0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đặc trưng của hoạt động dạyhọc môn tiếng Trung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG TRUNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM (Trang 25 -29 )

Đặc trưng của hoạt động dạy học ngoại ngữ, dạy học tiếng Trung * Bản chất của ngôn ngữ và dạy học ngoại ngữ

Ngôn ngữ là một trong những phương tiện hay công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người và bản chất của ngôn ngữ là thực hiện chức năng giao tiếp. Hiện nay trên thế giới có nhiều ngôn ngữ khác nhau đang cùng tồn tại. Mặc dù mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng về âm thanh, chữ viết, hình thức bên ngoài hay cấu trúc bên trong song tất cả các ngôn ngữ đều có chung một bản chất là làm công cụ giao tiếp cho dù ngôn ngữ đó có ít hay nhiều người sử dụng.

Dạy và học ngoại ngữ thực chất là DH cách sử dụng một ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ làm công cụ giao tiếp. Bản chất của công cụ giao tiếp được thể hiện trong dạy và học NN qua: mục đích dạy và học ngoại ngữ là hình thành và phát triển một ngôn ngữ mới như một công cụ giao tiếp, nội dung là dạy và học một công cụ giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, PP dạy và học là giúp HS chiếm lĩnh một công cụ giao tiếp mới và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là xem xét, đánh giá khả năng sử dụng NN như một công cụ giao tiếp.

Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và dựa trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn tiếng Trung trong chương trình GD nói chung quy định những nội dung thiết yếu nhất trên các mặt: GD tư tưởng đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hóa và rèn luyện kỹ năng giao tiếp để thông qua hoạt động DH tạo nên ở mỗi HS khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung.

* Nội dung dạy - học Tiếng Trung trong trường THPT + Nội dung kỹ năng giao tiếp

Tiếng Trung cũng như bất kỳ ngoại ngữ nào đều có chức năng là công cụ giao tiếp. Nội dung kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung bao gồm bốn dạng hoạt động giao tiếp là: nghe, nói, đọc, viết. Cả bốn nội dung này đều xuất hiện thường

trực trong suốt quá trình dạy học tiếng Trung. Nội dung kỹ năng thực hành giao tiếp được thể hiện dưới dạng hệ thống các bài tập tương ứng với yêu cầu hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc hiểu, viết.

+ Nội dung tri thức văn hóa

Nội dung tri thức văn hóa của bộ môn ngoại ngữ gồm hai phần: tri thức ngôn ngữ và tri thức đất nước học.

+ Nội dung tư tưởng đạo đức

Là một bộ môn văn hóa cơ bản, ngoại ngữ có khả năng góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ cho thế hệ trẻ thông qua các bài học với những nội dung hết sức đa dạng và phong phú giúp HS xây dựng cho mình thói quen đạo đức và hành vi văn minh cần thiết nhất trong đời sỗng xã hội, những quan điểm chính kiến khoa học về tự nhiên, về xã hội, về lối sống cao đẹp của con người.

* Phương pháp dạy học ngoại ngữ

Ngày nay, dạy học ngoại ngữ đều theo đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Nó đáp ứng được những nhu cầu giao tiếp bằng ngoại ngữ qua hai kênh khẩu ngữ (nghe và nói) và bút ngữ (đọc và viết).

- PP dạy học nghe hiểu: Nghe là khả năng xác định và hiểu những gì người khác đang nói. Điều này ngoài việc hiểu ngữ pháp và từ vựng của người nói còn phải hiểu giọng điệu, cách phát âm của họ và quan trọng hơn là hiểu được ý nghĩa của họ. Để dạy kỹ năng nghe một cách có hiệu quả, cần phải chia bài nghe làm 03 phần: a, Giai đoạn trước khi nghe ; b, Giai doạn trong khi nghe ; c, Giai đoạn sau khi nghe. Kiểm tra kỹ năng nghe có nhiều loại bài tập như: nghe hiểu trả lời câu hỏi, nghe để điền thông tin thiếu, tóm tắt đoạn nghe hiểu. Khả năng nghe của HS phản ánh khả năng nghe âm và hiểu ý lời nói bằng tiếng nước ngoài. Thông thường GV có thể kiểm tra kỹ năng nghe riêng biệt qua hình thức nghe ghi ở những kỳ kiểm tra đồng loạt còn kiểm tra nghe nói trong các giờ học.

- PP dạy học đọc: Đọc là kỹ năng ngôn ngữ phức tạp. Trong học tiếng Trung, đọc có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó cung cấp kiến thức về ngôn ngữ và xã hội cho các kỹ năng khác như: viết, nói và nghe. Có nhiều kiểu đọc và các kiểu đọc này dược chia làm hai loại: a, Đọc theo phong cách; b, Đọc theo mục đích. Đọc theo phong cách bao gồm đọc to và đọc thầm; Đọc theo mục đích bao gồm đọc rộng, đọc sâu, đọc lướt, đọc quét.

Để đọc hiểu có hiệu quả, kỹ năng đọc hiểu cũng được chia làm ba giai đoạn: a, giai đoạn trước khi đọc ; b, Giai đoạn trong khi đọc ; c, Giai đoạn sau khi đọc. Kiểm tra kỹ năng đọc cần phân biệt rõ hai loại: đọc diễn cảm và đọc hiểu. Đọc diễn cảm phát âm chuẩn, đúng ngữ điệu cần tiến hành kiểm tra với từng cá nhân, từng đoạn văn được chuẩn bị trước. Đọc hiểu có mục đích là tự mình nắm lượng thông tin qua các văn bản viết. Đây là mục đích chủ yếu nhất của việc dạy NN nên kỹ năng đọc hiểu cần được luyện tập thường xuyên từ đọc lướt, đoán ý của từ, của câu đến đọc sâu.

- PP dạy học nói: Nói dường như là kỹ năng khó khăn nhất đối với HS nói riêng cũng như đối với người học ngoại ngữ bởi vì: người học không những phải hiểu mà phải biết tự diễn đạt cho người khác hiểu ý của mình. Để dạy nói có hiệu quả thì người GV phải biết tạo ra những tình huống “thực”, những tình huống “có vấn đề” để HS phản ứng nói. Trong khi dạy nói thì GV không phải nhất thiết bắt HS phải tuân theo cấu trúc ngữ pháp cứng nhắc và hạn chế tối đa sửa lỗi không cần thiết, chỉ cần người nói và người nghe hiểu nhau để tạo cho học sinh không “ngại nói”. Kỹ năng nói của HS cần được rèn luyện thường xuyên dưới sự điều khiển, giám sát của GV qua việc làm việc theo cặp, theo nhóm. HS nói hội thoại về một chủ đề mà GV đưa ra. Để HS thực hành có hiệu quả kỹ năng này GVcần cung cấp cho HS từ vựng, cấu trúc câu như: bắt đầu hội thoại sẽ như thế nào, kết thúc hội thoại sẽ như thế nào… Qua việc yêu cầu HS hội thoại hoặc trình bày ý kiến về một chủ dề, GVcó thể kiểm tra kỹ năng nói của từng HS.

- PP dạy học viết: Viết là một kỹ năng phức tạp: khi viết, người viết phải có kiến thức qui tắc, kiến thức từ vựng, kiến thức ngữ pháp (thì, thể, thức và thái của động từ, sự hòa hợp giữa chủ ngữ, động từ, giới từ, đại từ, tính từ), cú pháp (cấu trúc câu, lựa chọn văn phong), nội dung bài viết.v.v...Có một số đường hướng dạy viết như: viết từ kiểm soát đến tự do, viết tự do, viết theo mẫu đoạn văn, viết theo tổ chức ngữ pháp, cú pháp.v.v... Trong quá trình viết phải có: a, lập kế hoạch (lập dàn bài viết), b; viết nháp; c, sửa lại; d, gọt giũa; e, chia xẻ; f, sửa sai.

Đánh giá khả năng diễn đạt thì nhất thiết phải sử dụng hình thức viết tiếng nước ngoài. Vì trình độ HS cấp THPT còn hạn chế về từ vựng, cú pháp, ngữ pháp nên GV lên cho bài viết qua hình thức viết lại câu đúng bằng từ gợi ý. GV có thể cho HS thời gian viết và chữa trước lớp những bài điển hình để cả lớp rút kinh nghiệm.

+ Kỹ năng kiểm tra và đánh giá khi dạy - học Tiếng Trung trong trường THPT

Trong quá trình D - H ngoại ngữ, KTĐG có một ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt GD lẫn giáo dưỡng. Kiểm tra trước hết đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình điều khiển hoạt động dạy và học và giúp cho thầy trò nắm được chính xác kết quả của từng khâu, từng giai đoạn, từ đó có được những biện pháp điều khiển kịp thời để hoạt động đúng mục tiêu và đem lại kết quả cao. Việc đánh giá học tập sau mỗi lần kiểm tra có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, duy trì sự yêu thích thường xuyên với môn học. Để kiểm tra đánh giá cần tuân thủ các yêu cầu sau:

+ Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu để có PP đánh giá phù hợp, đồng thời mới xác định được nội dung KT-ĐG .

+ Đánh giá phải đảm bảo tính thường xuyên, hệ thống và toàn diện.

Trong quá trình học ngoại ngữ phải sử dụng loại hình kiểm tra đánh giá vào các thời điểm khác nhau: kiểm tra đầu vào, thường kỳ đầu ra.

+ Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chính xác kết quả học tập của HS. Xây dựng một đề kiểm tra ngoại ngữ thì phải chú ý: bài kiểm tra phải tương ứng với toàn bộ vấn đề cần đánh giá. Độ dài của bài kiểm tra phải phù hợp với thời gian làm bài, tránh quá dài hoặc quá ngắn.

+ Mục tiêu, yêu cầu của mỗi bài kiểm tra cần phải xác định theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại thời điểm kiểm tra.

+ Lựa chọn và sử dụng các loại câu hỏi một cách hợp lý. Có nhiều cách xếp loại câu hỏi sử dụng trong KT-ĐG. Thông thường xếp loại theo cách chấm, người ta phân biệt 2 loại câu hỏi: câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Cả 2 loại này đều có khả năng khảo sát thành tích của người học, tuy nhiên cần sử dụng cả 2 trong kiểm tra ngoại ngữ vì mỗi loại đều có mặt ưu, nhược điểm. Hiện nay đang có xu thế sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong KT-ĐG.

Hoạt động này trong quá trình đào tạo luôn là công việc chính của các GV đứng lớp. Chính các GV là người tự ra đề kiểm tra trong lớp học, tự thực hiện chấm điểm cũng là người tự QL, sử dụng kết quả kiểm tra để phản hồi cho người học và cải thiện quá trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG TRUNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM (Trang 25 -29 )

×