Tình hình phát triển Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 39 - 42)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Năm 1985, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đã quyết định xây dựng một mô hình trường phổ thông kiểu mới theo mô hình một trường chuyên toàn diện, nhằm tuyển sinh những học sinh có năng khiếu đặc biệt trong các môn học. Theo đó, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam được xây dựng với nguồn vốn từ nguồn quyên góp của nhân dân thành phố Amsterdam. Để thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô Amsterdam, trường đã được đặt tên là Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Năm học đầu tiên của trường được khai giảng vào ngày 5 tháng 9 năm 1985. Học sinh của trường trong khóa học đầu tiên được chuyển đến từ nhiều trường Trung học Phổ thông khác. Trong giai đoạn từ 1985 đến năm nay, trường đã đi đến việc mở rộng và phát triển toàn diện mô hình trường chuyên. Năm 1989, trường mở thêm khối chuyên Pháp. Năm 1992, trường mở khối Trung học cơ sở và bắt đầu thi tuyển vào lớp 6. Năm 1996, trường mở khối chuyên Tin. Năm 2002, trường mở khối chuyên Trung, chuyên Sử và chuyên Địa. Từ số giáo viên ban đầu, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã điều thêm những thầy cô giáo ưu tú ở các trường khác đến. Từ đó, trường trở thành một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh, trở thành một trong những trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở đạt thành tích cao của thành phố và nhà nước.

Năm 2005, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đến làm việc tại trường Hà Nội Amsterdam và nhận thấy sự xuống cấp về cơ sở vật chất của trường Hà Nội Amsterdam cũ và đã đồng ý cấp đất ở khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính để xây cơ sở mới cho trường. Lễ khởi công xây dựng đã diễn ra vào ngày 19 tháng 5 năm 2008. Công trình đã được phê chuẩn là một trong những công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam có tổng diện tích lên tới 50000 mét vuông bắt đầu hoạt động từ năm học 2010 - 2011 và được chia làm 5 khu chính: Khu nhà học được chia làm ba dãy nhà và được nối với nhau bởi trục đa năng khối học - hàng lang dài giúp học sinh có thể dễ dàng di chuyển giữa các khối nhà học. Khu vực này gồm năm tầng (kể cả tầng hầm và bãi đỗ xe) sẽ được dùng để làm phòng học cho khối 6 đến khối 12 cũng như hệ thống các phòng thí nghiệm Hóa - Sinh - Vật lý và các phòng đội tuyển. Trường có tổng cộng 45 phòng học, 12 phòng cho các đội tuyển Văn, Toán, Trung, Lý, Hóa, Sinh, Nga, Anh, Pháp, Sử, Địa, Tin và 15 phòng học riêng biệt cho từng bộ môn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của nhà trường a. Về quy mô: a. Về quy mô:

Trường được tổ chức với mô hình BGH điều hành và QL chung với hiệu trưởng và các hiệu phó phụ trách chuyên môn, phụ trách đức dục và phụ trách cơ sở vật chất. Hệ thống GV của trường được chia thành các tổ: Tổ Văn, Tổ Toán, Tổ Lý, Tổ Hoá, Tổ Ngoại Ngữ, Tổ Sinh - Thể, Tổ Xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn có tổ hành chính bao gồm các nhóm: Nhóm Tài vụ; Nhóm Văn phòng - Máy tính; Nhóm Thư viện - Thí nghiệm; Nhóm Y tế; Nhóm Bảo vệ - Lái xe và Nhóm Lao công - Phục vụ.

Trong các năm học từ năm học 1985 - 1988 cho đến năm học 2011 - 2012, khối trung học phổ thông được chia làm 2 hệ: Hệ chuyên và hệ không chuyên. Trong các hệ chuyên, ngoài việc học các môn học chính, HS sẽ được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên trong các lớp chuyên thuộc khối THPT. Các HS chuyên giỏi sẽ được đưa vào đội tuyển HS chuyên và được đầu tư học môn chuyên để dự các kỳ thi HS giỏi Quốc gia, Quốc tế.

b. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Ban Giám hiệu: 5 người ( 4 Hiệu phó và 1 Hiệu trưởng). GV biên chế 114, GV hợp đồng 88( Tiến sỹ: 2 người, Thạc sỹ: 83 người, Đại học: 29 người). Nhân viên: Biên chế 14người, hợp đồng 24 người. Đảng bộ nhà trường: 4 chi bộ gồm 58 đảng viên. Chất lượng đội ngũ: 100% cán bộ, GV đạt chuẩn đào tạo và trên chuẩn.

Tổ chức bộ máy nhà trường như một cơ thể sống, có cơ chế vận hành theo sự phân cấp: Đảng ủy, Ban giám hiệu trong đó người chịu trách nhiệm chính là Hiệu trưởng , các tổ chức đoàn thể quần chúng , các tổ bộ môn, bộ phận hành chính, kế toán, tài vụ cùng tham gia hoạt động của bộ máy để đơn vị hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ. Cơ cấu tổ chức bộ máy trường THPT được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy trường THPT

Đảng bộ hoặc Chi bộ mà đại diện cao nhất là Đảng ủy hoặc Chi ủy nhà trường , lãnh đạo về chủ trương, đường lối để các tổ chức, đoàn thể trong trường hoạt động thông qua nghị quyết và những chủ trương mang tính nguyên tắc hướng tới mục tiêu giáo dục.

BGH bao gồm Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người đại diện cho nhà trường về nhiều mặt pháp lý, là người đứng đầu bộ máy, chịu trách nhiệm QL toàn diện các hoạt động của nhà trường. Các Phó hiệu trưởng: giúp việc cho Hiệu trưởng, QL từng mặt công tác trong trường do Hiệu trưởng phân công.

ĐẢNG BỘ (hoặc Chi bộ)

BAN GIÁM HIỆU (Hiệu trưởng)

TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ (BCH Công đoàn BCH Đoàn thanh niên)

CÁC TỔ CHUYÊN MÔN (giáo viên)

PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ KẾ TOÁN, TÀI VỤ (nhân viên)

CÁC LỚP HỌC SINH

Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên, Ban nữ công là những tổ chức quần chúng cùng phối hợp với BGH và Hội đồng giáo dục để xây dựng chương trình kế hoạch, tổ chức các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”; “Rèn luyện và học tập vì ngày mai lập nghiệp”; “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”.v.v…

Các tổ chuyên môn: Tổ chức, giảng dạy các môn học theo kế hoạch giảng dạy và đặc thù bộ môn. GV ngoài dạy môn học còn tham gia làm công tác chủ nhiệm lớp, điều hành tổ chức học sinh hoạt động theo kế hoạch của nhà trường ở từng giai đoạn trong năm học. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về quản lý giáo viên, chất lượng giảng dạy, thực hiện bồi dưỡng GV, xây dựng tư liệu bộ môn.

Phòng hành chính và văn thư: giúp Hiệu trưởng QL toàn bộ hồ sơ của HS qua các năm học, các loại sổ đăng bộ, sổ kiểm diện và ghi điểm, sổ đầu bài, học bạ, sổ cấp bằng tốt nghiệp, các phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học.

Bộ phận kế toán, tài vụ: Giúp hiệu trưởng QL toàn bộ vốn, tài chính trong và ngoài ngân sách, QL tài sản nhà trường và công tác kế toán.

Tất cả các tổ chức bộ máy trong nhà trường cùng hướng tới một đối tượng là học sinh.

Các lớp học sinh: Dưới sự quản lý, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm, học sinh có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ kế hoạch học tập và các họat động thi đua theo kế hoạch của nhà trường và các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, ban nữ công…) tổ chức, cá nhân và tập thể học sinh cần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)