6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Cội nguồn cảm hứng anh hùng của Nguyên Ngọc
Hoàn cảnh đất nước trước 1975 là một hoàn cảnh đặc biệt. Cả nước đối mặt với hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và chống Mĩ, vấn đề được quan tâm hàng đầu là sự sống còn của cả dân tộc. Yêu cầu đặt ra cho tất cả mọi người lúc này là phải lấy trách nhiệm công dân, nghĩa vụ đối với đất nước làm phương châm hành động, là thước đo cao nhất để đánh giá mọi giá trị. Văn học giai đoạn này dưới sự lãnh đạo của Đảng, lấy việc phục vụ chính trị, phục vụ công nông binh, phục vụ cách mạng làm nhiệm vụ hàng đầu. Ý thức công dân cùng với nhiệt tình của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng đã thúc giục các nhà văn hòa mình vào cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân, “trong thời chiến, thói tài tử là một cái gì rất lạc lõng.
Trong thời chiến chỉ có những kẻ vô liêm sỉ mới có thể dửng dưng đóng vai
trò một anh tài tử” [24;381].
Văn học tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản, có ý nghĩa sống còn của đất nước, của lịch sử. Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Chủ đề bao trùm văn học giai đoạn này là ngợi ca Tổ quốc, quần chúng cách mạng và những tấm gương vì nước hy sinh, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ đấu tranh. Nhân vật chính tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn những sự việc và con người tiêu biểu. Cùng với chủ trương đó của Đảng, trong bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa của Việt Nam, Trường Chinh cũng nêu rõ: “Về xã hội lấy giai cấp
công nhân làm gốc. Về chính trị, lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và
chủ nghĩa xã hội làm gốc...Về sáng tác văn nghệ, lấy chủ nghĩa hiện thực xã
hội chủ nghĩa làm gốc” [54;13]. Đó chính là yêu cầu tác phẩm phản ánh được
chiều sâu của cuộc sống mới và miêu tả cho chân thật, sinh động con người mới. Hiện thực ấy vô cùng phong phú, bộc lộ nhiều vẻ đẹp, gợi lên niềm vui và mơ ước dễ làm nảy sinh những cảm hứng lãng mạn. Chất trữ tình cách mạng là một thành tố quan trọng của văn học thời đại lịch sử này.
Đảng và nhân dân đã có được một đội ngũ nhà văn với nhiều phẩm chất tốt đẹp: giàu lí tưởng, gắn bó với thực tế, với nhân dân để làm tròn vai trò sáng tạo của mình. Họ giàu nhiệt tình cách mạng, giàu sức sáng tạo, có lập trường sáng tác vững vàng. Họ luôn có mặt trên mọi lĩnh vực hoạt động, sẵng sàng dấn thân vào cuộc chiến đấu ác liệt. Vượt bao khó khăn gian khổ, thậm chí hy sinh cả tính mạng để có được những trang viết giá trị. Họ được xem là những nhà văn – chiến sĩ, nhà văn của nhân dân.
Xuất phát từ những tiền đề trên, văn học cách mạng 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu, nhất là về văn xuôi. Ở thể loại văn học này, nội dung trực tiếp hướng về hiện thực cách mạng và đời sống quần chúng nhân dân. Từ đề tài sinh hoạt, đời tư, các nhà văn chuyển sang đề tài lịch sử dân tộc, hướng vào khai thác hiện thực đời sống cách mạng với cảm hứng sử thi. Văn học giai đoạn này nảy sinh và phát triển trên nền tảng của ý thức cộng đồng.
Văn học là vũ khí chiến đấu không gì có thể thay thế được của nhà văn, văn nghệ phải phục vụ nhân dân, phục vụ “công, nông, binh”. Hồ Chí Minh
trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa (1951), chỉ rõ: “Cũng như
các chiến sĩ khác, chiến sĩ Nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định là phụng sự
kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là phục vụ
công nông, binh”, bên cạnh đó văn học còn phản ánh hiện thực đời sống, nó
ghi nhận những thay đổi của cuộc sống, theo dõi sát sao quá trình đấu tranh và phát triển của đất nước, do đó, mức độ phản ánh cuộc sống của nhân dân có chân thật hay không là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ tiến bộ hay không tiến bộ của nhà văn đó. Nhà văn được xã hội tín nhiệm giao cho nhiệm vụ là người thư kí của thời đại. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đòi hỏi người viết những nhiệm vụ khó khăn hơn là từ quan niệm viết như một đòi hỏi tự nhiên phải thay đổi để viết phục vụ kháng chiến. Văn học lúc này phải phản ánh chân thực cuộc sống lao động và chiến đấu của quân dân ta. Văn nghệ phục vụ chính trị mà xét đến cùng là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng với cảm hứng ngợi ca. Vì thế, cảm hứng anh hùng xuất hiện như một điều tất yếu.
Có thể thấy rằng, đề tài chính trong các sáng tác của các nhà văn lúc này là viết về người thật việc thật với cảm hứng anh hùng. Các nhà văn thâm nhập vào đời sống, chiến đấu của nhân dân. Nguyễn Thi lên đường vào Nam, ở đây, nhà văn đã phát hiện ra vẻ đẹp trong sáng của những điển hình người
thật việc thật, những người anh hùng miền Nam chân chất, giản dị, giàu lòng
yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Có thể kể như: Người mẹ cầm súng, Đại đội anh hùng, Dòng kênh quê hương, Ở xã Trung Nghĩa…
Nhà văn là người hơn ai hết luôn nhận thức rõ vị trí của dân tộc trong bước phát triển chung của thời đại. Chính tầm thời đại của sự nghiệp cách mạng dân tộc đã chắp cánh và tạo cảm hứng trong văn chương. Giờ đây, vượt lên tất cả và bao trùm đó là chuyện con đường vô Nam, lên chiến khu, hoặc xuống đường với hình ảnh “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (thơ Phạm Tiến
Duật). Những chuyến đi từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam của anh em văn nghệ Khu Năm và Nam Bộ. Những chuyến đi thực tế ấy đã cho văn nghệ sĩ nguồn cảm hứng dạt dào, có những tác phẩm họ viết ngay trên đường hành quân nhưng cũng có những tác phẩm được lưu giữ lại và tích lũy trong tâm trí, sau này mới thành văn. Trường hợp Đất nước đứng lên là một điển hình. Những ngày sống, chiến đấu cùng đồng bào của dân làng Kông Hoa đã giúp Nguyên Ngọc thành công rực rỡ với Đất nước đứng lên, tác phẩm mở đường cho cảm hứng anh hùng ca. Có thể nói Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc là hình ảnh những con người Việt Nam yêu nước, cùng đoàn kết chống lại gông cùm, xiềng xích của thực dân Pháp, luôn xả thân vì sự nghiệp chung của dân tộc. Là chân dung người anh hùng mang màu sắc bi tráng, anh hùng Núp chiến đấu vì lý tưởng chung để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Hay nói rõ hơn, khi mà ý thức của cá nhân thống nhất với ý thức của cộng đồng thì lúc đó con người tự mình nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước, với dân tộc và anh hùng Núp là một trường hợp như thế.
Bên cạnh văn xuôi, thơ ca kháng chiến cũng góp tiếng nói của mình vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, “thơ ca đã được huy động vào cuộc
chiến đấu của dân tộc, trở thành một vũ khí lợi hại và một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam kháng chiến.”[53;84]
Cách mạng và kháng chiến đã khơi nguồn và làm bừng dậy những cảm hứng thơ ca mới mẻ, sôi nổi, mãnh liệt, làm thay đổi hẳn sắc điệu và giọng điệu của nền thơ. Cảm hứng nổi bật và bao trùm trong thơ ca lúc này là niềm vui sướng, tự hào đến mức say mê, nồng nhiệt trước cuộc tái sinh mầu nhiệm của đất nước và con người Việt Nam. Cảm hứng lãng mạn trong thơ ca cách mạng được tiếp nối bằng cảm hứng lãng mạn anh hùng của những con người đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Đây là thời điểm thơ kháng chiến ghi được khá nhiều thành công và có những tác phẩm
tạo được tiếng vang như: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Tây Tiến (Quang Dũng), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Đồng chí (Chính Hữu).
Lòng yêu nước là tình cảm bao trùm và sâu rộng nhất, nó gắn bó mọi con người Việt Nam trong một khối thống nhất của tình đồng bào, đồng chí, nay lại càng chặt chẽ và thắm thiết hơn trong cách mạng và kháng chiến. Đó là tình cảm thiết tha và nỗi nhớ da diết về một quê hương Kinh Bắc trù phú tươi đẹp đang bị giày xéo dưới gót giày của quân xâm lược (Bên kia sông
Đuống – Hoàng Cầm) hay một mùa thu Hà Nội với hương cốm mới và
“những phố dài xao xác hơi may” trong thơ Nguyễn Đình Thi. Ở Nguyễn
Đình Thi, chất thơ trầm tĩnh và tươi sáng hơn. Nhân vật trong tác phẩm có vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm, thường có những mất mát đau xót, và những tình yêu thắm thiết.
Thơ ca được tiếp cận với hiện thực đầy gian lao, hy sinh và những con người kháng chiến rất bình dị mà vĩ đại. Thơ ca kháng chiến tập trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng và tinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu nước với những biểu hiện phong phú, thấm sâu vào mọi mặt trong đời sống của con người kháng chiến. Cũng như trong văn xuôi, thơ ca nảy nở và phát triển trên nền tảng ý thức cộng đồng được trỗi dậy mãnh liệt. Con người cá nhân hòa vào con người tập thể, thế giới của “cái tôi” trở nên chật hẹp, vô nghĩa khi nó không hòa nhập vào “cái ta” cộng đồng. Với hình ảnh những người trai làng hăng hái ra đi “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà
không mặc kệ gió lung lay.” (Đồng chí – Chính Hữu) để dấn thân vào cuộc
đời chiến đấu, họ thấu hiểu sự cao đẹp và sâu nặng của tình đồng chí, đồng đội.
Nhân vật quần chúng trong thơ kháng chiến là một thế giới nhân vật phong phú, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, địa phương, dân tộc, với nhiều nét phẩm chất, vẻ đẹp được thể hiện trong nhiều tình huống, hoàn cảnh. Nhưng
có lẽ tiêu biểu và nổi bật nhất là hình ảnh người mẹ (Bầm ơi! – Tố Hữu), người phụ nữ (Phá đường – Tố Hữu) và anh bộ đội vệ quốc quân (Nhớ - Hồng Nguyên). Nhân vật trữ tình quần chúng được thể hiện ra như ở cuộc đời thực của họ, trong lao động và chiến đấu, trong sinh hoạt hàng ngày và trong đời sống tập thể. Con người kháng chiến được thể hiện trong các mối quan hệ xã hội là chủ yêu chứ không phải trong các quan hệ riêng tư, gia đình. Nếu có nói đến những quan hệ và tình cảm này thì cũng là để làm cụ thể hóa và sâu sắc thêm cho những tình cảm xã hội, quan hệ cộng đồng.
Ở giai đoạn này, thơ kháng chiến mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, mà trước hết là hiện thực cách mạng và kháng chiến nhằm tăng cường chất liệu đời sống và yếu tố tự sự trong thơ, để phù hợp với nội dung phản ánh, thơ ca kháng chiến sử dụng phổ biến các thể thơ có nguồn gốc dân gian, dân tộc, đồng thời phát triển thể thơ tự do và lối thơ hợp thể. Những câu chuyện cảm động, những tấm gương cao đẹp trong cuộc chiến đấu, những sự việc của đời sống hiện thực được phản ánh rõ nét trong thơ. Đời sống như vậy đã tác động và làm biến đổi cách nhìn, cách nghĩ, điệu cảm xúc của người làm thơ. Nhà thơ của thời đại mới trước hết là một công dân, một cán bộ hay chiến sĩ, sống với cuộc đời thực, với mọi gian khổ, lo lắng, hy vọng của con người kháng chiến, cùng với đông đảo mọi người.
Có thể khẳng định rằng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, văn học luôn kịp thời phản ánh cuộc sống chiến đấu của nhân dân ta trên mọi miền của Tổ quốc. Trong những năm tháng chiến tranh, con người tuy sống trong đau khổ, gông cùm nhưng tâm hồn của họ lại sống trong niềm vui ấm áp của tình đồng chí, trong ánh sáng lí tưởng của Đảng, của cách mạng. Cảm hứng lãng mạn chính là cảm hứng về lí tưởng, về một ngày mai tươi sáng, niềm tin về sự chiến thắng kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy, các sáng tác trong giai đoạn này các nhà văn ít nói đến đau thương mất mát mà tập
trung thể hiện những hành động phi thường, bi tráng, dũng cảm của con người. Đó chính là sự cao cả, vượt lên trên sự tàn phá của chiến tranh, là hiện thực chiến tranh khốc liệt, là sự đương đầu với hai kẻ thù hùng mạnh. Con người và đặc biệt là người chiến sĩ muốn đứng vững, muốn vượt qua hiện thực ấy cần phải có niềm tin và tâm hồn lãng mạn. Và như vậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng là cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt trong tiến trình phát triển của văn học Cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975.
1.3.2. Hoàn cảnh gia đình và môi trường sống
Trong hoàn cảnh đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, việc kêu gọi từng người dân chung tay đoàn kết để đấu tranh giải phóng dân tộc là một điều cần thiết, từng người dân phải ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước và như thế cảm hứng ngợi ca, cảm hứng về người anh hùng như một điều tất yếu của dòng văn học cách mạng.
Nguyên Ngọc sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức. Đó chính là một điều kiện thuận lợi cho sự học tập và hiểu biết về cuộc sống và đấu tranh của nhà văn. Do công việc của cụ thân sinh ông nên gia đình thường đổi nơi ở từ thành phố này sang thành phố khác, chính điều này đã giúp Nguyên Ngọc có điều kiện tìm hiểu về những vùng đất khác nhau của dãy đất miền Trung kiên cường, hy sinh với những con người chịu nhiều gian khó từ thiên nhiên khắc nghiệt, từ sự tàn phá của chiến tranh. Ông cũng chịu ảnh hưởng từ quê hương Hội An cổ kính của mình, điều mà ông đã tự thuật lại rằng “…từ
nhỏ tôi may mắn được sống trong cái nôi văn hóa đó, ấn tượng về Hội An
luôn in đậm trong tôi: một miền đất cổ kính, đậm đà không khí lịch sử hơi
buồn, trữ tình, hoành tráng và trầm tư” [21;344]. Bản thân Nguyên Ngọc lại
từng được đào tạo ở nhà trường Pháp thuộc, ảnh hưởng sâu sắc từ các tác phẩm văn chương Pháp là một điều dễ hiểu mà sau này ông đã thừa nhận:
học, hay nói cho thật chính xác hơn, của văn chương Pháp. Khi bắt đầu cầm bút tôi đã viết bằng cái “lối” văn chương (Pháp) đó, tất nhiên nó đã được
khúc xạ, qua tôi…viết bằng cái lối tâm hồn đã được tạo nên một phần rất
quan trọng bằng văn chương ấy. Chính cái nền văn chương Pháp vĩ đại được
dạy trong các trường “thực dân” ấy ít nhất cũng góp phần tạo ra – cả một
thế hệ thanh niên Cách mạng kiên cường và trung thành ở nước ta, thế hệ
chúng tôi” [64;167, 168, 169]. Những tác phẩm của văn học Pháp mà ông và
cả một thế hệ mình được tiếp xúc phần nào đã tôi luyện bản lĩnh cách mạng và lập trường chiến đấu nơi ông.
Nhà văn Nguyên Ngọc luôn có ý thức về sứ mệnh của người cầm bút. Đó chính là sự gắn bó và không dễ quay lưng với thời đại của mình. Cũng