Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Ig-Guard Swine và

Một phần của tài liệu bổ sung chế phẩm kháng thể ig guard swine và focus sw12 trong khẩu phần ăn của lợn con (pidu x ly) từ 7 – 33 ngày tuổi (Trang 66 - 68)

đến t l mc tiêu chy ln con giai đon 7 -21 ngày tui

Trong chăn nuôi ngoài yếu tố dinh dưỡng thì tỷ lệ mắc bệnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của lợn con. Đặc biệt trong chăn nuôi theo hướng công nghiệp, công tác phòng bệnh là hết sức quan trọng.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm phẩm Ig-Guard Swine và Focus SW12 trong thức ăn đến khả năng phòng ngừa bệnh tiêu chảy của lợn con giai đoạn từ (7 -21 ngày tuổi) được trình bày ở bảng 3.9.

Kết quả bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy trong giai đoạn từ tập ăn đến cai sữa ở các lô thí nghiệm có sự khác nhau, cao nhất ở lô ĐC là 23,33%, tiếp theo là lô TN1 là 12,67%; và cuối cùng là lô TN2 11,33%. Đặc biệt, tỷ

lệ lợn con mắc tiêu chảy ở lô TN1 đã giảm 10,66% so với lô ĐC; và lô TN2 đã giảm 11% so với lô ĐC. Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con trong giai

đoạn tập ăn ở các lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm Ig-Guard Swine và Focus SW12 giảm hơn so với lô ĐC không được bổ sung chế phẩm.

Theo Bạch Quốc Thắng và cs. (2010), tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy của lợn con trong giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi ở lô có bổ sung Lactobacillus là 25%; lô

ĐC không bổ sung Lactobacillus tỷ lệ mắc tiêu chảy là 52%.

Theo Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thuỷ (2003) khi bổ sung chế phẩm Organic Green (probiotic) cho lợn con trong giai đoạn tập ăn với liều 0,8 - 1,2x108 CFU/kg khối lượng cơ thể cho thấy tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con giai đoạn theo mẹ giảm 1,5 – 3%; tỷ lệ chết giảm 2 – 6% so với lô ĐC.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 3.9. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 -21 ngày tuổi

Chỉ tiêu theo dõi ĐC (Đối chứng) TN1 (Ig-Guard Swine) TN2 (Focus SW12) Số nái (con) 15 15 15 Số lần lặp lại (lần) 3 3 3

Tổng số lợn con theo dõi (con) 150 150 150

Số ngày theo dõi (ngày) 14 14 14

Số con tiêu chảy(con) 35 19 17

Tỷ lệ tiêu chảy (%) 23,33 12,67 11,33

Chênh lệch so với ĐC (%) 0 - 10,66 - 12,00

Số ngày điều trị (ngày) 3 2 2

Tỷ lệ khỏi tiêu chảy (%) 100 100 100 Tỷ lệ sống tới 21 ngày tuổi (%) 100 100 100

Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy tỷ lệ lợn con chết do tiêu chảy ở lô ĐC và lô TN

đều là 0%.

Số ngày điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con giữa lô ĐC và các lô thí nghiệm không có sự khác biệt. Tất cả lợn con được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine, được nuôi dưỡng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật của trại. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã sử dụng thuốc Genorfcoli với thành phần chính là Gentamycin, Colistin tiêm với liều 2 – 3 cc/con/ngày để phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trong giai đoạn lợn con theo mẹở các lô thí nghiệm.

Như vậy, sự phức tạp về cơ chế tác động của Probiotic đối với sự thay đổi cơ cấu hệ vi sinh vật đường ruột và hệ quả của sự thay đổi này đối với sức khỏe và năng suất của vật nuôi là rất khác nhau. Từ kết quả thu được trong bảng 3.8 cho thấy khi lợn con

được bổ sung kháng thể vào trong khẩu phần ăn ngoài việc nâng cao khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng đã có tác dụng rõ rệt trong việc phòng bệnh tiêu chảy. Đồng thời, chế

phẩm đã có tác dụng kìm hãm, hạn chế một số vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy ở

lợn con trong giai đoạn tập ăn và mức bổ sung 2kg/tấn đối với chế phẩm Ig-Guard Swine và 0,5 kg/tấn với chế phẩm Focus SW12 vào khẩu phần cho lợn con trong giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi cho hiệu quả cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

3.4. Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Ig – Guard Swine và Focus sw12 vào khẩu phần ăn đối với lợn con giai đoạn 21 – 33 ngày tuổi

Một phần của tài liệu bổ sung chế phẩm kháng thể ig guard swine và focus sw12 trong khẩu phần ăn của lợn con (pidu x ly) từ 7 – 33 ngày tuổi (Trang 66 - 68)