2.3.4 .Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Trung
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý
Căn cứ vào cơ sở lý luận như đã trình bày ở chương I, xuất phát từ thực trang dạy học tiếng Trung ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, chúng ta đã thấyở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nói chung và bộ môn tiếng Trung nói riêng đã biết vận dụng các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Trung trong quá trình hoạt động đào tạo ngoại ngữ của mình.
Trong đó, một số biện pháp đã đem lại hiệu quả cao trong công tác QL của bộ môn tiếng Trung và của nhà trường, song cũng còn nhiều biện pháp chưa thúc đẩy được hoạt động đổi mới PP giảng dạy và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Điều này, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra, nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự hạn chế về tổ chức thực hiện và việc kết hợp các biện pháp chưa đồng bộ và toàn diện. Các biện pháp QL hoạt động dạy học mà bộ môn tiếng Trung đưa ra còn mang tính hành chính, cục bộ và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Dù rằng, kinh nghiệm trong QL là một yếu tố quan trọng nhưng chưa đủ. Để đưa ra các biện pháp QL hiệu quả, bên cạnh các kinh nghiệm, người QL cần phải dựa trên cơ sở khoa học QL và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp phải đồng bộ, toàn diện nhằm giải quyết một cách triệt để và hiệu quả.
Để đạt mục tiêu đó bên cạnh việc phải thực hiện đầy đủ nội dung, kế hoạch dạy học theo đúng chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cấp học, trường còn cần phải kết hợp hài hoà với việc thực hiện chương trình đào tạo quốc tế liên kết với nước ngoài. Ngoài ra, nhà trường phải thực hiện tốt công tác GD toàn diện; coi trọng GD đạo đức, trau dồi kiến thức chuẩn. Trên cơ sở đó nâng cao trình độ văn hoá, khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung thành thạo; có trình độ tin học tốt; rèn luyện kỹ năng sống giúp học sinh đạt kết quả thi tốt nghiệp THPT
đỗ 100%, tuyệt đại đa số thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng trong nước hoặc có thể đi du học và vào thẳng các trường Đại học nước ngoài mà không cần phải qua 1 năm học dự bị; sẵn sàng hoà nhập với môi trường quốc tế.
Trong luận văn này, hệ thống các biện pháp QL hoạt động dạy học môn tiếng Trung được xây dựng nhằm đề xuất với Ban Giám Hiệu nhà trường, Bộ môn tiếng Trung và các CBQL của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdamđể nghiên cứu sử dụng trong việc quản lý động dạy học nói chung và dạy học môn tiếng Trung nói riêng.
Thực tiễn đã cho thấy, ngoại ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập và công việc sau này. Việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Trung tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là một trong những vấn đề được nhà trường rất quan tâm.
Tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Trung tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam theo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa
Các biện pháp căn cứ vào thực trạng của nhà trường và kế thừa các thành tựu đã có, các biện pháp đã được thực hiện nhưng có sự cải tiến cho phù hợp với tình hình mới.
3.1.2. Nguyên tắc tính hiệu quả
Công tác QL trường học với trọng tâm là QL hoạt động dạy học, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS. Việc tăng cường các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Trung tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam phải nhằm đạt tới mục tiêu: Đảm bảo phát triển giáo dục theo kế hoạch được giao, đáp ứng được nhu cầu học tập trong giai đoạn hiện nay; Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục; Từng bước hoàn thiện CSVC, đảm bảo phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng được yêu cầu dạy học và giáo dục. Điều đó có nghĩa rằng, các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Trung để từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học môn tiếng Trung trong nhà trường hiện nay. Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất các
3.1.3. Nguyên tắc đồng bộ
Sự thành công của một lĩnh vực, một đơn vị là sức mạnh tổng hợp của cả một hệ thống. Cần đảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trỡ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ và tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tắc động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy, các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính đồng bộ thì mới đem lại tính khả thi và tính hiệu quả. Việc QL quá trình dạy học phải được làm tốt từ chính các GV và các HS. Việc làm này phải có sự QL, giám sát chặt chẽ của CBQL, tổ ngoại ngữ của nhà trường.
Từ những cơ sở lý luận về DH và QL hoạt động DH ngoại ngữ, trên cơ sở xin ý kiến lãnh đạo nhà trường, các phòng ban, bộ môn có liên quan, các GV và CBQL về các biện pháp, căn cứ vào đặc điểm, điều kiện thực tế, mục tiêu đào tạo của trường, tác giả đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học môn tiếng Trung ở