2. Kiến nghị
3.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp
Chỉ tiêu dinh dưỡng ĐC (4000A)
TN1 (4000A*)
TN2 (4000A**)
Năng lượng trao đổi (ME) 3460,87 3460,87 3460,87
Protein thô (%) 19 19 19
Lipit thô (%) 7,81 7,81 7,81
Xơ thô (%) 1,9 1,9 1,9
Canxi (Ca) (%) 0,93 0,93 0,93
Photpho tổng số (P) (%) 0,74 0,74 0,74
Photpho hấp thu (AvP) ( %) 0,6 0,6 0,6
Muối (NaCl) (%) 0,68 0,68 0,68 Lysine tổng số (%) 1,41 1,41 1,41 Methionine tổng số (%) 0,55 0,55 0,55 Methionine + Cystine tổng số (%) 0,84 0,84 0,84 Threonine tổng số (%) 0,97 0,97 0,97 Tryptophan tổng số (%) 0,26 0,26 0,26 Ig-Guard Swine (%) 0 0,2 0 Focus SW12 (%) 0 0 0,05
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Trong quá trình sản xuất thức ăn chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu, với mỗi loại thức ăn lấy 1 mẫu và phân tích 3 lần để kiểm tra chất lượng, kết quả được trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 3.4. Kết quả thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm
Chỉ tiêu Thông số 4000A 4000A* 4000A**
Độ ẩm (%) X 8,87 8,77 8,54 Cv (%) 0,14 0,15 1,49 Protein thô (%) X 19,20 19,24 19,18 Cv (%) 1,20 1,17 0,33 Lipit thô (%) X 7,71 7,75 7,66 Cv (%) 0,87 0,86 1,10 Xơ thô (%) X 1,92 1,87 1,94 Cv (%) 0,52 0,58 0,10 Tro thô (%) X 7,75 7,83 7,20 Cv (%) 0,52 0,49 2,64 Canxi (Ca) (%) X 0,95 0,93 0,92 Cv (%) 1,53 1,40 2,21 Photpho (P) (%) X 0,76 0,73 0,74 Cv (%) 2,23 2,55 1,72 Muối (NaCl) (%) X 0,68 0,74 0,72 Cv (%) 1,51 1,44 2,11
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
3.3. Ảnh hưởng của thức ăn thí nghiệm đến lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi
Đểđánh giá được hiệu quả của các chế phẩm chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên vật nuôi. Với 3 công thức thức ăn, 2 mức bổ sung kháng thể là: 0,2% Ig-Guard Swine và 0,5% Focus SW12 chúng tôi chia thành 3 lô thí nghiệm, mỗi công thức được lặp lại 3 lần.
3.3.1. Khối lượng cơ thể lợn con từ 7 -21 ngày tuổi
Lợn con trong giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và được thể hiện qua việc tăng khối lượng cơ thể.
Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể gia súc tại thời điểm cân đo. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể lợn con như giống, lứa tuổi, tính biệt... nhưng một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng cơ thể lợn là thức ăn. Chất lượng thức ăn khác nhau sẽảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn. Để đánh giá mức độ sinh trưởng tích lũy của các lô thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành cân lợn con ở các thời điểm 7, 14 và 21 ngày tuổi. Khối lượng cơ thể của đàn lợn con trong thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia súc đó là tăng dần qua các tuần tuổi tuy nhiên mức độ
tăng trọng không đều nhau. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5.
Qua bảng 3.5 cho thấy. Khối lượng lợn con lúc 7 ngày tuổi tăng phản ánh khả năng cho sữa và chất lượng sữa của lợn mẹ ở tuần đầu. Trong giai đoạn này, lượng sữa mẹ tiết ra có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao và lượng sữa mẹ tiết tăng dần lên. Kết quả thí nghiệm cho thấy giai đoạn này, mức độ tăng khối lượng của cả 3 lô thí nghiệm là tương đương nhau và đảm bảo tính đồng đều giữa các lô thí nghiệm; cụ thể: khối lượng 7 ngày tuổi tương ứng ở lô 1 là: 2,71 ± 0,03kg; lô 2 là: 2,72 ± 0,05kg và lô 3 là: 2,73 ± 0,03kg.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
Bảng 3.5. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi Chỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu theo dõi
ĐC (Đối chứng) TN1 (Ig-Guard Swine) TN2 (Focus SW12) n X ± SE Cv(%) n X ± SE Cv(%) n X ± SE Cv(%) Khối lượng 7 ngày tuổi (kg/con) 15 2,71 ± 0,03 3,86 150 2,72± 0,05 6,70 15 2,73 ± 0,03 4,30 Khối lượng 14 ngày tuổi (kg/con) 15 4,36± 0,10 8,07 150 4,78 ± 0,12 9,65 15 4,67 ± 0,15 11,43 Khối lượng 21 ngày tuổi (kg/con) 15 6,40 b ± 0,11 5,94 150 6,78a ± 0,05 2,95 15 6,88a ± 0,10 5,18
Chú thích: Các giá trị trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Khối lượng cơ thể lợn con lúc 14 ngày tuổi ở lô TN1 là 4,78 ± 0,12 kg/con, ở
lô TN2 là 4,67 ± 0,15 kg/con cao hơn lô ĐC (4,36 ± 0,10 kg/con) và sai khác này không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Thông báo của Đỗ Thị Nga (2013) khối lượng cơ thể lợn con lúc 14 ngày tuổi đạt 4,52kg. Như vậy, so với kết quả khối lượng cơ thể của lợn con chúng tôi thí nghiệm thì kết quả của chúng tôi cao hơn của tác giả. Đây là thời điểm lợn con đã làm quen được với thức ăn tập ăn được một tuần. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con rất ít nên cũng chưa ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng, tuy nhiên ta vẫn có thể thấy khối lượng lợn con ở hai lô thí nghiệm cao hơn lợn con ở lô ởđối chứng.
Khối lượng 21 ngày tuổi: Đây là giai đoạn lợn tăng trọng tương đối nhanh và lượng thức ăn thu nhận ngày một tăng do sữa mẹ một phần không thểđáp ứng
đủ nhu cầu hàng ngày của lợn. Trong giai đoạn này việc bổ sung và sử dụng thức
ăn cho lợn con để lợn con có thể làm quen với thức ăn trước khi cai sữa và giảm bú sữa mẹ, cơ thể mẹ không phải làm việc quá sức cung cấp sữa cho lợn con chuẩn bị cho cai sữa vào 21 ngày. Khối lượng cơ thể lợn con thí nghiệm lúc 21 ngày tuổi của lô ĐC: 6,40b± 0,11kg, lô TN1: 6,78a ± 0,05kg, lô TN2: 6,88a ± 0,10kg; trong đó khối lượng cơ thể lợn con cao nhất là lô TN2 sau đó đến lô TN1 và thấp nhất là lô ĐC, giữa 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với mức P<0,05. Theo Wolter và Peo (2002) khối lượng lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi của lợn ngoại thuần và lợn ngoại lai đạt tương ứng là 6,58kg và 5,72kg. Theo Đỗ Thị Nga (2013), khối lượng lợn con lai F1(Landrace x Yorkshire) ở 21 ngày tuổi là 5,55 - 6,48 kg/con. Tôn Thất Sơn (2010) cho biết: lợn con lúc 21 ngày tuổi khi ăn thức ăn có bổ sung 1,4% lysine vào khẩu phần có khối lượng cơ thể là 6,13 kg/con. Như vậy, khối lượng lợn con thí nghiệm ở 21 ngày tuổi là cao hơn so với thông báo của các tác giả trên.
Khối lượng của lợn con thí nghiệm ở thời điểm 7, 14 và 21 ngày tuổi thí nghiệm được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 3.1.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
Biểu đồ 3.1. Khối lượng cơ thể lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi
Nhìn vào biểu đồ 3.1 ta thấy bổ sung chế phẩm Ig Guard Swine và Focus SW12 với các mức lần lượt là 0,2% và 0,05% vào thức ăn đã có ảnh hưởng tốt đến khối lượng lợn con tập ăn ở 14 và 21 ngày tuổi.
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 7- 21 ngày tuổi
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể gia súc trong một đơn vị thời gian. Đây là chỉ tiêu để xác định mức tăng khối lượng hàng ngày của đàn lợn thí nghiệm.
Dựa trên khối lượng sơ sinh của lợn con chúng tôi theo dõi khối lượng cơ thể
lợn con trước khi bổ sung chế phẩm và khối lượng lợn con trong giai đoạn từ 7 - 21 ngày tuổi khi bổ sung chế phẩm để tính tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm. Kết quảđược trình bày trong bảng 3.6.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi (g/con/ngày)
Chỉ tiêu theo dõi
ĐC (Đối chứng) TN1 (Ig-Guard Swine) TN2 (Focus SW12) n X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%) Từ 7 – 14 ngày tuổi (g/con/ngày) 15 235,71 ± 10,30 14,21 15 294,39 ± 12,4 17,07 15 277.14 ± 12,4 16,11 Từ 14 − 21 ngày tuổi (g/con/ngày) 15 291,43± 7,37 8,96 15 285,71 ± 11,7 14,33 15 315,71 ± 8,78 10,20 Từ 7 – 21 ngày tuổi (g/con/ngày) 15 263,57 b ± 8,84 10,75 15 290,00a ± 5,88 6,78 15 296,43a ± 6,36 7,22
Chú thích: Các giá trị trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Kết quả trên cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của hai lô thí nghiệm là không
đồng đều qua các giai đoạn. Qua bảng 3.6 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của các lô thí nghiệm không đồng đều qua các giai đoạn.
Giai đoạn từ 7 - 14 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối cao nhất là lợn con thí nghiệm
ở lô TN2 (294,29 ± 12,4 g/con/ngày), sau đó là lô TN1 (277,14 ± 12,4 g/con/ngày) và thấp nhất là lô ĐC (235,71 ± 10,3 g/con/ngày). Sự khác nhau về sinh trưởng tuyệt đối giữa các lô TN và lô ĐC không có ý nghĩa thống kê với P>0,05.
Giai đoạn từ 14 - 21 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm cao nhất ở lô TN2 (315,71 ± 8,78 g/con/ngày); sau đó là lô ĐC (291,43 ± 7,37 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô TN1 (285,71 ± 11,7 g/con/ngày). Tuy sinh trưởng tuyệt đối của lô TN1 và TN2 có tăng hơn so với lô ĐC nhưng sự sai khác này không
đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.
Kết quả bảng 3.6 cũng cho thấy trong giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi, tốc độ
sinh trưởng tuyệt đối của lợn con cao nhất ở lô TN2 (296,43a ± 6,36 g/con/ngày), sau đó đến lô thí nghiệm TN1 (290,00a ± 5,88 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô ĐC (263,57b ± 8,84 g/con/ngày). Sự sai khác giữa các lô thí nghiệm với lô đối chứng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tôn Thất Sơn và cs. (2010) cho biết tăng trưởng tuyệt đối của lợn con lai (L x Y) từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi với khẩu phần tập ăn có bổ sung 1,6% lysine là 231,43 g/con/ngày. Varley (1995) cho biết sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ sơ
sinh tới 21 ngày tuổi là 180 – 240 g/con/ngày. Như vậy, kết quả thí nghiệm của chúng tôi là cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con trong giai đoạn tập ăn ở các lô thí nghiệm được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 3.2.
Qua biểu đồ 3.2 ta thấy tốc độ sinh trưởng của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi ở các lô thí nghiệm khác nhau và được thể hiện qua chiều cao của các cột. Các lô TN luôn có chiều cao cột cao hơn của lô ĐC. Như vậy, hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm kháng thể vào khẩu phần ăn cho lợn con trong giai đoạn tập ăn của lô TN là cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm từ 7 – 21 ngày tuổi
Ngoài việc đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối, chúng tôi còn tiến hành
đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng tương đối của các lô thí nghiệm. Sinh trưởng tương
đối chính là tỷ lệ phần trăm khối lượng cơ thể tăng lên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước.
Kết quả theo dõi sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.7 cho ta thấy sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi đều tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển không đồng
đều qua các giai đoạn.
- Giai đoạn từ 7 - 14 ngày tuổi: Tốc độ sinh trưởng tương đối của lợn con ở lô TN1 là 54,37%; lô TN2 là 51,69% và đều cao hơn ở lô ĐC là 46,29%.
- Giai đoạn từ 14 - 21 ngày tuổi: Tốc độ sinh trưởng tương đối của lợn con ở
lô TN1 là 37,80%; lô TN2 là 38,69% và đều cao hơn ở lô ĐC là 36,55%.
- Giai đoạn từ 7 - 21 ngày tuổi: Tốc độ sinh trưởng tương đối của lợn con ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
Bảng 3.7. Sinh trưởng tương đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi Chỉ tiêu theo dõi
ĐC (Đối chứng)
TN1
(Ig - Guard Swine)
TN2 (Focus SW12) n X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%) Từ 7 – 14 ngày tuổi (%) 15 46,29 ± 2,81 21,06 15 54,37 ± 2,65 18,26 15 51,69±2,28 15,93 Từ 14- 21 ngày tuổi (%) 15 36,55 ± 1,43 12,34 15 37,80 ± 1,86 16,31 15 38,69±2,41 22,49 Từ 7 – 21 ngày tuổi (%) 15 41,42b ± 2,68 12,76 15 46,09a ± 2,27 9,08 15 45,19a ±1,63 6,95
Chú thích: Các giá trị trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, bổ sung chế phẩm có chứa kháng thể vào khẩu phần ăn cho lợn con đã có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện tốc
độ tăng trọng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ. Điều đó chứng tỏ rằng chế phẩm Ig-Guard Swine và Focus SW12 khi vào trong đường tiêu hóa của lợn con đã làm
ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật có hại, tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong
đường tiêu hóa, giúp lợn con tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, cải thiện đáng kể
khối lượng lợn con khi cai sữa.
4.3.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi
Lượng thức ăn thu nhận cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của thức ăn và chất lượng của đàn lợn. Lượng thức ăn thu nhận chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: tính chất nguyên liệu trong khẩu phần ăn, phương pháp chế biến, hàm lượng protein thô trong khẩu phần, chất lượng thức ăn tập ăn, thời gian tập ăn cho lợn sớm hay muộn, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của đàn lợn và thời tiết khí hậu,… Lợn con trong giai đoạn tập ăn (từ 7 - 21 ngày tuổi) thức ăn chủ
yếu của lợn con vẫn là sữa mẹ, các loại thức ăn tập ăn cũng được đưa vào trong giai
đoạn này nhưng lượng thức ăn ăn vào của lợn con không nhiều. Kết quả thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi được thể hiện qua bảng 3.8.
Theo Miller et al. (1984) nếu trong giai đoạn tập ăn mà lượng thức ăn thu nhận của lợn con dưới 100 g/con thì có thể làm cho lợn con mẫn cảm hơn với mầm bệnh.
Qua bảng 3.8 ta thấy lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con thí nghiệm được thể hiện như sau:
Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con từ 7 -21 ngày tuổi (g/con/ngày) của 3 lô thí nghiệm là khác nhau không đáng kể, cao nhất là lô ĐC là: 20,48± 0,96g/con/ngày, lô TN1 là: 16,67 ± 1,26 g/con/ngày; TN2 là: 18,81± 1,33 g/con/ngày. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê với (P>0,05).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Bảng 3.8. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi
Chỉ tiêu theo dõi
ĐC (Đối chứng)
TN1
(Ig - Guard Swine)
TN2 (Focus SW12) n X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%) Lượng thức ăn thu nhận từ 7 - 21 ngày tuổi (g/con/ngày) 15 20,48± 0,96 18,57 15 16,67 ± 1,26 14,29 15 18,81± 1,33 17,14 Lượng thức ăn thu nhận từ 7 - 21 ngày tuổi (kg/lô) 15 14,33 ± 0,67 8,06 15 11,67 ± 0,88 13,09 15 13,17± 0,93 12,21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55