Vận hành kênh phân phối

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm mực in của công ty cổ phần mỹ lan (Trang 37 - 38)

Nhờ việc vận dụng thương mại điện tử và sự truyền thông tin nhanh chóng trong thời buổi hiện đại nên khách hàng là người sử dụng công nghiệp cũng dễ tìm được thông tin liên hệ với Công ty khi có nhu cầu. Tuy Công ty không bán lẻ, nhưng nhân viên của Mỹ Lan vẫn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng một cách nhiệt tình, sau đó sẽ chuyển khách hàng đó cho đại lý hay nhà phân phối gần nhất để được phục vụ tốt hơn.

Ngoài ra, mỗi nhân viên kinh doanh đều có một tài khoản riêng để đăng nhập vào hệ thống, họ sẽ biết lượng hàng tồn kho của từng mặt hàng, mặt hàng nào hết, mặt hàng nào còn, mặt hàng nào sắp hết,…nhân viên có thể nhanh chóng phản hồi cho khách hàng một cách chính xác, cũng như có thể yêu cầu bộ phận sản xuất sản xuất thêm đối với những mặt hàng sắp hết nhưng lại có nhu cầu cao, như vậy luôn đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng nhanh chóng, kịp thời, đồng thời việc sản xuất được thực hiện xuất phát từ nhu cầu thục tế nên cũng tránh được tình trạng thiếu hụt, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hay dư thừa làm tăng chi phí tồn kho.

Quy trình xử lý đơn hàng cũng khá đơn giản. Khi có yêu cầu từ khách hàng, nhân viên sẽ lập phiếu yêu cầu xuất hàng và chuyển qua kho để lấy hàng, bộ phận giao hàng sẽ chuyển hàng đi. Đối với việc chuyển hàng trong nước rất thuận tiện, do Công ty có xe vận tải riêng nên chủ động trong việc vận chuyển hàng hoá, đảm bảo đúng thời gian giao hàng và linh hoạt trong việc điều động xe, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát sinh. Thông thường, hàng hoá sẽ được vận chuyển từ Công ty đến cửa hàng đại diện tại TP.HCM. Sau đó, hàng hoá sẽ được chuyển đến các trung gian phân phối, tùy theo phạm vi xa hay gần và tùy vào số lượng hàng hóa cần vận chuyển mà Công ty sẽ sử dụng xe riêng hay thuê các Công ty vận chuyển bên ngoài nhằm tối thiểu hóa chi phí vận chuyển.

Đối với việc chuyển hàng ngoài nước thì hàng sẽ được chuyển đến TP.HCM, sau đó giao cho các Công ty vận chuyển như: DHL, Fedex, UPS, TNT,…Đó là những Công ty uy tín, chuyên nghiệp tại Việt Nam, họ cung cấp nhiều phương thức vận chuyển như bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ hay đường sắt, tùy theo trọng lượng hàng hóa và mức độ cấp thiết

của hàng hóa mà Công ty có thể một trong các phương thức vận chuyển trên, để tối chi phí nhưng vẫn đảm bảo hàng hoá đến nơi nhận đúng thời gian dự kiến.

Công ty Cổ phần Mỹ Lan đang áp dụng phương thức phân phối có chọn lọc, tức là các trung gian phân phối muốn làm đại lý, nhà phân phối cho Công ty thì phải có quy mô, uy tín, năng lực tiêu thụ lớn, có khả năng chi trả tốt, có khả năng phát triển trong tương lai,… Do địa bàn tiêu thụ dàn trải cả trong nước và thế giới, các chuyên viên kỹ thuật của Công ty sẽ không thể hỗ trợ khách hàng kịp thời khi có sự cố xảy ra, cũng như sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí đi lại. Vì thế, đòi hỏi nhà phân phối cũng phải có nhân viên kỹ thuật, Công ty chỉ tốn thời gian hỗ trợ và huấn luyện cho họ một lần, sau đó họ sẽ hỗ trợ cho khách hàng khi cần thiết. Chính vì những yêu cầu khắt khe nên số lượng đại lý của Công ty hiện nay còn rất thấp, hạn chế việc mang hàng hoá đến tay người sử dụng. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu thụ mực in của Công ty.

Bù lại, Công ty cũng có những chính sách giá linh hoạt, mềm dẻo đảm bảo đại lý các cấp vẫn có mức lời hợp lý, cũng như sẵn sàng hỗ trợ khi đại lý gặp khó khăn về vốn hay kỹ thuật,…

Mặc dù, việc đào tạo đội ngũ kinh doanh B2B đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức để truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm, nhưng thay vào đó những hợp đồng hay đơn hàng được ký kết cũng có giá trị lớn, đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu hồi vốn nhanh hơn là hình thức bán lẻ. Việc tổ chức kênh phân phối này có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của Công ty. Công ty có thể tận dụng sự tiếp xúc, kinh nghiệm, sự chuyên môn hóa và quy mô hoạt động của các tổ chức trung gian để đạt được hiệu quả cao hơn so với Công ty tự thực hiện và tiết kiệm được nhiều chi phí.

Ngoài ra, phương thức phân phối này còn phù hợp với hành vi mua của khách hàng công nghiệp đó là thường mua với số lượng lớn và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua hàng, chọn lọc được các trung gian và tiết kiệm chi phí phân phối do quy mô trung gian phù hợp. Công ty cũng sẽ giảm được chi phí tư vấn, chi phí tìm kiếm và thông tin cũng như các tài liệu thúc đẩy cho việc bán hàng. Qua đó cho thấy việc tổ chức kênh tiêu thụ của Mỹ Lan khá chặt chẽ, góp phần thúc đẩy việc bán hàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên việc vận dụng mô hình này cũng có nhược điểm đó là do kênh phân phối dài gây khó khăn cho việc kiểm soát tiêu thụ, thời gian lưu thông dài, chi phí cao.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm mực in của công ty cổ phần mỹ lan (Trang 37 - 38)