Sự quan tâm và tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn tiếng Trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 37 - 39)

1.6.5.1. Sự quan tâm của nhà trường

Nhà trường luôn quan tâm và giáo dục cho GV và HS nhận thức tầm quan

trọng của tiếng Trung trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Về CSVC: Tổ ngoại ngữ có một phòng họp tổ, hai phòng học tiếng theo yêu cầu bộ môn.

Nhà trường cung cấp đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn giáo viên cho GV, đủ sách giáo khoa, sách bài tập cho HS, thư viện nhà trường, sách tham khảo cho GV và HS học tiếng Trung.

Nhà trường tạo điều kiện đến mức tối đa thiết bị dạy học, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học tiếng Trung.

Nhà trường yêu cầu các GV dạy tiếng Trung dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do BGD, SGD tổ chức. Động viên tạo điều kiện cho GV dạy tiếng Trung tiếp tục học tập trên chuẩn .

Nhà trường chỉ đạo tổ tiếng Trung tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp, thiết thực với HS.

Nhà trường yêu cầu tổ tiếng Trung có câu lạc bộ tiếng Trung, thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi cách dạy và học tiếng Trung thế nào cho tốt.

1.6.5.2. Tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn tiếng Trung

Cùng với các bộ môn khác, bộ môn tiếng Trung được tổ chức QL như sau: Giáo viên bộ môn tiếng Trung được biên chế vào nhóm tiếng Trung (hoặc tổ ngoại ngữ) được biên chế một tổ trưởng, một tổ phó và đặt dưới sự quản lý chỉ đạo

trực tiếp của một phó hiệu trưởng và hiệu trưởng. Tùy theo số lượng học sinh từng trường mà số lượng giáo viên được biên chế từ 7 đến 10 GV với số lượng giờ dạy tối đa 17 tiết/tuần. Trình độ giáo viên tiếng Trung đều đạt chuẩn 100%. Bộ môn tiếng Trung được giảng dạy theo số lượng kiến thức theo phân phối chương trình của Sở GD& ĐT Hà Nội.Sách giáo khoa tiếng Trung lớp 10, 11, 12 được in ấn và chỉnh sửa năm 2005 là bộ sách giáo khoa chính thống cho giáo viên và học sinh.

Ngoài những quy định về chuyên môn, các GV tiếng Trung đều phải chấp hành các điều lệ, quy định khác của ngành giáo dục, của trường. Nhà trường có phòng họp tổ, phòng học tiếng được thiết kế, trang trí phù hợp với đặc điểm bộ môn.

Tiểu kết chương 1

Nội dung của chương 1 đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT. Các khái niệm cơ bản đó giúp tôi có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Trung ở các trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam để đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn này ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG TRUNG Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HÀ NỘI - AMSTERDAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 37 - 39)