Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu bổ sung chế phẩm kháng thể ig guard swine và focus sw12 trong khẩu phần ăn của lợn con (pidu x ly) từ 7 – 33 ngày tuổi (Trang 44)

Các số liệu được xử lý thống kê sinh học và phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình thí nghiệm một nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) trên Excel 2007 và phần mềm Minitab 16.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

CHƯƠNG 3

KT QU VÀ THO LUN 3.1. Thành phần hóa học của một số loại nguyên liệu thức ăn

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại thức ăn giàu năng lượng, các loại thức ăn giàu protein, các loại thức ăn bổ sung và một số loại phụ gia. Tuy nhiên, chất lượng các loại nguyên liệu thức ăn cũng biến

động rất lớn. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống cây trồng, chếđộ canh tác, phương pháp thu hoạch, công nghệ chế biến và bảo quản. Vì thế, việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trước khi đưa vào sản xuất là vấn đề cần thiết.

Để có cơ sở chọn lựa các nguyên liệu thức ăn có chất lượng tốt, xây dựng công thức thức ăn cho lợn con tập ăn có bổ sung các kháng thể, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu các nguyên liệu được sử dụng làm thức ăn thí nghiệm, mỗi loại nguyên liệu lấy 1 mẫu và phân tích 3 lần thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của chúng. Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 3.1

* Bột cá

Trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn, thức ăn protein có nguồn gốc

động vật có vai trò rất quan trọng.

Bột cá là loại thức ăn giàu protein và protein trong bột cá có chất lượng rất cao. Bột cá loại tốt có chứa trên 70% protein (trong đó có khoảng 5,2% lysine; 1,5 – 2,1% methionine và 0,8 – 1,0% cystine). Tỉ lệ axit amin khá cân đối và có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. Bột cá giàu canxi, photpho với tỷ lệ cân đối: Ca từ 6 – 7%, P khoảng 4%, giàu vitamin: B12, B1; Ngoài ra, bột cá còn có vitamin A và D (Vũ Duy Giảng, 2001). Chất lượng bột cá thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng cá nguyên liệu, công nghệ chế biến và bảo quản,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Bảng 3.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối hợp khẩu phần

Tên mẫu Thông số Độ ẩm (%) Protein thô (%) Lipit thô (%) Xơ thô (%) Tro thô (%) Ca (%) P (%) NaCl (%) NH3 (mgNH3/100g) Bột cá X 6,35 64,02 7,22 - 22,10 7,16 2,30 2,37 112,73 Cv (%) 2,37 0,44 2,04 - 0,72 1,90 2,44 0,36 2,73 n 3 3 3 - 3 3 3 3 3 Đậu tương ép đùn X 7,04 36,02 17,74 4,54 5,14 0,21 0,44 - - Cv (%) 3,42 0,93 2,54 1,54 1,62 - - - - n 3 3 3 3 3 - - - -

Khô dầu đậu

tương Mỹ X 12,43 46,45 0,93 4,55 6,04 0,23 0,63 - - Cv (%) 1,30 0,62 1,87 4,71 1,14 - - - - n 3 3 3 3 3 - - - - Ngô Brasil X 12,66 7,44 4,02 2,10 1,62 0,04 0,03 - - Cv (%) 1,54 1,85 1,36 1,35 5,7 - - - - n 3 3 3 3 3 - - - - Tấm gạo X 12,03 7,33 0,51 1,04 0,83 0,03 0,14 - - Cv (%) 0,75 0,60 3,91 3,52 4,60 - - - - n 3 3 3 3 3 - - - -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Tên mẫu Thông số Độ ẩm (%) Protein thô (%) Lipit thô (%) Xơ thô (%) Tro thô (%) Ca (%) P (%) NaCl (%) NH3 (mgNH3/100g) Sữa ngọt Ukraina X 6,23 11,53 1,51 - 8,13 1,10 0,65 2,83 - Cv (%) 5,46 1,34 2,61 - - - - n 3 3 3 - - - - Sữa Nuklospray X 4,04 20,03 20,03 - 7,20 0,47 0,73 2,21 - Cv (%) 5,34 1,26 3,81 - - - - n 3 3 3 - - - - Mỡ cá Basa X 2,01 - 97,02 - - - - Cv (%) - - 0,25 - - - - n - - 3 - - - - Dầu đậu tương X 1,02 - 99,03 - - - - Cv (%) - - 0,05 - - - - n - - 3 - - - - MCP X - - - 18,24 22,37 - - Cv (%) - - - 1,10 1,70 - - n - - - 3,82 4,02 - -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Việc đánh giá chất lượng của bột cá này chính là cơ sở để xây dựng được khẩu phần ăn tốt nhất. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu để phân tích thành

phần hoá học bao gồm độ ẩm, protein thô, khoáng tổng số, Ca, P, lipit, muối, NH3 của bột cá Thanh Hóa.

Hàm lượng nước hay độẩm trong bột cá là chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá chất lượng bột cá Thanh Hóa. Thông qua độẩm của thức ăn có thể xác định khả năng về tốc

độ phát triển của nấm mốc. Đặc biệt, bột cá rất dễ hút ẩm, dễ nhiễm khuẩn nhất là

E.coli và Samonella. Độẩm cao còn dẫn tới sự phân huỷ protein làm giảm chất lượng

của bột cá. Nhiệt trong quá trình sấy khô còn có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, nấm mốc và làm tăng thời gian bảo quản. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1644: 2001), hàm lượng nước trong bột cá ở cả ba hạng phải ở mức ≤ 10%. Dựa vào kết quả phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu được trình bày ở bảng 3.1 cho thấy độ ẩm của bột cá Thanh Hóa là 6,35% đã đảm bảo về chất lượng.

Hàm lượng protein thô là chỉ tiêu quan trọng nhất đểđánh giá chất lượng bột cá. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng protein thô trong bột cá Thanh Hóa tương đối cao đạt 64,02%.

Hàm lượng lipit thô cũng là một chỉ tiêu cần thiết để đánh giá chất lượng bột cá. Các loài cá khác nhau thì hàm lượng lipit là khác nhau. Nếu cá nguyên liệu đã

được ép dầu thì hàm lượng lipit trong bột cá cũng thấp hơn cá không ép dầu. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng lipit thô trong bột cá Thanh Hóa là 7,22%.

Hàm lượng tro thô hay khoáng toàn phần thể hiện phần nào chất lượng của bột cá. Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy hàm lượng tro thô trong bột cá Thanh Hóa ở mức tương đối cao 22,10%. Hệ số biến động của các mẫu phân tích rất nhỏ 0,72% chứng tỏ hàm lượng tro thô trong loại bột cá này rất ổn định. Hàm lượng canxi (Ca) trong bột cá Thanh Hóa tương đối cao 7,16% còn hàm lượng

photpho P là 2,30%.

Hàm lượng muối ăn trong bột cá là một chỉ tiêu mà người chăn nuôi rất quan tâm. Đây cũng là một chỉ tiêu xếp hạng bột cá. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1664:2001) hàm lượng muối ăn trong bột cá loại 1 không lớn hơn 2%, loại 2 không lớn hơn 3% và loại 3 không lớn hơn 5%. Kết quả phân tích ở bảng 4.1 cho thấy hàm lượng muối ăn (NaCl) trong bột cá Thanh Hóa đạt 2,37%. Như vậy, theo tiêu chuẩn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Việt Nam, loại bột cá phân tích đã đạt tiêu chuẩn loại 2.

Trong kết quả phân tích thành phần hoá học của bột cá, chúng tôi còn xác

định hàm lượng NH3. Hàm lượng NH3 là một chỉ tiêu phân tích để đánh giá độ tươi của nguyên liệu cá sử dụng trong công nghiệp sản xuất bột cá. Hàm lượng NH3 trong bột cá phụ thuộc vào một số yếu tố như: độ tươi của nguyên liệu, phương pháp bảo quản nguyên liệu sau đánh bắt và thời gian bảo quản bột cá. Kết quả phân

tích ở bảng 4.1 cho biết hàm lượng NH3 trong bột cá Thanh Hóa là 112,73mg/100g đạt tiêu chuẩn loại 1.

Như vậy bột cá Thanh Hóa đã đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu về chất lượng, nên chúng tôi chọn để đưa vào sản xuất thức ăn cho lợn con tập ăn.

* Đậu tương ép đùn

Đậu tương được sử dụng khá phổ biến trong thành phần thức ăn hỗn hợp của gia súc, gia cầm. Đây là loại nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật có giá trị

dinh dưỡng cao và cân đối; vì vậy là nguồn bổ sung protein rất tốt trong khẩu phần

ăn cho vật nuôi. Trong hạt đậu tương trung bình chứa 40 – 45% protein, 18 -20% lipit, 30 -35% carbohydrate và gần 5% khoáng. Protein của hạt đậu chứa các axit amin thiết yếu như: leucine, isoleucine, valine, lysine, threonine,…là những axit amin mà cơ thể vật nuôi không tự tổng hợp được. Khi ép đùn tạo ra gelatin hoá tinh bột, phá vỡ tinh bột thành các hạt có kích thước nhỏ hơn, nhờđó mà cải thiện khả

năng tiêu hoá và sử dụng thức ăn của lợn con. Ngoài ra, protein đã chín và phân tán nên dễ tiêu hoá và hấp thu hơn; Đậu tương được xử lý ở nhiệt độ 1540C khi ép đùn, toàn bộ vi khuẩn đã bị tiêu diệt, kể cả vi sinh vật gây bệnh; vì vậy hạn chế nguy cơ

nhiễm bệnh và làm giảm các yếu tố kháng dinh dưỡng. Đậu tương ép đùn có mùi vị

hấp dẫn hơn, do đó sẽ làm tăng lượng thức ăn thu nhận và tăng khả năng tăng trọng của lợn. Quá trình ép đùn còn làm tăng giá trị năng lượng sử dụng và ức chế

enzyme lipoxygenase là tác nhân gây ra các mùi lạ trong quá trình bảo quản (Nguyễn Nghi và cs, 1994).

Kết quả phân tích thành phần hoá học của đậu tương ép đùn cho thấy hàm lượng protein thô tương đối cao là 36,02%; hàm lượng lipit là 17,74%; xơ thô là 4,54% và khoáng toàn phần là 5,14%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Khô đậu là một trong những phụ phẩm có chất lượng cao nhất trong nghành chế biến thực phẩm. Hầu hết tất cả các khô dầu đậu tương sử dụng trong chăn nuôi

đều nhập khẩu từ các nước có nền nông nghiệp phát triển và công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại. Hàm lượng protein trong khô dầu đậu tương là tương đối cao (45 - 48%). Do trong quá trình ép dầu đã làm mất lớp vỏ bảo quản của hạt đậu, đồng thời khô dầu đậu tương còn chứa một phần nhỏ chất béo chưa được tách hết, do đó bảo quản khô dầu sẽ thuận lợi hơn. Do khô dầu đậu tương không qua khâu xử lý nhiệt nên có thể vẫn tồn tại một số chất ảnh hưởng đến lợn con, vì vậy nên sử dụng cho lợn con tập ăn từ 8 - 10%. Ngoài ra, trong khô dầu đậu tương chứa hàm lượng protein thô cao nhưng khó tiêu hoá nên thường được sử dụng nhiều cho lợn ở các giai đoạn sau. Đối với lợn con tập ăn nên bổ sung một lượng nhỏ khô dầu đậu vào công thức thức ăn nhằm làm cho cơ thể lợn con thích nghi dần với thức ăn chứa khô dầu đậu tương. Kết quả phân tích khô dầu đậu tương Mỹ như sau: hàm lượng protein

thô là 46,45%; , lipit là 0,93%; khoáng toàn phần là 6,04% và xơ thô 4,55%.

* Ngô

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngô là một trong những nguyên liệu cung cấp năng lượng đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của vật nuôi. Tuy nhiên, ngô là loại nguyên liệu giàu năng lượng nên protein của ngô thấp,

đồng thời chất lượng protein không cao. Thành phần dinh dưỡng chính của ngô là nhóm carbohydrate trong đó chủ yếu có tinh bột và đường lactose, saccharose, mantose,.... Khả năng tiêu hoá của lợn con trong giai đoạn này còn rất hạn chế bởi các enzyme tiêu hoá chưa phát triển, vì vậy cần chế biến các nguyên liệu trước khi

đưa vào sản xuất bằng các phương pháp khác nhau. Chất lượng của ngô phụ thuộc nhiều vào điều kiện canh tác và phương pháp chế biến. Chất lượng của ngô hạt

được cải thiện đáng kể sau khi được chế biến.

Bảng 3.1 cho ta thấy thành phần phân tích hoá học của ngô Brazil có protein thô là 7,44%; lipit thô 4,02%; độ ẩm 12,66%; xơ thô 2,1% và khoáng toàn phần 1,62%. Qua đây ta có thể thấy được ngô Brazil rất thích hợp cho việc sản xuất thức ăn, giúp lợn con dễ dàng tiêu hóa và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

* Tấm gạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 trong chăn nuôi lợn và là nguồn nguyên liệu thường dùng để chế biến thức ăn hỗn hợp. Kết quả bảng 3.1 cho biết độ ẩm của tấm gạo trung bình là 12,03%; do vậy, kết quả này nằm trong phạm vi cho phép quy định độẩm đưa vào bảo quản (<14%) (Tiêu chuẩn Việt Nam, 2005). Hàm lượng protein trong tấm gạo cũng không cao (7,33%). Hàm lượng lipit thô trong tấm gạo rất thấp (0,51%). Hàm lượng xơ thô trong tấm gạo là 1,04% và hàm lượng khoáng tổng số trung bình là 0,83%.

* Sữa ngọt

Đây là một loại nguyên liệu được sử dụng nhiều trong việc sản xuất thức ăn cho lợn con tập ăn. Sữa Nuklospray không những cung cấp protein mà còn rất giàu

đường lactose, một nguồn năng lượng dễ tiêu hoá đối với lợn con. Do đó,bổ sung hàm lượng bột sữa nhằm tăng khả năng tiêu hoá, tính ngon miệng cho lợn con do sữa bổ sung có tính chất gần giống với thành phần và mùi vị của sữa mẹ.

Kết quả phân tích sữa Nuklospray cho biết hàm lượng protein chiếm 20,03%. Hàm lượng lipit thô trong sữa Nuklospray khá cao (20,03%), nhưng dễ tiêu hoá nên rất phù hợp với lợn con tập ăn. Các chỉ tiêu phân tích này đều có hệ số biến động thấp, chứng tỏ thành phần hoá học của các các mẫu sữa Nuklospray rất ổn định.

Ngoài ra, trong công thức thức ăn cho lợn con thí nghiệm chúng tôi cũng bổ sung Sweet Whey (sữa ngọt) được sử dụng trong khẩu phần với mục đích tạo mùi sữa ngọt trong thức ăn, kích thích lợn con ăn và tiêu hóa. Hàm lượng protein và lipit phân tích có giá trị lần lượt là 11,53% và 1,51%.

* Mỡ cá

Mỡ cá là một trong những nguồn cung cấp năng lượng tốt, thường được bổ sung khẩu phần ăn vào nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng cho vật nuôi. Qua kết quả phân tích lipit thô của mỡ cá và dầu đậu tương, cho thấy mỡ cá có hàm lượng lipit thô là 97,02% và hệ số biến động thấp (< 0,25%) nên có sự ổn định về thành phần hóa học.

3.2. S ản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 7 – 33 ngày tuổi.

Chúng tôi đã tiến hành sản xuất 3 công thức thức ăn ĐC, TN1 và TN2 trong

đó có 2 công thức bổ sung 2 loại kháng thể khác nhau nhằm tìm ra công thức tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất đểđưa vào sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

3.2.1 Công thc thc ăn hn hp cho ln con giai đon 7 - 33 ngày tui

Kết quả phân tích về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu được gửi về phòng công thức để xây dựng công thức thức ăn thí nghiệm. Các công thức thí nghiệm cho lợn con được xây dựng dựa trên một số tiêu chuẩn như: NRC (1998), NRC (2012)..., bằng phần mềm Brill. Các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2 Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 7 – 33 ngày tuổi

Nguyên liệu ĐC (Đối chứng) TN1 (Ig-Guard Swine) TN2 (Focus SW12) Tấm gạo 25,0 25,0 25,0 Ngô Brazil 21,00 20,80 20,95 Khô dầu đậu tương 13,0 13,0 13,0

Sweet Whey Ukraina 12,0 12,0 12,0

Đậu tương ép đùn 10,0 10,0 10,0

Một phần của tài liệu bổ sung chế phẩm kháng thể ig guard swine và focus sw12 trong khẩu phần ăn của lợn con (pidu x ly) từ 7 – 33 ngày tuổi (Trang 44)