Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 101)

3.2.3.Biện pháp 3 : Chỉ đạo đổi mới PP dạyhọc môn Tiếng Trung

3.3.Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động

dạy - học môn Tiếng Trung ở Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3.3.2. Lựa chọn đối tượng và phạm vi khảo nghiệm

Bước 1: Lập phiếu điều tra (Phiếu điều tra phần phụ lục)

Với các biện pháp đã nêu, chúng tôi tiến hành điều tra trên hai nội dung: - Điều tra về tính cần thiết của biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

- Điều tra về tính khả thi của biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu.

Chúng tôi tiến hành khảo sát 38 CBQL và 10 giáo viên tiếng Trung đang trực tiếp làm công tác quản lý và giảng dạy để điều tra về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Trung ở trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam với các đáp án là: rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết và rất khả thi, khả thi và ít khả thi. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp của việc thực hiện các biện pháp QL dạy học môn tiếng Trung ở trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Biện pháp quản lý Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cầnthiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Biện pháp 1: Đổi mới quan điểm nhận thức về dạy học và QL dạy học môn tiếng Trung

41 85.4 5 10.4 2 4.2 41 85.4 5 10.4 2 4.2

Biện pháp 2: Đổi mới mục tiêu, chương trình và nội dung DH

43 89.58 5 10.42 0 0 46 95.83 2 4.17 0 0 Biện pháp 3: Chỉ đạo

đổi mới PP dạy học môn Tiếng Trung

36 75 7 25 0 0 36 75 7 25 0 0 Biện pháp 4: Tăng

cường QL động học của HS và nâng cao khả năng tự học của HS

41 85.41 5 10.41 2 4.18 41 85.41 5 10.41 2 4.18

Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học môn tiếng Trung

43 89.5 5 10.41 0 0 38 79.16 7 14.58 2 6.26

Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư, QL sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị phương tiện trong DH.

Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Điểm thấp nhất về mức độ khả thi của các biện pháp tương đối cao đạt 80%. Từ kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhưng nhìn chung các ý kiến đều nhận định những biện pháp đều có tính khả thi trong thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Tiểu kết Chương 3

Dựa trên có sở lý luận ở chương 1 và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng tiếng Trung. Các biện pháp cụ thể đó là:

3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới quan điểm nhận thức về dạy học và quản lý dạy học môn Tiếng Trung.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Trung. 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý hoạt động học của học sinh và nâng cao khả năng tự học của học sinh.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường KTĐG hoạt động dạy và học môn tiếng Trung. 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư, quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện trong DH.

Các biện pháp đề ra đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Chúng tôi có niềm tin về các biện pháp đã đề xuất. Tỉ lệ phần trăm đồng thuận về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ở mức độ cao chứng tỏ hệ thống các biện pháp là phù hợp và đáp ứng ở chừng mực nhất định về nhu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý và đông đảo giáo viên. Tuy kết quả trên đây mới chỉ có tính định tính, chỉ là đánh giá sơ bộ ban đầu, song cũng khẳng định được tính cấp thiết cả tính khả thi của các biện pháp. Có khả năng vận dụng chúng vào thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được cao nhất cần phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, thống nhất bởi các biện pháp chúng tôi đề ra có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp trên đạt kết quả cao nhất cần phải có sự hợp tác và nỗ lực của không chỉ cán bộ quản lý mà cả giáo viên, học sinh, phụ huynh và các đối tượng có liên quan.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đổi mới giáo dục đang là chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục. Đổi mới việc dạy học Ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân là đổi mới theo hướng cung cấp cho thế hệ trẻ một phương tiện giao tiếp, học tập và làm việc hữu hiệu trong môi trường đa ngôn ngữ của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh chung đó, việc đổi mới hoạt động dạy học môn tiếng Trung là điều cần thiết và nên làm.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý GD, quản lý nhà trường và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nói chung và các biện pháp dạy học bộ môn tiếng Trung nói riêng tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc khảo sát, đánh giá về thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam , chúng tôi nhận thấy mặc dù nhà trường đã có những biện pháp nhằm quản lý tốt công tác này song còn một số biện pháp chưa được chú trọng cũng như việc thực hiện các biện pháp này chưa liên tục và đồng bộ, đôi khi còn thiếu sự nghiêm túc, nhất quán.

Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm đề ra được những biện pháp cần thiết và có tính khả thi trong quá trình đổi mới hoạt động dạy học môn Tiếng Trung trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam nói riêng bao gồm:

*Về lý luận: Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý,

quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý quá trình dạy học. Đồng thời luận văn đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Trung trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam nói riêng. Ngoài ra luận văn còn khẳng định đổi mới hoạt động dạy học đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

*Về thực trạng: Luận văn đã cố gắng mô tả đầy đủ về thực trạng hoạt động

dạy học môn Tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam . Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn đề xuất 6 nhóm biện pháp

cụ thể nhằm chỉ đạo triển khai đổi mới hoạt động dạy học môn Tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Những biện pháp mà luận văn đưa ra là sự vận dụng, cụ thể hoá lý luận của khoa học quản lý vào thực trạng tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cùng với sự đúc rút kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia. Kết quả khảo nghiệm đã minh chứng được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Như vậy giả thuyết khoa học của luận văn đã được chứng minh. Tác giả hy vọng rằng trong thời gian tới, các biện pháp nêu ra sẽ được các cán bộ quản lý và giáo viên của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam nghiên cứu sử dụng, góp phần đổi mới hoạt động dạy học môn Tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Đề tài này bước đầu làm nghiên cứu nên còn nhiều thiếu sót, tác giả mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các chuyên gia giáo dục để luận văn được tiếp tục hoàn chỉnh.

2. Khuyến nghị

Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã ghi rõ: “Các chủ trương, chính sách về giáo dục, những đổi mới về nội dung, quy trình, phương pháp giáo dục, đánh giá, thi cử... đều phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng và trải qua thực nghiệm, phù hợp với thực tiễn ở nước ta và đưa vào các nhà trường theo đúng quy định”. Theo yêu cầu này, để thực hiện tốt các biện pháp đề tài nêu ra, tôi xin có một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu và điều chỉnh chương trình dạy học bộ môn tiếng Trung dành cho HS THPT sao cho lượng kiến thức phù hợp với trình độ học sinh đảm bảo được yêu cầu chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đồng thời cần bổ sung và mở rộng các qui chế, chế tài trong sử dụng ngân sách đổi mới với công tác dạy học, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng v.v...

Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch mở các lớp đào tạo, đào tạo lại cho các giáo viên tiếng Trung, các cán bộ quản lý giáo dục...

Nhanh chóng triển khai và chỉ đạo công tác đổi mới hoạt động dạy học môn tiếng Trung trong hệ thống giáo dục quốc dân sao cho đồng bộ và dứt điểm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của ngành đối với các trường, các cơ sở QLGD. Quan tâm hơn tới công tác nghiên cứu giáo dục để nền giáo dục Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Chỉ đạo và tạo điều kiện tốt nhất để các nhà trường thực hiện được kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, tạo ra các cơ hội để GV môn tiếng Trung được đi thực tế học tập nghiên cứu khoa học, giao lưu học hỏi với các trường trong nước và nhất là nước ngoài.

Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy- học của các trường.

2.3. Đối với trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

- Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa để GV Tiếng Trung có cơ hội được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

- Phối kết hợp với các trường THPT trong thành phố tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên Tiếng Trung.

- Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra GV Tiếng Trung và thi Giáo viên giỏi môn Tiếng Trung một cách thực chất, có chế độ khen thưởng thích đáng đối với những giáo viên có đầu tư trình độ chuyên môn.

- Các CBQL và GV nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quản lý và giảng dạy bộ môn. Đặc biệt đội ngũ CBQL, GV có nhiều kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi và phải là những người gương mẫu đi đầu trong công việc, trong đột phá về thay đổi tư duy, lề lối và phương pháp làm việc sao cho khoa học, hiện đại, năng động, tích cực và khách quan hơn để CB, GV của trường lấy đó làm động lực, tác nhân hỗ trợ họ trong công tác giảng dạy ngày càng có hiệu quả hơn.

- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thể trong nhà trường xây dựng nề nếp kỷ cương dạy học, xây dựng tập thể sự phạm đoàn kết, nhất trí, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong giảng dạy và cuộc sống.

- Kết hợp với gia đình và xã hội, tạo môi trường lành mạnh cho học sinh học tập. Thông qua các tổ chức như: Hội đồng giáo dục, Hội cha mẹ học sinh, Hội

khuyến học, Đoàn thanh niên... để khuyến khích học sinh học tập tiếng Trung. Việc học ở gia đình, học thêm, tự tìm môi trường giao tiếp tiếng Trung ở trong và ngoài trường đều phải hướng tăng tự học của học sinh.

- Cha mẹ học sinh cần thực hiện đầy đủ những yêu cầu của nhà trường theo “Quy định nhập học” đã được cha mẹ học sinh nhất trí. Gia đình và nhà trường kết hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh học tập đạt kết quả tốt.

- Nhà trường cần đầu tư thích đáng thời gian, tâm huyết trong việc chỉ đạo QL hoạt động dạy học của các lớp chuyên ở trường. Cần đặc biệt quan tâm, tăng cường công tác xã hội hoá, công tác tham mưu cho Hội đồng Quản trị về đầu tư cơ sở vật chất, phát huy nội lực nhà trường, trong nhân dân. Nhà trường cần nhanh chóng nghiên cứu và sử dụng các biện pháp trên nhằm đưa chất lượng dạy học và uy tín các nhà trường ngày một tiến xa hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (7/2007), Đề án giảng dạy, học tập ngoại ngũ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, Dự thảo.

3. Nguyễn Hữu Cầu (2006), Tiếng Trung 10, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Hữu Cầu (2007), Tiếng Trung 11, NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Hữu Cầu (2007), Tiếng Trung 12, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Hải Châu, Vũ Thị Lợi (2006) (Chủ biên), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh 10, NXB Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Bài giảng Cơ sở khoa học quản lý, tài

liệu dành cho lớp cao học quản lý giáo dục.

9. Nguyễn Đức Chính, Lâm Quang Thiệp, Bài giảng Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục, tài liệu dành cho lớp cao học quản lý giáo dục.

10.Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục.

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới : Về văn hoá, xã hội, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (1995-2005), Những vấn đề cơ bản về dạy- học ngoại ngữ, Tuyển tập các bài báo khoa học.

16.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17.Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà Nội.

18.Đặng Xuân Hải (2010). Quản lí sự thay đổi, Tài liệu cho học viên cao học quản

lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19.Đặng Xuân Hải(2009). Quản lý nhà nước về giáo dục, Bài giảng cho học viên

cao học quản lý giáo dục.

20.Nguyễn Trọng Hậu (2009). Đại cương khoa học quản lý giáo dục, Bài giảng

cho cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.

21.Nguyễn Thị Phương Hoa (2009). Lý luận dạy học hiện đại, Bài giảng cho học

viên cao học quản lý giáo dục.

22.Phạm Văn Kha (1999). Tập bài giảng quản lý nhà nước về giáo giục, Viện

nghiên cứu phát triển giáo dục.

23.Harold Knoontz - Cyril Odonnell - Heinz Weirich (1998). Những vấn đề cốt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 101)