Giai đoạn từ 21 – 33 ngày tuổi là giai đoạn quan trọng trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn con. Lợn con sinh trưởng rất nhanh, rất dễ nhiễm bệnh
đặc biệt là bệnh vềđường tiêu hoá và hô hấp. Giai đoạn này nguồn dinh dưỡng duy nhất cung cấp cho lợn con là thức ăn. Kết quả nghiên cứu khả năng tăng trọng của lợn con từ 21 – 33 ngày tuổi trong thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.10.
Bảng 3.10. Khối lượng cơ thể lợn con từ 21 - 33 ngày tuổi
Chỉ tiêu theo dõi ĐC (Đối chứng) TN1 (Ig-Guard Swine) TN2 (Focus SW12) X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) KL lợn 21 ngày tuổi (kg/con) 6,57 ± 0,02 0,51 6,58 ± 0,02 0,58 6,56 ± 0,02 0,59 KL lợn 33 ngày tuổi (kg/con) 8,47 b ± 0,06 1,18 8,99a ± 0,03 0,57 9,13a ± 0,11 2,03 So sánh (%) 100,00 106,14 107,79
Chú thích: các giá trị mang các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và ngược lại.
Qua kết quảở bảng 3.10 ta thấy tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (lúc 33 ngày tuổi) lợn con có khối lượng cơ thể cao nhất là lô TN2: 9,13a ± 0,11 kg/con; tiếp theo là lô TN1: 8,99a ± 0,03 kg/con, và thấp nhất là lô ĐC: 8,47b ± 0,06 kg/con. Sự sai khác giữa lô TN so với lô ĐC là có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Theo Nguyễn Thế
Tường và cs. (2014), khi bổ sung chế phẩm Greencab75 với tỷ lệ 1,0 kg/tấn thì khối lượng lợn con cai sữa ở 28 ngày tuổi là 7,40kg. Như vậy, các kết quả thu được trong thí nghiệm của chúng tôi là cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả trên.
So sánh sự chênh lệch về khối lượng của lợn con khi kết thúc thí nghiệm giữa hai giai đoạn từ tập ăn đến cai sữa từ 7 – 21 ngày tuổi và 21 - 33 ngày tuổi ta thấy: Ở giai đoạn từ tập ăn đến cai sữa thì khối lượng lợn con của lô TN1 tăng 10,03
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 % so với lô ĐC; lô TN2 tăng 11,37 % so với lô ĐC. Ở giai đoạn từ 21 - 33 ngày tuổi khối lượng lợn con của lô TN1 tăng 0,5 % so với lô ĐC; lô TN2 tăng 0,6 % so với lô ĐC. Như vậy có thể thấy rằng sự chênh lệch về khối lượng của lợn con khi kết thúc thí nghiệm ở giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi lớn hơn giai đoạn từ 21 - 33 ngày tuổi điều này có thểđược giải thích là do giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi thì thức
ăn của lợn con chủ yếu là sữa mẹ nên tăng khối lượng của lợn con giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào sữa mẹ.
Sự chênh lệch về khối lượng giữa các lô thí nghiệm của lợn con từ cai sữa
đến 33 ngày tuổi được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 3.3.
Qua biểu đồ 3.3 ta thấy khối lượng cơ thể lợn con của các lô thí nghiệm được thể hiện qua chiều cao của các cột. Khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi gần như là bằng nhau ở các lô thí nghiệm nhưng khi kết thúc thí nghiệm lúc 33 ngày tuổi thì đã có sự khác biệt về chiều cao của các cột biểu diễn khối lượng lợn con của các lô thí nghiệm. Điều này chứng tỏ khối lượng lợn con ở các lô thí nghiệm đã có sự khác nhau. Như vậy,bổ sung 0,2% Ig Guard Swine và 0,05% Focus SW12 đã có tác dụng làm tăng khối lượng cơ thể lợn con lúc 33 ngày tuổi.
Biểu đồ 3.3. Khối lượng lợn con từ 21 - 33 ngày tuổi