Ưu và nhược điểm trong hoạt động tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm mực in của công ty cổ phần mỹ lan (Trang 61 - 63)

Trong thời gian qua với sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên, Công ty đã thu được sự thành công đáng kể trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận tăng liên tục, trở thành đơn vị là ăn kinh doanh có hiệu quả cao và xây dựng được uy tín và lòng tin với khách hàng.

Ưu điểm:

Công ty cũng đã xây dựng cho mình một hệ thống tiêu thụ với những ưu điểm:

-Tổ chức hệ thống phân phối chặt chẽ, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao.

-Quy trình xử lý đơn hàng nhanh chóng, hiện đại, nhận được sự đánh giá cao từ phía khách hàng.

-Tạo dựng được mối quan hệ tốt, tin tưởng với các bạn bè và đối tác, công tác chăm sóc khách hàng được tiến hành thường xuyên, luôn thăm hỏi tình hình bán hàng, thể hiện được sự quan tâm đúng mức của Công ty dành cho các trung gian phân phối và các bạn bè cùng làm ăn.

-Các đại lý, nhà phân phối của Công ty được chọn lọc kỹ càng nên có tính chuyên môn cao, năng lực tiêu thụ tốt, có kinh nghiệm bán hàng trong nhiều năm, lượng đặt hàng thường xuyên và ổn định. Sở hữu một hệ thống phân phối mạnh là một lợi thế cho Công ty. Tuy nhiên, các đối tác của Công ty cũng đồng thời bán hàng cho các đối thủ cạnh tranh, họ có nhiều sự lựa chọn, sản phẩm trùng lấp.

Nhược điểm:

Bên cạnh những thành công có được trong những năm qua, Công ty cũng gặp phải một số khó khăn và tồn tại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng:

-Hệ thống phân phối còn hạn chế về mặt số lượng thành viên trong kênh, chưa tương xứng với thị trường.

-Thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức.

-Phân tích thị trường chưa tốt do Công ty không có đội ngũ phân tích thị trường, ít tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh nên sẽ rất khó để đưa ra các chiến lược thích hợp. Việc nghiên cứu thị trường rất quan trọng giúp mang lại thông tin về thị trường để doanh nghiệp chuẩn bị sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng với chất lượng tốt và chi phí thấp nhất. Đây là công việc phức tạp, tốn kém, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn nhất định trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế nên cần xây dựng đội ngũ nhân lực phù hợp.

-Công ty chưa có bộ phận quản trị hàng tồn kho, vì thế chỉ tiến hành đặt hàng khi có yêu cầu và với số lượng nhiều hơn nhu cầu khoảng 10% chỉ để đề phòng hư hao, mất mát mà không xác định được lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu nhằm tối thiểu hóa chi phí: chi phí đặt hàng, lưu kho,…

-Quy mô thị trường trong nước còn nhỏ, sức mua chưa ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá với các mặt hàng hoá chất nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào cũng có các ưu và nhược điểm nhất định. Việc dám nhìn vào các điểm yếu và tập trung khắc phục sẽ đem lại những giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững cho Công ty.

CHƯƠNG 5

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM

VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty để có các biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động. Có rất nhiều nguyên nhân và việc phân tích chỉ mang tính chất định tính không thể ước lượng được. Trong đó có thể chia làm hai loại nguyên nhân chính:

-Nguyên nhân chủ quan: đặc điểm loại sản phẩm mực in công nghiệp, chất lượng sản phẩm, nguồn lực của Công ty, phương thức tiêu thụ,…

-Nguyên nhân khách quan: kinh tế, chính sách của nhà nước, môi trường công nghệ, tự nhiên, khách hàng,…

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm mực in của công ty cổ phần mỹ lan (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)