CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm mực in của công ty cổ phần mỹ lan (Trang 65 - 70)

Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển có mức tăng trưởng khá hằng năm, ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, được bạn bè trên thế giới đánh giá cao về tốc độ tăng trưởng và triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, những năm gần đây, kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng và chưa bền vững. Ví dụ điển hình năm 2013 GDP đạt 5,42%, thấp hơn mục tiêu là 5,5%

được đề ra ở đầu năm. Tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động vào GDP còn ở mức khá cao, vốn chiếm tỷ lệ đóng góp là 55,7%, lao động là 17,12%, trong khi đó các mức đóng góp khác như vào GDP như: khoa học, công nghệ, kỹ thuật,… chiếm rất thấp 27,09%, vì khoa học công nghệ Việt Nam sử dụng hiện nay tương đối lạc hậu so với các nước trong khu vực.

Mặc dù có tỷ lệ đóng góp cao trong GDP, nhưng lao động còn bộc lộ nhiều yếu kém về tay nghề, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp, chưa có chuyên môn điều khiển, vận hành các máy móc, theo thống kê mới nhất của tổ chứcLao động Quốc tế ILO, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Xin-ga-po, Nhật và Hàn Quốc lần lượt là 15 lần, 11 lần và 10 lần. Ngay cả so với các nước ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất

lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.

Bất ổn kinh tế vĩ mô và thâm hụt ngân sách nhà nước (bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 là 5,3% so với GDP, vượt mức dự toán là 4,8%) là nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng trưởng thấp. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, sản phẩm ứ đọng, tồn kho nhiều không giải quyết được dẫn đến phá sản gây thất thu, các doanh nghiệp nợ thuế, trốn thuế làm hụt thu, cũng không thể không tính đến các khoản chi chưa hợp lý gây lãng phí.

Bên cạnh đó, kết quả lạm phát ở nước ta hiện nay được kiềm chế ở mức một con số, nghĩa là tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm, giá cả tăng chậm, là mong đợi của nhiều quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế. Điển hình năm 2012 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 6,81%, năm 2013 là 6,04%, CPI 6 tháng đầu năm 2014 tăng 4,77% so với cùng kỳ năm trước cho thấy nền kinh tế nước ta đã dần được cải thiện, kiểm soát lạm phát tốt. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững, chính phủ không chỉ kiểm soát lạm phát phù hợp mà còn phải tìm cách nâng mức tăng trưởng GDP, vì năm 2013 là năm thứ 3 liên tiếp không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra.

Trước tình hình này, Công ty cũng đã trải qua một giai đoạn khá khó khăn, tiêu thụ trong nước tuy có tăng nhưng không nhiều, vì đây là mặt hàng công nghiệp phục vụ nhiều nhu cầu thiết, nên sức mua không bị tuột dốc quá mạnh mẽ như các mặt hàng tiêu dùng khác.

5.2.2 Chính sách của nhà nước

Việt Nam có nền chính trị ổn định, chịu sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam, kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp an tâm làm ăn kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động mà không phải lo ngại về rủi ro chính trị như: biểu tình, quốc hữu hóa tài sản, khủng bố, bắt cóc, bạo động, nổi loạn... Hệ thống pháp luật luôn hướng tới sự công bằng, nghiêm minh và đang dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên với sự kiện biểu tình quá khích do tình hình biển Đông căng thẳng vừa qua cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, mà chính phủ đã mất rất nhiều công sức và thời gian mới có thể xây dựng được.

Ngoài ra, khi hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Công ty cũng nhận được sự quan tâm nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh, luôn tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án, vì Trà Vinh còn nghèo, sự đầu tư của Mỹ Lan đã đem lại công ăn việc làm cho người lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ kèm theo, cũng như tạo thu nhập cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, các chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập, cũng có ảnh hưởng trực tiếp doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, và đều được quy định rõ ràng trong các bộ luật của nước ta. Quốc hội Việt Nam nhiều lần điều chỉnh giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp đã giúp môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% năm 1997 đã giảm xuống còn 28% năm 2003 và tiếp tục giảm còn 25% từ năm 2009, 22% từ năm 2014 và sẽ là 20% từ năm 2016.

Mức thuế suất được điều chỉnh như trên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn kinh doanh với lợi nhuận hấp dẫn hơn, không chỉ cho doanh nghiệp Việt Nam mà còn góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với việc hội nhập hóa toàn cầu, chính sách ưu đãi thuế tạo nên một môi trường cạnh tranh ngày càng sôi động và khốc liệt hơn ở nước ta.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện việc khuyến khích đầu tư, với những quy định do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hay tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, của nền kinh tế - xã hội và của các nhà đầu tư. Ưu tiên cho những ngành công nghiệp xanh, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo hộ cho những ngành công nghiệp còn non trẻ, đặc biệt là những ngành giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đi đúng định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Điều đó cũng đã tạo một môi trường thuận lợi cho Công ty cổ phần Mỹ Lan, khi họ quyết định đầu tư tại Việt Nam với lĩnh vực phù hợp với định hướng của quốc gia.

5.2.3 Công nghệ

Vì hoạt động trong lĩnh vực được xếp vào hạng tiên tiến trên thế giới nên việc sản xuất mực của Công ty Cổ phần Mỹ Lan cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những thay đổi của môi trường công nghệ. Không chỉ là sự ảnh hưởng của các máy móc, thiết bị sử dụng để sản xuất ra sản phẩm mực in mà Công ty còn chịu ảnh hưởng từ những thay đổi của công nghệ in ấn, chất liệu làm vật liệu nền để in lên, nhằm sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được những công nghệ in cũ và mới như in phun, in nhiệt, in phun liên tục…, bám dính tốt với chất nền mới, vì mực là sản phẩm bán kèm theo máy, mực thực sự thể hiện được giá trị của nó khi có sự kết hợp được với máy in và thể hiện được thông tin lên sản phẩm hay bao bì.

Có thể nói công nghệ in trên thế giới đã có sự phát triển vượt bậc và dường như đang chững lại, chờ đợi những phát minh kế tiếp trong công nghệ vật liệu và mực in. Vì vậy cần có nỗ lực để làm ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng hơn, nếu không là được điều đó, chẳng những doanh nghiệp mất đi cơ hội thu hút các khách hàng tiềm năng, mà nguy cơ mất cả những khách hàng hiện tại vì không đáp ứng được nhu cầu.

Xét trên bình diện tổng thể, thị trường hoá chất Việt Nam Nam chủ yếu là mua đi, bán lại, số doanh nghiệp sản xuất không nhiều, năng lực và khoa học - công nghệ còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, chủ yếu là ngành hoá chất nông nghiệp, ngành công nghiệp hoá chất chỉ mới xuất hiện, là điểm đến lý tưởng cho các sản phẩm hoá chất có xuất xứ từ nước ngoài.

Điều đó cũng được thể hiện qua tình hình xuất nhập khẩu hoá chất của nước ta giai đoạn 2011-2013, xem bảng sau:

Bảng 5.1 Số liệu niên giám thống kê và thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan về tình hình xuất – nhập khẩu sản phẩm hoá chất của Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: tỷ USD Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011

Chênh lệch 2013-2012 Giá trị % Giá trị %

Xuất khẩu 0,59 0,65 0,69 0,06 10,2 0,04 6,2

Nhập khẩu 2,4 2,45 2.51 0,05 2,1 0,06 2,4

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê và thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Qua đó ta nhận thấy, giá trị xuất khẩu hoá chất còn rất khiêm tốn so với giá trị nhập khẩu, điển hình năm 2011 giá trị xuất khẩu sản phẩm hoá chất của Việt Nam là 0,59 tỷ đô la Mỹ, nhập khẩu là 2,4 tỷ đô la Mỹ, gấp hơn 4 lần xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu tuy tăng trưởng lần lượt là 10,2% và 6,2%

nhưng giá trị chưa cao. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo thống kê đầy đủ của tổng cục Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá theo quốc gia và cùng lãnh thổ, chỉ tính riêng tháng 7 năm 2013 48,8 triệu đô la Mỹ, chiếm 23,8% tổng kim ngạch1

5.2.4 Môi trường tự nhiên

Việt Nam mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ, độ ẩm cao quanh năm, mang đến không ít khó khăn cho Công ty trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, cũng như lưu giữ mực, hoá chất, .... Trước hết, chính vì độ ẩm tại Việt Nam cao, đã làm cho điều kiện sản xuất hoá chất trở nên khắc nghiệt, Công ty đã mất khá nhiều thời gian và chi phí trong việc thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi chất xúc tác, huấn luyện lại công nhân để có thể sản xuất ra các loại mực, hoá chất, bột hồng ngoại,… có màu sắc đúng và chất lượng ổn định như hiện nay. Không chỉ vậy, để đảm bảo mực in được bảo quản tốt, không bị biến đổi về mặt hoá học, mực phải được bảo quản trong kho lạnh, với nhiệt độ và độ ẩm được điều chỉnh thích hợp làm gia tăng chi phí lưu trữ. Tuy điều kiện sản xuất khó, nhưng đã khắc phục được.

5.2.5 Môi trường tác nghiệp Khách hàng

Khách hàng là một bộ phận quan trọng, mang đến thành công và lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì thế cần nghiên cứu kỹ về hành vi khách hàng để có thể phục vụ họ tốt hơn.

Khách hàng của Mỹ Lan là các doanh nghiệp, hoạt động trong môi trường kinh doanh nên họ thường có động cơ, nhận thức, thị hiếu và thái độ

1

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=495&Category=S%E1%B B%91%20li%E1%BB%87u%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81&Group=S%E1%BB%

91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA

mua hàng rất khác biệt so với hành vi mua hàng của người tiêu dùng, tác động của các trung gian phân phối cũng tác động đến hành vi mua hàng của họ.

Chính vì sự phức tạp đó đòi hỏi người làm công tác bán hàng cần phân tích và hiểu rõ để có những tác động tích cực như chào hàng, quảng cáo, tác động đến các trung gian phân phối bằng các chính sách thưởng, huê hồng hấp dẫn…Ngoài ra, nếu muốn kinh doanh đạt hiệu quả ngày càng cao thì cần có sự đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu, theo dõi và nắm bắt nhu cầu thực tế từ người sử dụng, hiểu họ đang cần gì để có thể đáp ứng kịp thời.

Khách hàng có yêu cầu về chất lượng ngày càng cao, đồng thời các đối thủ cạnh tranh khác đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam nói riêng và các thị trường của Mỹ Lan nói chung đang gây áp lực cho Công ty, đặc biệt là áp lực về giá. Cần có các chính sách kích thích tiêu thụ tác động thông qua các đại lý.

Nhà cung cấp

Phần lớn hoá chất Công ty sử dụng được mua từ các nhà cung cấp ngoài nước như Mỹ, Canada, Bỉ, …có chi nhánh hoặc đại lý tại Việt Nam, đó là một thuận lợi lớn cho Công ty, khi có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian chờ đợi do chuyển hàng từ nước ngoài về, tuy giá cả có đắt hơn đôi chút vì đã thông qua trung gian phân phối nhưng đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất một cách ổn định.

Đối thủ cạnh tranh

Để làm tốt được công tác tiêu thụ sản phẩm thì cần phải biết đối thủ cạnh tranh là ai, vị thế của họ trên thương trường như thế nào và làm cách nào để vượt qua họ.

Thị trường trong nước Công ty gặp phải các đối thủ đến từ Trung Quốc, Đài Loan là chủ yếu. Các sản phẩm của họ đã được người tiêu dùng công nghiệp Việt Nam sử dụng từ lâu, tuy nhiên chất lượng không ổn định. Sản phẩm của Công ty vượt hơn hẳn các đối thủ này, được tin dùng và dần thay thế các sản phẩm của họ, nhưng vẫn có sự cạnh tranh ác liệt về giá. Mặc khác các nguyên liệu đầu vào của Công ty được mua từ các nhà sản xuất nước ngoài có các đại lý ở Việt Nam, nên giá thành vẫn còn cao hơn các nhà cung cấp Trung Quốc.

Đối thủ cạnh tranh ở thị trường ngoài nước là những nhãn hiệu tên tuổi như HP, Ricoh,… có đại lí và nhà phân phối rộng khắp trên toàn thế giới, sản phẩm phong phú, đa dạng, một số sản phẩm của họ có giá cả thấp hơn.

Sản phẩm thay thế

Ngày nay, với sự ra đời của các thiết bị công nghệ hiện đại như máy tính, điện thoại, mạng internet, và các phương tiện truyền thông khác đã đe doạ lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngành in ấn sách, báo. Vì thế, mảng in truyền thống như sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm có mức tăng trưởng yếu và dường như không còn khả năng để phát triển.

Tuy nhiên, đối với một phân khúc thị trường khác, ngành công nghiệp in nhãn mác, hạn sử dụng, mã vạch, logo, số lot… lại đang phát triển từng ngày, tăng theo sự phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và sự phát triển của nền kinh tế và đây cũng là hướng đi chủ lực mà Công ty đang hướng đến. Đó cũng là đối tượng lớn nhất, tiềm năng nhất và lâu dài

nhất của ngành công nghiệp in. Bên cạnh đó, mảng in có tỷ lệ tăng trưởng tốt tiếp theo là các loại Catalogue, tờ rơi, quảng cáo, các loại chứng từ, hoá đơn, thẻ cào,… đang ngày một lớn theo sự phát triển của nền kinh tế, của hệ thống các doanh nghiệp và các loại dịch vụ

Với đặc thù của phân khúc này, khó có sản phẩm thay thế hoàn toàn.

Người sử dụng cũng có thể sử dụng máy khắc lazer để khắc nhãn mác, logo, số lot, …lên sản phẩm, đối với loại máy này, nó hoạt động chỉ làm tiêu tốn năng lượng điện mà không tốn nguyên liệu như khi vận hành máy in, nhưng chỉ áp dụng được với một số vật liệu chịu nhiệt nhất định, vật liệu không biến tính khi bị tác dụng nhiệt, không thể khắc lên bao bì, giấy, nhựa và các vật liệu đa dạng thông dụng khác, cũng không thể tạo nên màu sắc bắt mắt, ấn tượng, mà chỉ có thể dùng để nhận dạng, trong khi đó mực in có thể làm được. Vì vậy đe doạ của sản phẩm thay thế là không lớn.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đặc điểm của ngành sản xuất mực in là một ngành khó gia nhập vì yêu cầu vốn lớn, trình độ khoa học công nghệ cao, không chỉ vậy, đòi hỏi người sản xuất phải có bí quyết riêng về công nghệ, công thức, tốn nhiều thời gian và công sức vào công tác nghiên cứu và phát triển. Sản xuất ra mực in phải phù hợp với công nghệ in, với các máy in sẵn có trên thị trường và in được trên nhiều vật liệu là một điều không phải dễ. Chính vì vậy, những Công ty vừa sản xuất được mực in, máy in, vật liệu in như Mỹ Lan chiếm được ưu thế rất lớn, họ tạo ra được một sự kết hợp hoàn hảo trong việc tạo ra sản phẩm, khiến các đối thủ mong muốn gia nhập ngành hay mới gia nhập ngành gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy áp lực từ nhóm này không lớn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm mực in của công ty cổ phần mỹ lan (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)