Nhân tố kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm mực in của công ty cổ phần mỹ lan (Trang 65 - 66)

Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển có mức tăng trưởng khá hằng năm, ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, được bạn bè trên thế giới đánh giá cao về tốc độ tăng trưởng và triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, những năm gần đây, kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng và chưa bền vững. Ví dụ điển hình năm 2013 GDP đạt 5,42%, thấp hơn mục tiêu là 5,5% được đề ra ở đầu năm. Tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động vào GDP còn ở mức khá cao, vốn chiếm tỷ lệ đóng góp là 55,7%, lao động là 17,12%, trong khi đó các mức đóng góp khác như vào GDP như: khoa học, công nghệ, kỹ thuật,… chiếm rất thấp 27,09%, vì khoa học công nghệ Việt Nam sử dụng hiện nay tương đối lạc hậu so với các nước trong khu vực.

Mặc dù có tỷ lệ đóng góp cao trong GDP, nhưng lao động còn bộc lộ nhiều yếu kém về tay nghề, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp, chưa có chuyên môn điều khiển, vận hành các máy móc, theo thống kê mới nhất của tổ chứcLao động Quốc tế ILO, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Xin-ga-po, Nhật và Hàn Quốc lần lượt là 15 lần, 11 lần và 10 lần. Ngay cả so với các nước ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất

lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm

Malaysia và hai phần năm Thái Lan.

Bất ổn kinh tế vĩ mô và thâm hụt ngân sách nhà nước (bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 là 5,3% so với GDP, vượt mức dự toán là 4,8%) là nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng trưởng thấp. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, sản phẩm ứ đọng, tồn kho nhiều không giải quyết được dẫn đến phá sản gây thất thu, các doanh nghiệp nợ thuế, trốn thuế làm hụt thu, cũng không thể không tính đến các khoản chi chưa hợp lý gây lãng phí.

Bên cạnh đó, kết quả lạm phát ở nước ta hiện nay được kiềm chế ở mức một con số, nghĩa là tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm, giá cả tăng chậm, là mong đợi của nhiều quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế. Điển hình năm 2012 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 6,81%, năm 2013 là 6,04%, CPI 6 tháng đầu năm 2014 tăng 4,77% so với cùng kỳ năm trước cho thấy nền kinh tế nước ta đã dần được cải thiện, kiểm soát lạm phát tốt. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững, chính phủ không chỉ kiểm soát lạm phát phù hợp mà còn phải tìm cách nâng mức tăng trưởng GDP, vì năm 2013 là năm thứ 3 liên tiếp không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra.

Trước tình hình này, Công ty cũng đã trải qua một giai đoạn khá khó khăn, tiêu thụ trong nước tuy có tăng nhưng không nhiều, vì đây là mặt hàng công nghiệp phục vụ nhiều nhu cầu thiết, nên sức mua không bị tuột dốc quá mạnh mẽ như các mặt hàng tiêu dùng khác.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm mực in của công ty cổ phần mỹ lan (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)