Phân tích, đánh giá công tác quản lý hoạt động dạyhọc môn tiếng Trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 77 - 81)

2.3.4 .Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Trung

2.3.5. Phân tích, đánh giá công tác quản lý hoạt động dạyhọc môn tiếng Trung

Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Trung và QL hoạt động dạy học môn tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, chúng tôi đánh giá công tác QL hoạt động dạy học môn tiếng Trung ở

trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam như sau:

2.3.5.1. Điểm mạnh

Tiếng Trung là bộ môn có đội ngũ cán bộ, GV giỏi, có trình độ chuyên môn cao, yêu trường, yêu nghề và luôn tích cực trong việc tìm tòi các hình thức giáo dục mới lạ, hiệu quả nhằm hướng tới việc tăng cường tối đa hứng thú của HS và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho HS phát triển khả năng của mình. Đội ngũ GV tiếng Trung của nhà trường ngày càng được trẻ hoá với ưu điểm là năng động, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo và khá thành thạo trong sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Nhà trường đã chú trọng việc cụ thể hoá nhiệm vụ năm học thành các văn bản hướng dẫn và các quy định cụ thể đối với bộ môn tiếng Trung. Điều này giúp cho việc thực hiện chương trình giảng dạy cũng như KTĐG việc thực hiện tương đối dễ dàng.

Với xu hướng dạy học tích cực hiện nay, hiệu trưởng đã chỉ đạo GV dùng nhiều biện pháp để nâng cao dần chất lượng dạy học môn Tiếng Trung của HS, tạo cơ hội cho các em dần hướng tới sự tự học. Bộ môn thường xuyên xây dựng kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm học và thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra, bộ môn cũng đã xây dựng quy định về cách thức chuẩn bị bài cho GV và thường xuyên tổ chức các buổi dự giờ GV.

Đội ngũ GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn: Dạy đúng đủ nội dung, chương trình, tiến độ; Thực hiện kiểm tra và thi một cách nghiêm túc; Đánh giá đúng kết quả học tập của HS.

Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo ra môi trường học tập môn tiếng Trung và đã góp phần vào việc GD tinh thần, thái độ học tập NN giúp cho HS hứng thú hơn trong việc học tập của mình.

Đội ngũ GV đã thực hiện tương đối tốt việc quản lý nề nếp việc học tập trên lớp của HS, thường xuyên kiểm tra sí số, kiểm tra nhận thức của HS trong từng tiết giảng để kịp thời điều chỉnh nội dung cũng như PP giảng dạy cho phù hợp.

HS của trường là những HS được tuyển chọn từ những HS xuất sắc nhất của thành phố Hà Nội. Các em có tư chất tốt, thông minh, nhanh nhẹn, năng động và sáng tạo. HS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn chủ động trong học tập và các hoạt động tập thể. Khả năng ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin của các em tốt nên có lợi thế trong nắm bắt thông tin, bắt nhịp với xu hướng phát triển của HS trên thế giới. HS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi với HS ở nhiều nước trên thế giới, trong quá trình đó, các em được tiếp xúc với những nền giáo dục hiện đại, học hỏi được kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trong nhà trường từ các trường học mà các em có dịp được giao lưu. Các em có tình yêu với trường, có thái độ hợp tác xây dựng trường trở thành một ngôi trường hiện đại nhất ở Việt Nam, do đó các em luôn muốn đóng góp sức mình cho nhà trường. Các em luôn hào hứng với các hoạt động của nhà trường khi hoạt động đó thực sự là có ích và thiết thực.

2.3.5.1. Điểm yếu

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn tiếng Trung chưa được quan tâm đúng mức. Một bộ phận các GVCN và GV bộ môn và HS chưa nhận thức rõ về vị trí, vai trò của Tiếng Trung trong yêu cầu của bậc học.

PP giảng dạy của GV Việt Nam còn tập trung quá nhiều vào cấu trúc ngữ pháp, không phát huy được tính tích cực của HS trong lớp, do đó không khuyến khích HS giao tiếp bằng tiếng Trung ở trong và ngoài lớp học. Một số GV chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng. Mặt khác, nhiều GV chưa nhận thức được đúng đắn vai trò của đổi mới PP giảng dạy cũng như chưa xác định được thế nào là một giờ có đổi mới PP, chưa thực sự có ý thức vươn tầm để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Đội ngũ GV của Bộ môn chưa được trang bị nghiệp vụ sư phạm tinh thông như: kỹ năng chuẩn bị bài, kỹ năng đứng lớp, kỹ năng sử dụng câu hỏi vấn đáp tư duy, kỹ năng tổ chức các hoạt động nhóm nhỏ, đóng vai, kỹ năng thiết kế các hoạt động nhận thức cho HS cũng như kỹ năng khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Họ còn lúng túng, thiếu tự tin khi khai thác và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Do đó, việc thực hiện các PP và kỹ thuật dạy học còn rất lúng túng. Nhiều GV chưa biết sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy. Hơn nữa, việc thiết kế các hoạt động học tập có hiệu quả đòi hỏi người GV phải có kiến thức chuyên môn chắc chắn, sự am hiểu thực tế, năng động, sáng tạo và kiên trì.

Nhà trường thực sự quan tâm, đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ, PPDH hiện đại nhưng chưa được tận dụng triệt để do đội ngũ GV chưa thực sự có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn về sử dụng công nghệ thông tin và đổi mới hình thức tổ chức DH nhằm phát huy tính chủ động tích cực của HS.

Tổ chức thi, kiểm tra nghiêm túc, nhưng chưa đánh giá được đủ cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Hình thức thi, kiểm ttra viết được sử dụng là chủ yếu do vậy chỉ đánh giá được hai kỹ năng viết và đọc hiểu. Do vậy, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường không phù hợp với đánh giá của xã hội và cũng chưa phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh, chưa kích ứng được học sinh trong học tập.

Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục HS chưa được quan tâm đúng mức. Sự phối hợp giữa GVCN lớp, GVBM, Đoàn thanh niên trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động học của HS chưa hoặc thiếu đồng bộ.

Động cơ học tiếng Trung của HS nhìn chung chưa cao do quan điểm học để đối phó với thi cử.

Về CSVC bộ môn tiếng Trung đang khó khăn về : Phương tiện dạy học hiện đại; Thư viện, giáo trình, tài liệu tham khảo…

Nhìn chung, điều kiện CSVC của bộ môn tiếng Trung chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới PP dạy học. Trong đó một điều đáng quan tâm là các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu đang được ứng dụng rộng rãi tron giáo dục thì bộ môn tiếng Trung lại thiếu. Là bộ môn ngoại ngữ chuyên mà môn tiếng Trung không có thư viện riêng dẫn đến thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo. Điều này dẫn đến khó khăn cho cả GV và HS trong hoạt động dạy và học. Do vậy, để triển khai đổi mới PP giáo dục có hiệu quả, bộ môn tiếng Trung cần có hướng khắc phục những khó khăn này.

Tiểu kết Chương 2

Từ cơ sở lý luận chương 1, trong chương 2 tác giả đã đưa ra một số thông tin về trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, đồng thời phân tích thực trạng hoạt động dạy học Tiếng Trung và QL hoạt động dạy học Tiếng Trung ở trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi đưa ra thực trạng hoạt động dạy học Tiếng Trung và QL hoạt động dạy học Tiếng Trung ở trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Cũng trong chương II, tác giả đã phân tích rõ mặt mạnh, mặt yếu, đối với nhà trường trong giai đoạn này để làm cơ sở đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học Tiếng Trung cho học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG TRUNG Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HÀ NỘI - AMSTERDAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)