2.3.1 .Quản lý chương trình, nội dung, học liệu
2.3.2. Quản lý hoạt động dạyhọc của giáo viên
2.3.2.1.Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc giảng dạy tiếng Trung
Theo luật giáo dục 2005, nhà giáo nói chung, giáo viên nói riêng có những nhiệm vụ như giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục , thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục , không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới PP giảng dạy, được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ v.v... trên cơ sở những nhiệm vụ chung đó, giáo viên tiếng Trung trong những năm qua đã phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công. Hàng năm, ngoài số giờ được giao theo tiêu chuẩn, các giáo viên còn tham gia sinh hoạt chung khác: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham gia sinh hoạt các tổ chức như chi bộ Đảng, công đoàn, Đoàn THCS HCM, làm công tác xã hội từ thiện.
Theo điều tra thực tế thì 100% giáo viên có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc giảng dạy môn tiếng Trung, đây là một nhiệm vụ quan trọng đối với mọi giáo viên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ dạy học vẫn còn một số nội dung chưa được thực hiện tốt với những lý do khách quan lẫn chủ quan. Để hiểu rõ thêm thực trạng công tác dạy học bộ môn tiếng Trung của nhà trường trong thời gian trước đây trước hết chúng ta hãy nghiên cứu một số kết quả khảo sát dưới đây:
Tác giả đã khảo sát 10 giáo viên Tiếng Trung của trường về nhận thức tầm quan trọng của việc giảng dạy tiếng Trung và thu được kết quả sau:
Bảng 2.8: Nhận thức về tầm quan trọng của việc giảng dạy tiếng Trung của GV TT Các nội dung nhận thức Mức độ nhận thức rqt qt iqt kqt SL tỷ lệ % SL tỷ lệ % SL tỷ lệ % SL tỷ lệ % 1 Nắm vững nội dung chương
trình dạy học 6 60 3 30 1 10 0 0
2
Lập kế hoạch giảng dạy theo đúng nội dung chương trình, đúng tiến độ
6 60 3 30 1 10 0 0
3 Chuẩn bị giáo án bài giảng
trước khi đến lớp 7 70 2 20 1 10 0 0
4
Ra vào lớp đúng giờ, giảng dạy theo phương pháp mới, đúng, đủ nội dung chương trình, đúng tiến độ
7 70 2 20 1 10 0 0
5
Tham gia thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm thường xuyên mỗi tuần/tiết
3 30 3 30 2 20 2 20
6
Thực hiện kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học tập của HS
8 80 2 20 0 0 0 0
7
Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ sư phạm, trình độ chuyên môn
6 60 3 30 1 10 0 0
8
Luôn áp dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm
7 70 3 30 0 0 0 0
9 Thường xuyên sử dụng các
trang thiết bị đồ dùng dạy học. 3 30 3 30 2 20 2 20
Như vậy, qua kết quả khảo sát ở bảng 2.8 thì phần lớn CB, GV nhận thức được tầm quan trọng của các nội dung này, đây là điều có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động dạy tiếng Trung ở nhà trường. Tuy nhiên trong đó đáng chú ý 2 nội dung “Tham gia thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm thường xuyên mỗi tuần/tiết; Thường xuyên sử dụng các trang thiết bị đồ dùng dạy học” còn chưa thật sự nhận thức cao được ý nghĩa và tầm quan trọng của 2 nội dung này đối với công tác giảng dạy của chính mình. Có lẽ đây cũng là tình trạng phổ biến chung một số bộ phận CB, GV cho rằng tự bản thân họ qua thời gian công tác sẽ tự rút kinh nghiệm cho chính mình và tự điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung cho quá trình công tác về sau. Như vậy rõ ràng là họ chưa nhận thấy được tốt quá trình tham gia các tiết dạy thao giảng hay dự giờ lẫn nhau trong quá trình công tác vừa là cơ hội quý báu vừa ít tốn kém về thời gian và công sức. Chúng ta có thể thấy rõ ràng vẫn còn nhiều GV chưa nhận thức được việc sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy các tiết học hàng ngày là vô cùng cần thiết và hữu ích. Các GV này vẫn chưa nhận ra rằng: Thiết bị dạy học chính vừa là “công cụ lao động” của người GV vừa là công cụ nhận thức của HS. Nhờ TBDH mà nội dung dạy học được cụ thể hoá, phương pháp giảng dạy được vật chất hoá; đồng thời TBDH tham gia vào thúc đẩy sự hiện thực hoá mục tiêu đào tạo, góp phần làm cho quá trình đào tạo có chất lượng, hiệu quả. Một số không ít GV còn ngại đầu tư cho việc sử dụng các trang thiết bị này vì sợ mất thời gian cho việc nghiên cứu và áp dụng mà không đem lại hiệu quả cao cho giờ học. Từ những nhận thức trên nên kết quả của việc thực hiện hai nội dung trên trong thực tế còn hạn chế. Số GV chưa thực hiện tốt việc thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm và sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học ở mức độ trung bình và chưa tốt trong thời gian qua. Điều này cần phải được chấn chỉnh trong thời gian tới.
2.3.2.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác của GV
Hoạt động của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. QL hoạt động này bao gồm: Quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV, quản lý việc thực hiện chương trình soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV. Quản lý nền nếp lên lớp giảng dạy và việc vận dụng phương tiện dạy học, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV.
- Quản lý việc lập kế hoạch công tác của giáo viên: Để GV hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy, người quản lý cần hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, chi tiết. Sau khi phân công giảng dạy, GV phải chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy của cá nhân thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:
+ Mục tiêu cần đạt được: Kết quả bộ môn thể hiện ở số HS giỏi, khá, trung bình về điểm số cùng với việc hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo theo yêu cầu của từng lớp học.
+ Lập kế hoạch giảng dạy cá nhân của từng tuần, học kỳ, năm học. + Đưa ra các biện pháp chính để thực hiện chương trình công tác.
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch công tác của GV
T T
Biện pháp quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV
Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt TB Chưa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học 10 20 55 40 20 30 15 10
2
Xây dựng những chỉ tiêu cụ thể quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân
50 70 34 20 16 10 0 0
3 Kiểm tra nhiệm vụ lập kế
hoạch công tác và giảng dạy 7 10 30 20 43 40 20 30 4 Sử dụng kết quả kiểm tra kế
hoạch để đánh giá xếp loại 10 20 43 30 29 40 18 10 Nhận xét: Qua kết quả điều tra cho thấy đa số GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cá nhân và đã thực hiện tương đối tốt việc cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và xây dựng những chỉ tiêu, những quy định cụ thể. Có trên 50% CBQL và GV đánh giá mức tốt và rất tốt ở nội dung này. Tuy nhiên sau khi yêu cầu GV lập kế hoạch cá nhân thì việc kiểm tra nhiệm vụ lập kế hoạch công tác và giảng dạy của GV và sử dụng kết quả kiểm tra đạt được hiệu quả cao, chủ yếu ý kiến đánh giá tập trung ở mức trung bình.Vì hầu hết các bản kế hoạch cá nhân đều do tổ trưởng chuyên môn tập hợp và lưu lại như một công tác hành chính thông thường, khâu xem xét và duyệt kế hoạch cuối cùng của ban giám hiệu nhà trường còn hạn chế. Điều này dẫn đến một thực trạng là có không ít bản kế hoạch chỉ mang tính hình thức, thậm chí sao chép biện pháp thực hiện của người khác. Nếu chỉ tính nộp báo cáo đủ đúng qui định mà không xem xét kỹ chất lượng của những bản báo cáo ấy để đánh giá xếp loại GV thì chưa đảm bảo khách quan, chính xác.
2.3.2.3. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy
Thực hiện chương trình môn học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu nhà trường phổ thông. Đó là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD& ĐT ban hành, GV phải tuân thủ một cách nghiêm túc không dược tùy tiện thay đổi. Để việc quản lý thực hiện chương trình môn học đạt kết quả, đảm bảo thời gian cho việc thực hiện chương trình dạy học, nhà quản lý phải chú ý sử dụng thời khoá biểu, sổ báo giảng, sổ đầu bài như là công cụ để theo dõi điều khiển và kiểm soát tiến độ chương trình dạy học để thường xuyên, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học.
Bảng 2.10: Thực trạng QL việc thực hiện chương trình dạy học của GV
T
T Nội dung chương trình
Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt TB Chưa tốt CB QL G V CB QL G V CB QL G V CB QL G V 1
Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng của GV
15 20 48 40 22 30 15 10
2
Đánh giá việc thực hiện tiến trình giảng dạy qua sổ đầu bài và vở ghi của HS
55 60 30 30 15 10 0 0
3 Kiểm tra việc thực hiện tiến trình
giảng dạy qua việc dự giờ đột xuất. 14 10 30 30 40 40 16 20 4 Sử dụng kết quả thựchiện chương trình
giảng dạy trong việc đánh giá GV. 15 10 42 30 38 50 5 10
Nhận xét: Để giám sát việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV, BGH
nhà trường đã thực hiện tương đối tốt các nội dung “Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng của GV”: có đến 63% CBQL và 60% GV đánh giá nội dung này ở mức tốt. Ở nội dung “Đánh giá việc thực hiện tiến trình giảng dạy qua sổ đầu bài và vở ghi của HS” thì Ban giám hiệu mới chỉ làm tốt khâu đánh giá việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài còn chưa làm tốt việc đánh giá này qua vở ghi của HS. Ngược lại việc kiểm tra đột xuất bằng cách dự giờ thăm lớp của Ban
giám hiệu nhà trường chủ yếu được đánh giá ở mức trung bình. Điều này cho thấy thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của nhà trường còn nặng về hành chính, sổ sách mà thiếu thực tế. Có thể đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng kết quả thực hiện chương trình giảng để đánh giá GV chỉ ở mức trung bình.
2.3.2.4. Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp
Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV cho giờ lên lớp. Tuy hoạt động này nó chưa dự kiến hết các tình huống trong quá trình lên lớp, nhưng soạn bài thực sự là sự sáng tạo của từng GV. Việc soạn bài thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, PP giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng HS và đúng với yêu cầu của chương trình hay không. Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, hiệu trưởng nhà trường cần phải phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, GV trong trường, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến khích kịp thời, đồng thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện nghiêm túc quy định đã đề ra.
Bảng 2.11: Thực trạng QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV
TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt TB Chưa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Đề ra những quy định cụ thể thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy
0 10 67 70 33 20 0 0
2
Tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của GV và kiểm tra đột xuất
40 30 50 60 10 10 0 0
3 Kiểm tra việc sử dụng tài
liệu sách tham khảo 4 0 6 10 18 20 75 70 4 Bồi dưỡng phương pháp
soạn bài và chuẩn bị lên lớp 12 10 18 20 22 10 48 60 5 Sử dụng kết quả kiểm tra
Nhận xét: Thực tế cho thấy các CBQL là GV đã rất coi trọng những quy định
cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV. Việc chuẩn bị lên lớp giáo án là bản thiết kế bài giảng với đầy đủ các bước lên lớp. Nội dung giảng dạy được GV phân bổ thời gian cho từng phần và có phương pháp giảng dạy thích ứng, những tiết dạy GV chuẩn bị giáo án tốt chắc chắn sẽ góp phần rất lớn làm cho bài giảng sinh động, học sinh hứng thú học tập. Việc kiểm tra giáo án của GV được tổ chuyên môn làm tương đối tốt. Tuy nhiên một số GV vẫn soạn giáo án một cách qua loa, đối phó; đặc biệt là tham khảo gần như sao chép hoàn toàn các giáo án trên mạng internet thiếu sự đầu tư chất xám để soạn bài.
Theo kết quả điều tra: Cán bộ QL đã làm tốt và rất tốt nội dung “Tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của GV và kiểm tra đột xuất”. Việc bồi dưỡng PP soạn bài và chuẩn bị lên lớp vẫn chưa được chú trọng, có đến 60% GV cho rằng việc này làm chưa tốt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng soạn giáo án. Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng cách soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp cho GV.
Vì vậy soạn bài và chuẩn bị tiết dạy được cả BGH và GV nhận thức là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người GV nên việc sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá xếp loại GV được thực hiện hầu hết ở mức tốt và rất tốt.
2.3.2.5. Quản lý nề nếp lên lớp giảng dạy và việc vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học
Hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể. QL nề nếp dạy học là xây dựng tập thể nhà trường có độ ổn định cao về tổ chức hoạt động sư phạm, tinh thần cộng đồng trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học. QL nề nếp dạy học là xây dựng môi trường nhà trường mang tính giáo GD cao. Nói cách khác, QL lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường để thực hiện mục tiêu cấp học.
Ngoài việc chuẩn bị bài chu đáo thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng góp phần quan trọng cho sự thành công của bài dạy. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và áp dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật - công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy, để nâng cao tính tích cực hóa quá trình nhận thức và phát triển năng lực
sáng tạo của HS. Tránh tình trạng “dạy chay” và việc sử dụng tuỳ tiện các phương tiện, đồ dùng dạy học. BGH nhà trường cần chú ý những nội dung quản lý trong bảng khảo sát 2.12 sau đây:
Bảng 2.12: Thực trạng quản lý nề nếp lên lớp của GV và vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học
T T Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt TB Chưa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Xây dựng quy định cụ thể việc
thực hiện giờ lên lớp của GV 72 70 28 20 0 10 0 0 2 Có kế hoạch quản lý giờ lên
lớp của GV 52 50 36 30 12 20 0 0
3
Thường xuyên kiểm tra đối chiếu sổ đầu bài với sổ báo