Thực trạng quản lý hoạt động dạyhọc môn Tiếng Trung ở Trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 56 - 57)

Chuyên Hà Nội - Amsterdam

2.3.1.Quản lý chương trình, nội dung, học liệu

Chương trình của bộ môn tiếng Trung dựa theo chương trình khung của BGD & ĐT nhưng thiết kế từng chương trình cụ thể cho mỗi môn học được phân công bởi các tổ trưởng bộ môn, lãnh đạo của Trường. Sau đó phân công về cho các tổ bộ môn và xuống từng GV. QLchương trình, nội dung là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo kế hoạch theo đúng mục tiêu, là pháp lệnh của nhà nước do BGD & ĐT ban hành. Vì vậy, bộ môn tiếng Trung yêu cầu GV lập kế hoạch giảng dạy từng môn thường xuyên theo dõi thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng, thông qua hệ thống sổ đầu bài, sổ báo giảng và các hệ thống quản lý khác.

Sách giáo khoa tiếng Trung THPT được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, lấy chủ điểm làm cơ sở để lựa chọn và sắp xếp nội dung. Mỗi đơn vị bài học trong sách giáo khoa có nhiệm vụ hình thành các chức năng ngôn ngữ cho HS thông qua các chức

năng hay nhiệm vụ giao tiếp. Mỗi đơn vị bài học gồm năm phần được dạy và học trong năm tiết lên lớp nhằm tập trung giải quyết 5 nhiệm vụ khác nhau. Trong mỗi học phần, chương trình, nội dung mà các GV của bộ môn tiếng Trung thực hiện được giám sát chất lượng bởi các tổ trưởng bộ môn và phòng Đào tạo QL cử cán bộ giám sát đánh giá chương trình, nội dung dạy học thông qua các hoạt động dạy học như sau:

- Dự giờ lên lớp của GV, HS để kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình định kỳ và đột xuất.

- Lấy báo cáo về từng chương trình cụ thể của GV sau mỗi học phần để kịp thời sửa đổi chương trình cho phù hợp, cập nhật.

- Lấy ý kiến từ HS về chương trình, nội dung đào tạo qua từng học phần để sớm điều chỉnh cho phù hợp với trình độ của HS cũng như điều chỉnh mục tiêu.

- Thông qua kiểm tra đánh giá, thi giữa kì và thi hết học kì để xem chương trình có phù hợp với mục tiêu chương trình môn học hay không.

- Ngân hàng đề thi được bộ môn tiếng Trung luôn điều chỉnh cho phù hợp với chương trình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)