọng đầy hào sảng. Tuy nhiên, ở những sáng tác sau 1975, vẫn là giọng điệu ngợi ca nhưng đi liền với nó là giọng cảm thông, chia sẻ những mất mát và đau thương của người anh hùng cho cuộc chiến. Đồng thời cũng qua giọng điệu, tác giả thể hiện những trăn trở, xót xa trước những thiếu thốn về đời sống vật chất và tinh thần của người anh hùng trong hiện tại.

Nguyên Ngọc được biết đến là một nhà văn có phong cách nhất quán bởi cảm hứng lãng mạn anh hùng. Cũng là viết về người anh hùng nhưng ở những tác phẩm ông viết sau 1975, người anh hùng được Nguyên Ngọc nhìn một cách đa diện hơn. Một mặt, họ vẫn là những người anh hùng kiên cường dũng cảm, hy sinh. Nhưng mặt khác, họ còn là những người anh hùng trong tình yêu, trở về với cuộc sống đời thường bình dị và lặng lẽ ““...Những anh hùng

của anh xưa kia là những chiến sĩ gang thép, căm thù ngùn ngụt Giờ đây

cũng vẫn những người anh hùng kiên cường, sắt thép ấy, nhưng họ còn là

những con người của tình yêu, đẹp và anh hùng trong tình yêu” [55;335].

Bằng giọng văn đầy hoài niệm pha lẫn những ray rứt của người trong cuộc, trong bút ký Trở lại Mèo Vạc, tác giả đã thể hiện những suy tư và trăn trở của riêng mình về những thiếu thốn trong cuộc sống của những người anh hùng mà tác giả đã từng gắn bó trong cuộc tiễu phỉ năm xưa ở Đồng Văn – Mèo Vạc. Mở đầu bút kí, ông viết: “…Tôi lặn lội gần 200 cây số Hà Nội – Tuyên Quang, rồi gần 400 cây số leo ngược mấy Cổng Trời, chính là để thầm

mong gặp lại đúng cái kỷ niệm thời xưa cũ long lanh ấy. Một miền đất có thể

nào lắng sâu mãi trong lòng mình dẫu đã xa cách nghìn dặm và hàng mấy

chục năm trường nếu ở đấy thiếu đi bóng dáng một người con gái không dễ

quên. Mà Thào Mỹ thì chẳng hề là một người con gái bình thường chút nào,

con người và số phận” [61;416]. Ngoài nỗi nhớ về những người anh hùng

đây, tác giả còn khắc khoải và trăn trở về cuộc sống hiện tại của họ trong nhịp sống hiện đại vốn xô bồ, phức tạp. Bởi, “cái thơ mộng lâu đời những vùng

rẻo cao cũng đã bắt mùi kinh tế thị trường của đổi mới rồi. Còn số phận

những con người ở đây, những Thào Mỹ, những Sùng Chóa Vàng, những

Lùng Sùng Páo…từng rất thân thiết một thời xưa của tôi trải cuộc dâu bể ba

mươi năm nay ra sao?”[61;424].

Khác hẳn với giọng trang trọng, hào hùng mang âm hưởng anh hùng ca trong truyện ngắn Rừng xà nu, giọng điệu trong Tháng Ninh Nông mang đầy suy tư, phảng phất hoài niệm về một thời đã xa và bây giờ chính nhân vật tôi đang tìm về với những hoài niệm ấy, về với lý tưởng, với tiếng gọi của trái tim, tiếng gọi của những ân tình “Đi Mường Hon giữa mùa mưa, ắt phải có

một tiếng gọi nào đó da diết, sâu thẳm lắm” [61;465]. “Có cô gái Tơ Trá nào,

không, người đàn bà Tơ Trá nào dưới kia ngước nhìn lên chiếc máy bay đang

bay thản nhiên bay qua kia, mà biết rằng trên đó có một người con trai một

phần tư thế kỉ trước mình dùng đôi môi trinh nữ mớm từng chút sữa ngô nghĩa

tình nuôi sống….mà vẫn không sao nguôi được nỗi canh cánh như một món duyên

nợ tiền kiếp…” “Tôi có một tiếng gọi như thế đấy ở Mường Hon. Cho nên tôi có

điên khùng liều lĩnh đi Mường Hon đúng giữa mùa mưa thì cũng đáng điên một lần

trong đời,…”[61;468].

TrongNgười hát rong giữa rừng, là giọng văn đầy xót xa về cuộc sống hiện tại của người anh hùng Y Yơn “Ôi Y Yơn của tôi. Lại vẫn thế sao anh? Vẫn Tây Nguyên đến tận đáy tâm hồn. Vẫn nghệ sĩ lang bạt kỳ hồ đến tận máu thịt. Và vẫn nghèo đến thế suốt đời, công danh chẳng thiết, tiền bạc chẳng xu dính túi, cuộc đời

như một cuộc phiêu lưu bất định,…”[61;540] Người nghệ sĩ Y Yơn dùng tài năng

âm nhạc của mình để cảm hóa, thức tỉnh những người còn lạc lối quay trở về với quê hương nhưng cuộc sống đời thường của ông còn rất bấp bênh. Cuộc sống đã thay đổi nhiều, con người phải lo toan cho cuộc sống của mình, người ta không thể

dành thời gian để quan tâm đến người khác, và chính nhân vật tôi cũng thừa nhận rằng “…hai mươi năm hòa bình rồi, bây giờ tôi mới tìm đến thăm ông, tôi có lỗi quá…” [61;549]. Thể hiện sự áy náy vì chưa làm gì được cho người nghệ sĩ này, Nguyên Ngọc viết: “Tôi đã viết về mấy người anh hùng Tây Nguyên. Còn ông, ông

đâu phải là một “người anh hùng”….Còn ông, ông chẳng có danh hiệu gì cả

[61;549].

Trong Cát cháy, giọng văn khâm phục sự kiên cường, vượt lên đau thương một cách phi thường của con người đất Bình Dương “…Như một hiện tượng vật lý đứng ngoài tất cả các quy luật vật lý. Một hiện tượng chiến tranh

bất chấp mọi quy luật chiến tranh” [61;715]. Giọng văn thể hiện sự đồng cảm

và chia sẻ với những mất mát và đau thương của cả một thế hệ anh hùng trong thời chống Mỹ “…Đất quê mình nghèo nhưng gắn bó. Những gì sâu sắc máu

thịt nhất trong cuộc đời đều là ở đây” [61;720]. Cảm thông cho số phận của

những người nữ du kích anh hùng sau chiến tranh tác giả viết “…Tôi xin nói trước với bạn nhé: trong số tám hay chín người phụ nữ lam lũ đang bận bịu nhanh nhẹn rối rít chọn, xếp, đếm từng giỏ trứng vịt nặng trĩu, mặc cả, cãi vã, cười nói, giành giật, la hét kia..., có một cô gái anh hùng của Bình Dương

đấy.” “Và trong số bốn năm người đàn bà đang tất tả trên cánh đồng cát

Một phần của tài liệu cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975 (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)