Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể gia súc trong một đơn vị thời gian. Đây là chỉ tiêu để xác định mức tăng khối lượng hàng ngày của đàn lợn thí nghiệm.
Dựa trên khối lượng sơ sinh của lợn con chúng tôi theo dõi khối lượng cơ thể
lợn con trước khi bổ sung chế phẩm và khối lượng lợn con trong giai đoạn từ 7 - 21 ngày tuổi khi bổ sung chế phẩm để tính tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm. Kết quảđược trình bày trong bảng 3.6.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi (g/con/ngày)
Chỉ tiêu theo dõi
ĐC (Đối chứng) TN1 (Ig-Guard Swine) TN2 (Focus SW12) n X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%) Từ 7 – 14 ngày tuổi (g/con/ngày) 15 235,71 ± 10,30 14,21 15 294,39 ± 12,4 17,07 15 277.14 ± 12,4 16,11 Từ 14 − 21 ngày tuổi (g/con/ngày) 15 291,43± 7,37 8,96 15 285,71 ± 11,7 14,33 15 315,71 ± 8,78 10,20 Từ 7 – 21 ngày tuổi (g/con/ngày) 15 263,57 b ± 8,84 10,75 15 290,00a ± 5,88 6,78 15 296,43a ± 6,36 7,22
Chú thích: Các giá trị trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Kết quả trên cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của hai lô thí nghiệm là không
đồng đều qua các giai đoạn. Qua bảng 3.6 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của các lô thí nghiệm không đồng đều qua các giai đoạn.
Giai đoạn từ 7 - 14 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối cao nhất là lợn con thí nghiệm
ở lô TN2 (294,29 ± 12,4 g/con/ngày), sau đó là lô TN1 (277,14 ± 12,4 g/con/ngày) và thấp nhất là lô ĐC (235,71 ± 10,3 g/con/ngày). Sự khác nhau về sinh trưởng tuyệt đối giữa các lô TN và lô ĐC không có ý nghĩa thống kê với P>0,05.
Giai đoạn từ 14 - 21 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm cao nhất ở lô TN2 (315,71 ± 8,78 g/con/ngày); sau đó là lô ĐC (291,43 ± 7,37 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô TN1 (285,71 ± 11,7 g/con/ngày). Tuy sinh trưởng tuyệt đối của lô TN1 và TN2 có tăng hơn so với lô ĐC nhưng sự sai khác này không
đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.
Kết quả bảng 3.6 cũng cho thấy trong giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi, tốc độ
sinh trưởng tuyệt đối của lợn con cao nhất ở lô TN2 (296,43a ± 6,36 g/con/ngày), sau đó đến lô thí nghiệm TN1 (290,00a ± 5,88 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô ĐC (263,57b ± 8,84 g/con/ngày). Sự sai khác giữa các lô thí nghiệm với lô đối chứng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tôn Thất Sơn và cs. (2010) cho biết tăng trưởng tuyệt đối của lợn con lai (L x Y) từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi với khẩu phần tập ăn có bổ sung 1,6% lysine là 231,43 g/con/ngày. Varley (1995) cho biết sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ sơ
sinh tới 21 ngày tuổi là 180 – 240 g/con/ngày. Như vậy, kết quả thí nghiệm của chúng tôi là cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con trong giai đoạn tập ăn ở các lô thí nghiệm được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 3.2.
Qua biểu đồ 3.2 ta thấy tốc độ sinh trưởng của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi ở các lô thí nghiệm khác nhau và được thể hiện qua chiều cao của các cột. Các lô TN luôn có chiều cao cột cao hơn của lô ĐC. Như vậy, hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm kháng thể vào khẩu phần ăn cho lợn con trong giai đoạn tập ăn của lô TN là cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi